0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phân tích Dupont:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK (Trang 38 -41 )

Việc phân tích các tỷ số tài chính không chỉ đơn thuần là việc đánh giá riêng lẻ từng tỷ số một. Chính vì thế, phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi xin đề cập

đến phương pháp phân tích Dupont để liên kết các tỷ số này lại, cùng đưa ra những đánh giá tốt hơn cho tình hình tài chính của công ty Vinamilk.

Sơđồ phân tích Dupont caVNM Chia Chia Nhân Tài sản dài hạn khác 243.810 TSCĐ 1.936.923 TS không lưu động 2.779.354

Khoản phải thu dài hạn

457

Khoản đầu tư tài chính dài hạn

598.164 Dthu thuần Dthu thuần 8.208.982 Vòng quay TS 1.38 TSSL/ doanh thu 15,23% TSSL / VCP (ROE) 26,25% Thu nhập ròng 1.250.120 1- Tổng nợ / TS 80,65% TSSL/ TS (ROA) 21% Dthu thuần 8.208.982 Tổng doanh thu 8.603.965 Khoản phải thu ngắn hạn 646.385 Tiền mặt,đầu tư ngắn hạn 712.656 Hàng tồn kho 1.775.342 TS ngắn hạn khác 53.222 TS lưu động 3.187.605 Tổng tài sản 5.966.959 VCSH 4.761.913 GVHB 5.610.969

Chi phí bán hàng-quản lý doanh nghiệp 1.350.112

Chi phí tài chính -các chi phí khác

273.149 Tổng chi phí Tổng chi phí 7.353.845 Thuế TNDN 122.615 Chia

Xét tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA:

Tỷ số này cho thấy VNM một công ty dẫn đầu ngành sữa đã và đang có khả

năng sinh lời rất cao. VNM có được khả năng sinh lời tốt như thế là do hai nguyên nhân chính sau:

+ Thứ nhất, so với các cty đối thủ cùng ngành nói chung, và Hà Nội Milk nói riêng thì lợi nhuận gộp của VNM trong năm 2008 là đang được cải thiện dần trong khi của Hanoimilk lại đang giảm đi, mặc dù trước đó lợi nhuận gộp của hai doanh nghiệp này là gần như nhau.

+ Thứ hai,VNM đã kiểm soát tốt chi phí bán hàng tốt, ở tỷ lệ 40%-50% so với lợi nhuận gộp. Trong khi đó, chi phí bán hàng của Hanoimik thường ở mức 65%-70% so với lợi nhuận gộp. Đặc biệt trong năm 2008, chi phí này đã tăng vượt quá cả lợi nhuận gộp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ.

Cụ thể hơn ta lại cùng nhau quan sát sơ đồ Dupont và xem xét mối quan hệ giữa ROA và các tỳ số tài chính khác:

Ta có: ROA= tỷ suất sinh lợi trên doanh thu* vòng quay tài sản

Trong đó TSSL/DT = lãi ròng/doanh thu. Như đã nói ở trên VNM kiểm soát tốt chi phí, lại giữ vũng dược uy tín vè chất lượng, có thương hiệu trong ngành sữa nên tuy là 2008 là một năm khó khăn cho ngành thì VNM vẫn có mức lợi nhuận khá cao và ổn định. Điều này khiến tỷ suất sinh lợi trên doanh thu gia tăng.

Bên cạnh đó vòng quay tài sản của VNM cũng tăng từ 1,205 lên 1,38 trong năm 2008 là do công ty đã sử dụng tài sản hiệu quả hơn năm 2007.

Như vậy do sự gia tăng trong cả 2 yếu tốt TSSL/DT và vòng quay tài sản khiến cho ROA tăng.

Ta cũng có thể trình bày ROE dưới dạng sau:

ROE = Doanh thu thuần / vốn cổ phần x Lãi ròng/ Doanh thu thuần = Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần x Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =1.724 x 0.152 = 0.2625

Theo cách thức phân tích như trên thì ROE chịu tác động bởi 2 yếu tố: hiệu suất sử dụng vốn cổ phần và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. Trong đó, hiệu suất sử

dụng vốn cổ phần của Vinamilk là 1.724 điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn cổ

phần tạo ra 1.724 đồng doanh thu. Ta thấy tỷ số này là một tỷ số tương đối tốt.

Điều này càng thể hiện cho ta thấy việc sử dụng có hiệu quả từ vốn cổ phần. Từ

việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn công ty như thế này, Vinamilk sẽ tiếp tục thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn nữa.

Chi tiết hơn nữa ta có thể phân tích ROE thành 3 tỷ số như sau:

ROE = Doanh thu thuần/Tổng tài sản x Tổng tài sản/ Vốn cổ phần x Lãi ròng/ Doanh thu thuần

= Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ

=1.376*1.253*0.152 = 0.2625

Tóm lại, qua phân tích ta thấy ROE của công ty tăng chủ yếu là do

- Công ty sử dụng hiệu quả nguồn tài sản hiện có thể hiện qua sự gia tăng vòng quay tài sản.

- Duy trì mức lọi nhuận gộp tốt trong giai đoạn khó khăn đồng thời có chính sách kiểm soát chi phí tốt thể hiện thông qua sự gia tăng TSSL trên doanh thu.

- Sử dụng vốn vay hiệu quả. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính:

So với năm 2007 tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty đã giảm từ 19,78% xuống còn 19,35%. Nhìn chung so với năm 2 điều này chứng tỏ tuy trong năm 2008 công ty vẫn có sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng mức đọ sử dụng không cao như năm 2007. Do ROA vẫn bé hơn ROE nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong năm 2008 của công ty vẫn có hiệu quả.

Ta thấy, Vinamilk sử dụng đòn bẩy tài chính thấp với tổng nợ ngắn hạn và dài hạn chiếm 15.6% tổng tài sản, và chiếm 18.7% nguồn vốn chủ sỡ hữu. Đáng chú ý trong cơ cấu nợ chỉ có khỏang 27 tỷ là nợ chịu lãi từ VCB-Chi nhánh Thành phố

Hồ Chí Minh để tài trợ cho dự án lắp đặt dây chuyền đóng hộp sữa đặc có đường tại nhà máy sữa Thống Nhất. Đa phần các khỏan phải trả còn lại Vinamilk đều chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp với thời gian chiếm dụng vốn lên gần gấp đôi so với thời gian Vinamilk bị chiếm dụng vốn từ khách hàng.

Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay, những doanh nghiệp nào co1 mô hình kinh doanh tốt, cơ chế quản lý đầu vào hiệu quả, ít sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh thu tăng trưởng dựa chủ yếu trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính sẽ là khỏan đầu tư tốt trong trung và dài hạn. Trong nhóm doanh nghiệp đồ uống thực phẩm, chỉ có Vinamilk là vào thời điểm hiện tại mới đáp ứng được các chỉ tiêu này, do doanh nghiệp này có thị phần chi phối trên thị trường tại nhiều mặt hàng, có đòn bẩy tài chính thấp và chiến lược tiếp thị khá hiệu quả. Trong khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành vướng phải vụ scandal melamine. Đặc biệt, Vinamilk là doanh nghiệp có dòng tiền rất tốt với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

PHN 3: PHÂN TÍCH DÒNG TIN:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK (Trang 38 -41 )

×