Tình hình cướp giật tại Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý xã hội của tội cướp giật tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27)

2.1.1 Thống kê các vụ cướp

Tình hình tội phạm cướp, cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây có diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm có xu hướng manh động hơn trong vài năm trở lại đây; phần lớn đối tượng phạm tội là những thanh thiếu niên, không có việc làm ổn định, thường xuyên tụ tập chơi bời, sử dụng các loại chất kích thích (bia, rượu, ma túy…), sau đó hình thành các băng nhóm khoảng từ 02 đến 06 tên thực hiện các hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân không lành mạnh, chúng thường sử dụng xe môtô, có mang theo hung khí (dao, kiếm, công cụ hỗ trợ…) để tấn công nạn nhân hoặc chống trả lại lực lượng truy bắt khi bị phát hiện. Qua ghi nhận trong năm 2012 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 392 vụ Cướp tài sản (Năm 2011 là 428 vụ) và 1.119 vụ Cướp giật tài sản (Năm 2011 là 1.265 vụ), trong đó 1.011 vụ có phương tiện.

Theo đại tá Ngô Minh Châu, Phó Giám đốc Công an TP HCM, tình hình tội phạm (ma túy, kinh tế, môi trường, mại dâm…) vẫn diễn biến phức tạp. 5 tháng đầu năm 2013 số vụ án cướp giật và trộm cắp tài sản không chỉ gia tăng mà còn chiếm đến 80% tổng số vụ phạm pháp hình sự, trong khi đó tỷ lệ điều tra phá các loại án này thấp, chỉ đạt hơn 50%. Đáng chú ý, án cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản có dấu hiệu gia tăng trở lại (cướp giật tăng 2,24%, trộm tài sản tăng gần 11%%)

Thống kê năm 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh, tội phạm cướp tài sản 1.121 vụ, xảy ra chủ yếu ở các quận huyện ven thành phố như Bình Tân, Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn… với phương thức, thủ đoạn sử dụng xe gắn máy đeo bám nạn nhân đến nơi tối vắng rồi dung roi điện, công cụ hỗ trợ, dao, mã tấu, gậy… bất ngờ tấn công hoặc dàn cảnh gây va chạm giao thông để cướp; kêu xe ôm chở về gần cơ quan nhà nước để nạn nhân tin tưởng, mất cảnh giác rồi tấn công, cướp tài sản. Tội phạm cướp giật tài sản 3.319 vụ, trong đó phần lớn là cướp giật có phương tiện 2.920 vụ.

27 Đối với các băng nhóm hoạt động phạm tội cướp tài sản, chúng có sự bàn bạc, phân công nhiệm vụ từ trước, thường sử dụng xe honda phân khôi lớn đeo bám theo nạn nhân đi một mình ban đêm trên đường vắng, ép nạn nhân vào lề đường dùng dao, búa, đánh cướp xe và tài sản khác; dàn cảnh va quẹt xe để ăn vạ rồi cướp tài sản, giả thuê mướn xe honda ôm, xe taxi điều nạn nhân đến nơi vắng để đánh cướp, giả khách vào cửa hàng mua đồ, vào quán uống nước thấy vắng người đánh nạn nhân cướp, đánh cướp TS của các cặp tình nhân ngồi tâm sự nơi tối vắng, thời gian hoạt động phần lớn từ khoảng 18h00 đến 06h00 ngày hôm sau.

Đối với các băng nhóm hoạt động phạm tội cướp giật tài sản, chúng thường theo dõi những người có mang theo tài sản gọn nhẹ, có giá trị, dễ tiêu thụ (ĐTDĐ, máy chụp hình, nữ trang, túi xách, vàng, tiền mặt…), đáng chú ý là những khách hàng đến rút tiền, vàng tại ngân hàng, điểm giao dịch, tiệm vàng… Thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm này rất táo bạo, quyết liệt bất chấp mọi nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người khác. Đặc điểm chung của bọn này là sử dụng các loại xe nhỏ gọn có tốc độ cao, gắn bảng số giả đi trên đường phố, phát hiện sơ hở của nạn nhân liền áp sát gây án, nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường, khi bị truy đuổi sẵn sàng sử dụng hung khí mang theo chống trả. Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở những nơi tập trung đông người (bến xe, nhà ga, chợ, trung tâm thương mại…); trong đó khu vực xung quanh trường học, ký túc xá sinh viên cũng là nơi các đối tượng thường xuyên gây án, thời gian hoạt động phần lớn trong khoảng từ 06h00 đến 11h00 và từ 13h00 đến 18h00.

2.1.3 Một số vụ cướp gây xôn xao dư luận thời gian qua

* Vụ cướp của băng chặt tay cô gái cướp xe SH trên cầu Phú Mỹ

Hồ Duy Trúc và Nguyễn Hoàng Phương (21 tuổi) từng tham gia vào nhiều vụ cướp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bị công an tỉnh này truy bắt, hai tên rủ nhau vào TP.HCM lập nghiệp. Nơi đất khách quê người, không có nghề nghiệp ổn định lại nghiện ma túy nên Trúc và Phương thành lập băng cướp mới. Băng cướp này có 5 thành viên

28 gồm Trúc, Luông, Phương, Tuyền và Huỳnh Thanh Sơn. Ban ngày chúng tụ tập nhậu nhẹt, sử dụng ma túy. Đêm xuống cả nhóm điều khiển xe máy mang theo dao, mã tấu lòng vòng trên nhiều tuyến đường tìm các "con mồi" để ra tay chém, cướp. Từ tháng 6 - 11/2012, nhóm này đã gây ra 18 vụ chém người, cướp tài sản trên địa bàn TP.HCM. Băng cướp chiếm đoạt được 15 xe máy các loại, tổng trị giá gần 570 triệu đồng; một số tài sản khác là vàng, tiền, điện thoại trị giá hơn 43 triệu đồng. Như vậy với thủ đoạn hết sức tàn bạo, Trúc và đồng bọn đã chiếm đoạt hơn 610 triệu đồng; gây thương tích cho 12 nạn nhân. Đặc biệt là vụ chặt tay chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (sinh năm 1984, ngụ quận 2) cướp xe SH trên cầu Phú Mỹ gây xôn xao dư luận. Nạn nhân may mắn thoát chết nhưng bị thương tật với tỷ lệ 47%. Trong 2 ngày 24 và 25/12/2013, TAND TP.HCM đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt Trúc tử hình, Luông tù chung thân, Phương 20 năm tù, Sơn 18 năm, Tuyền 12 năm cùng về tội Cướp tài sản.

* Cướp laptop, đâm chết người

Giật giỏ xách chứa laptop trên đường phố, bị truy đuổi, bị cáo Lập dùng dao đâm chết người rồi tiếp tục gây thương tích cho nhiều người khác trên đường tháo chạy. Hành vi phạm tội của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, Lập phải nhận bản án tử hình.

Ngày 19/12, TAND Tối cao tại TPHCM đã bác đơn kháng cáo của bị cáo và bị hại, tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo Cao Trung Lập (29 tuổi, ngụ TPHCM) án tử hình về tội “Giết người”, 5 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích” và 5 năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.

Theo bản án sơ thẩm, khoảng hơn 10h ngày 17/9/2012, bị cáo Cao Trung Lập điều khiển xe máy, lưu thông trên đường Cộng Hòa hướng về ngã tư Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình.

Bị cáo Lập nhìn thấy anh Hoàng Ngọc Tri điều khiển xe máy chở chị Nguyễn Thị Kim Huệ đang chạy cùng chiều, phía trước xe có để 1 túi xách đựng laptop nên nảy sinh ý định cướp giật.

29 Chạy áp sát vào xe anh Tri, bị cáo Lập dùng tay giật túi xách rồi tăng ga bỏ chạy. Do gặp đèn đỏ ở ngã tư nên không chạy được nhanh, bị cáo Lập bị anh Tri đuổi theo tông vào xe là ngã xuống đường.

Chạy bộ được chừng 10m thì anh Tri đuổi kịp bị cáo Lập. Bị anh Tri ôm ngang hông, bị cáo Lập dùng con dao có sẵn thủ sẵn đâm một nhát thấu tim làm anh Tri gục tại chỗ.

Bị cáo Lập tiếp tục cầm dao chạy vào con hẻm thuộc đường Hoàng Hoa Thám. Anh Võ Sỹ Hoàng (thuộc đội CSĐT tội phạm về ma túy – Công an quận Tân Phú) và anh Nguyễn Văn Bình đang đi xe mô tô thấy tình hình như trên nên đuổi theo bị cáo Lập.

Anh Hoàng kéo áo Lập lại thì bị Lập dùng dao đâm một nhát dao vào mang tai gục xuống đường. Anh Bình lao vào hỗ trợ thì tiếp tục bị hung thủ đâm một nhát vào tay.

Trên đường tháo chạy vào đường Đồng Xoài, Lập tiếp tục đâm một nhát vào hông anh Trần Văn Nam khi anh này không đồng ý chở Lập đi. Chạy đường một khúc, Lập thấy một chiếc xe tay ga đang dựng bên đường có cắm sẵn chìa khóa nên lên xe bỏ chạy.

Chủ nhân tri hô, cùng lúc này Thuận, người trước đó dùng ống bô xe máy truy cản Lập chạy xe tới tông vào xe làm Lập té xuống đường. Người dân xung quanh đã hỗ trợ anh Thuận khống chế và bắt bị cáo Lập giao cho công an phường 12, quận Tân Bình. Tại cơ quan cảnh sát điều tra bị cáo Lập đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

*Cướp của làm nạn nhân bị xe đâm dẫn đến tử vong

Nửa đêm 24/8/2014, chị Võ Thị Ngọc Liên (29 tuổi, ở quận Bình Tân, TP.HCM) điều khiển xe máy đi làm. Đến đoạn giao cắt Tân Khai - Hương lộ 2 (quận Bình Tân), chị bị 2 thanh niên đi xe máy ép sát, giật chiếc balô đang đeo. Dù bất ngờ nhưng nạn nhân vẫn giữ lại được chiếc balô, tuy nhiên chị này bị ngã xuống đường. Liền lúc đó, một chiếc taxi 7 chỗ từ phía sau lao đến đâm trực diện. Chiếc xe taxi và 2 tên cướp bỏ chạy, để mặc nạn nhân nằm bất tỉnh trên đường. Mặc dù được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng nạn nhân đã tử vong. Sau 3 ngày truy tìm, cơ quan công an đã bắt giữ băng cướp gồm 4 tên nghiện ma túy, đã gián tiếp gây ra cái chết cho chị Liên. Bọn chúng gồm Danh Lâm

30 (24 tuổi), Trương Tấn Thọ (21 tuổi, cùng ngụ quận Bình Tân), Sơn Ngọc Hậu (19 tuổi) và Dương Phú Lợi (27 tuổi, cùng ở tỉnh Bạc Liêu). Băng này khai nhận đã gây ra nhiều vụ cướp giật ở các quận, huyện tại TP.HCM.

2.2 Các nguyên nhân xã hội của tội cướp giật tài sản

Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nói chung là tổng hợp các yếu tố trong xã hội loài người làm hình thành, xuất hiện và tồn tại tội phạm. Tội phạm là một hiện tượng xã hội nhưng không được xã hội chấp nhận và coi nó là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Tội phạm xuất hiện, tồn tại trong quá trình lịch sử của loài người cùng sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật. Bởi vậy, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cũng là từ xã hội mà ra. Nó là tổng hợp các hiện tượng tiêu cực, các quá trình xã hội làm phát sinh và tồn tại tội phạm trong xã hội.

Do mối liên hệ giữa tội phạm với các quá trình hiện tượng xã hội khác nên muốn tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng, chúng ta phải xuất phát từ từng quá trình xã hội cụ thể. Tức là khi tìm hiểu những nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta phải căn cứ vào những hiện tượng, quá trình đang tồn tại ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Nó bao gồm những yếu tố mang tính khách quan như cơ chế, chính sách của nhà nước, nền kinh tế và những yếu tố mang tính chủ quan thuộc về chính bản thân người phạm tội, chủ thể tiến hành hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

Để tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản chúng ta lần lượt xem xét: các điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách pháp luật, chính sách quản lý nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

2.2.1 Cơ chế kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa

Sau một thời gian chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế của nước ta đã có bước tăng trưởng khá tốt. Cùng với đà tăng trưởng của kinh tế cả nước, nền kinh tế Hồ Chí Minh thoát khỏi trì trệ, tăng trưởng kinh tế. Cuộc sống của nhân dân thành phố

31 Hồ Chí Minh đã có sự thay đổi đáng kể, mức sống của người dân từng bước được nâng cao. Bên cạnh các yếu tố tích cực, nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận đó nảy sinh ra những vấn đề xó hội như sự phân hoá giàu nghèo, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống... Một lượng không nhỏ là dân lao động có thu nhập thấp, phải lo ăn hàng ngày, thiếu ổn định như xe ôm, thợ nề, thợ mộc... Một bộ phận khác do nhiều nguyên nhân đã có thu nhập cao, sinh hoạt xa hoa. Từ sự phân hoá giàu nghèo, dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, mâu thuẫn xã hội tăng cao giữa các tầng lớp, bộ phận dân cư. Đây thực sự là một tiền đề cơ bản và có ý nghĩa sâu xa dẫn tới hành vi phạm tội nói chung và hành vi cướp giật tài sản nói riêng.

Trong cơ chế kinh tế thị trường, cơ hội làm ăn kinh tế tăng lên nhưng mục đích lợi nhuận, lợi ích kinh tế là trên hết. Chỉ vì lợi ích kinh tế, giá trị đạo đức đã bị xuống cấp, nhiều người có thể làm bất cứ điều gì để duy trì sự tồn tại, để làm giàu bất chấp cả việc thực hiện hành vi phạm tội. Một số hành vi phạm tội trở lên phổ biến và tăng nhanh như tội về kinh tế, chức vụ, xâm phạm sở hữu... Những tội phạm đó và đang tác động tới tình hình tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng. Do tác động của nền kinh tế thị trường, xuất hiện nhiều nghề và các loại hình dịch vụ mới rất đa dạng như: nghề kinh doanh internet, cầm đồ, cho thuê phương tiện, kinh doanh nhà trọ, nhà hàng... Những năm gần đây, bọn tội phạm đó lợi dụng những nghề này để phạm tội như thuê phương tiện để phạm tội, những hiệu cầm đồ, hiệu kinh doanh vàng bạc là nơi tiêu thụ tài sản của bọn phạm tội... Bên cạnh đó tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nghiện rượu, ma túy cũng gia tăng và cũng ảnh hưởng đến diễn biến của tội phạm. Những tệ nạn này đó và đang tác động mạnh mẽ đến lớp trẻ, làm thay đổi cách suy nghĩ và lối sống, hình thành những nhu cầu lệch chuẩn, dễ dẫn tới phạm tội. Đa số người có tiền án, tiền sự không có nghề nghiệp, vì vậy dễ đi vào con đường phạm tội.

Như vậy, những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp giật tài sản có nguồn gốc sâu xa về kinh tế - xã hội của thành phố và để giải quyết cơ bản tình hình tội cướp giật tài sản, phải có những biện pháp kinh tế - xã hội thích hợp.

32 Thông qua thông tin từ các cơ quan báo chí cho thấy các đối tượng phạm tội lần đầu đều là những người không có công ăn việc làm hoặc việc làm không ổn định thu nhập thấp, đồng tiền kiếm được không đủ trang trải cho bản thân. Một số đối tưởng khác thì do liên quan đến các tệ nạn như rượu chè, cờ bạc sinh ra nợ nần cũng dẫn đến dễ phạm tội. Một số ít khác thì do bị lôi kéo bởi các đối tượng xấu. Điển hình như trường hợp của Hồ Duy Trúc và Nguyễn Hoàng Phương (21 tuổi) do không có nghề nghiệp ổn định lại nghiện ma túy nên Trúc và Phương thành lập băng cướp. Ban ngày chúng tụ tập nhậu nhẹt, sử dụng ma túy. Đêm xuống cả nhóm điều khiển xe máy mang theo dao, mã tấu lòng vòng trên nhiều tuyến đường tìm các "con mồi" để ra tay chém, cướp. Từ tháng 6 - 11/2012, nhóm này đã gây ra 18 vụ chém người, cướp tài sản trên địa bàn TP.HCM.

Ngoài ra việc kinh tế phát triển cũng tạo ra nhiều người giàu hơn với tài sản lớn. Một bộ phận những người này luôn muốn chứng tỏ điều kiện của mình nên sẵn sàng mang theo những vật dụng giá trị cao bên mình. Tội phạm cướp giật luôn xem những người này là miếng mồi ngon béo bở.

2.2.2 Công tác quản lý vĩ mô

+ Quản lý nhân khẩu:

Trong những năm gần đây, thành phố đang ở vào thời kỳ đô thị hoá nhanh, dẫn tới cơ cấu dân cư của thành phố luôn thay đổi, những người di dân tự do từ các địa phương khác về Hồ Chí Minh đang ngày một tăng. Đa số họ không có nơi cư trú ổn định, lâu dài. Điều này khiến cho công tácquản lý nhân, hộ khẩu của thành phố hết sức khó khăn. Hiện tại thành phố vẫn chưa có biện pháp để giải quyết được tình trạng di dân tự do, chưa quản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý xã hội của tội cướp giật tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)