Cơ chế kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý xã hội của tội cướp giật tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 33)

Sau một thời gian chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế của nước ta đã có bước tăng trưởng khá tốt. Cùng với đà tăng trưởng của kinh tế cả nước, nền kinh tế Hồ Chí Minh thoát khỏi trì trệ, tăng trưởng kinh tế. Cuộc sống của nhân dân thành phố

31 Hồ Chí Minh đã có sự thay đổi đáng kể, mức sống của người dân từng bước được nâng cao. Bên cạnh các yếu tố tích cực, nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận đó nảy sinh ra những vấn đề xó hội như sự phân hoá giàu nghèo, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống... Một lượng không nhỏ là dân lao động có thu nhập thấp, phải lo ăn hàng ngày, thiếu ổn định như xe ôm, thợ nề, thợ mộc... Một bộ phận khác do nhiều nguyên nhân đã có thu nhập cao, sinh hoạt xa hoa. Từ sự phân hoá giàu nghèo, dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, mâu thuẫn xã hội tăng cao giữa các tầng lớp, bộ phận dân cư. Đây thực sự là một tiền đề cơ bản và có ý nghĩa sâu xa dẫn tới hành vi phạm tội nói chung và hành vi cướp giật tài sản nói riêng.

Trong cơ chế kinh tế thị trường, cơ hội làm ăn kinh tế tăng lên nhưng mục đích lợi nhuận, lợi ích kinh tế là trên hết. Chỉ vì lợi ích kinh tế, giá trị đạo đức đã bị xuống cấp, nhiều người có thể làm bất cứ điều gì để duy trì sự tồn tại, để làm giàu bất chấp cả việc thực hiện hành vi phạm tội. Một số hành vi phạm tội trở lên phổ biến và tăng nhanh như tội về kinh tế, chức vụ, xâm phạm sở hữu... Những tội phạm đó và đang tác động tới tình hình tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng. Do tác động của nền kinh tế thị trường, xuất hiện nhiều nghề và các loại hình dịch vụ mới rất đa dạng như: nghề kinh doanh internet, cầm đồ, cho thuê phương tiện, kinh doanh nhà trọ, nhà hàng... Những năm gần đây, bọn tội phạm đó lợi dụng những nghề này để phạm tội như thuê phương tiện để phạm tội, những hiệu cầm đồ, hiệu kinh doanh vàng bạc là nơi tiêu thụ tài sản của bọn phạm tội... Bên cạnh đó tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nghiện rượu, ma túy cũng gia tăng và cũng ảnh hưởng đến diễn biến của tội phạm. Những tệ nạn này đó và đang tác động mạnh mẽ đến lớp trẻ, làm thay đổi cách suy nghĩ và lối sống, hình thành những nhu cầu lệch chuẩn, dễ dẫn tới phạm tội. Đa số người có tiền án, tiền sự không có nghề nghiệp, vì vậy dễ đi vào con đường phạm tội.

Như vậy, những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp giật tài sản có nguồn gốc sâu xa về kinh tế - xã hội của thành phố và để giải quyết cơ bản tình hình tội cướp giật tài sản, phải có những biện pháp kinh tế - xã hội thích hợp.

32 Thông qua thông tin từ các cơ quan báo chí cho thấy các đối tượng phạm tội lần đầu đều là những người không có công ăn việc làm hoặc việc làm không ổn định thu nhập thấp, đồng tiền kiếm được không đủ trang trải cho bản thân. Một số đối tưởng khác thì do liên quan đến các tệ nạn như rượu chè, cờ bạc sinh ra nợ nần cũng dẫn đến dễ phạm tội. Một số ít khác thì do bị lôi kéo bởi các đối tượng xấu. Điển hình như trường hợp của Hồ Duy Trúc và Nguyễn Hoàng Phương (21 tuổi) do không có nghề nghiệp ổn định lại nghiện ma túy nên Trúc và Phương thành lập băng cướp. Ban ngày chúng tụ tập nhậu nhẹt, sử dụng ma túy. Đêm xuống cả nhóm điều khiển xe máy mang theo dao, mã tấu lòng vòng trên nhiều tuyến đường tìm các "con mồi" để ra tay chém, cướp. Từ tháng 6 - 11/2012, nhóm này đã gây ra 18 vụ chém người, cướp tài sản trên địa bàn TP.HCM.

Ngoài ra việc kinh tế phát triển cũng tạo ra nhiều người giàu hơn với tài sản lớn. Một bộ phận những người này luôn muốn chứng tỏ điều kiện của mình nên sẵn sàng mang theo những vật dụng giá trị cao bên mình. Tội phạm cướp giật luôn xem những người này là miếng mồi ngon béo bở.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý xã hội của tội cướp giật tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)