0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phân tích tài sản:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK (Trang 25 -27 )

I. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn:

2. Phân tích tài sản:

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Cuối năm 2008, tổng tài sản của VNM đang quản lý và sử dụng là 5.966.959 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 3.187.605 triệu đồng, chiếm 53,42%. So với năm 2007, tổng tài sản tăng lên 541.842 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9.99%.

Điều đó cho thấy quy mô về vốn của công ty tăng lên, quy mô sản xuất kinh doanh

• Tài sản dài hạn năm 2008 là 2.779.254 triệu với tỷ lệ tăng là 23,67%, đặc biệt, yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất (69,69%) trong tài sản dài hạn là TSCĐ tăng 295.254 triệu với tỷ lệ tăng là 17,98%, trong đó, TSCĐ hữu hình tăng về nguyên giá là 506.541 triệu, điều này cho thấy cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty đã được tăng cường, chi phí xây dưng cỏ bản giảm 241.440 triệu cho biết một số công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, được bàn giao và đưa vào sử dụng làm tăng giá trị

của TSCĐ. Khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 169.639 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 42,3%, thể hiện tiềm lực tài chính hiện tại của công ty khá dồi dào. VNM đã dùng vào việc đầu tư tài chính dài hạn và hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều này cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hoá các hoạt động để giảm rủi ro tài chính.

Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản năm 2008 là 46,58%, tăng 5,18% so với 2007,cho thấy công ty quan tâm đến đầu tư dài hạn để tăng NSLĐ.

Đó là hiện tượng khả quan đối với DN sản xuất. Tài sản cốđịnh của công ty tăng mạnh trong năm vừa qua là do kết quả của việc đưa nhà máy Bắc Ninh vào hoạt

động cùng với việc hiên đại hóa các dây chuyền sản xuất hiện có. Và trong năm 2008, cùng với việc bán phần vốn ở liên doanh bia SBA Miller với giá bán là 8.25 triệu USD đã mang đến cho VNM một khoản lãi là 1.5 triệu USD.

• Tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng nhẹ 9.878 triệu với tỷ lệ tăng 0,31%. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng đột biến, tăng 220.826 triệu với tỷ lệ là 187,428%, chủ yếu là do công ty bán các khoản tài chính ngắn hạn của mình. Việc làm này là hợp lý bởi thị trường chứng khoán thời điểm này không mấy sáng sủa. Việc tăng lượng tiền cũng sẽ giúp tăng khả năng thanh toán của VNM cho các khoản nợ đến hạn, lượng tiền nhàn rỗi nhiều sẽ giúp làm tăng tốc độ

quay vòng vốn của công ty. Lượng hàng tồn kho cũng tăng 100.178 với tỷ lệ tăng là 5.98%, trong đó hàng tồn kho tăng 6.1% và dự phòng giảm giá tăng 23%. Một phần nguyên nhân là do những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm. Điều này cho thấy ở thời điểm cuối năm, khả năng thanh toán nhanh đã

được tăng lên, DN có điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch cần tiền. Tuy nhiên dự trữ tiền quá nhiều và lâu dài thì chưa hẳn đã tốt. Các khoản thu giảm (8.335 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 1,27%) dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu năm 2007 là 20.6% trong tổng TSLĐ và ĐTNH, đến năm 2008 còn 20.28%. Khoản phải thu ngắn hạn tuy có giảm , nhưng chủ yếu do công ty tích cực thu các khoản phải thu khác, trong khi thu khách hàng tăng thêm 24.960 triệu đồng, tăng 4.49%. Điều này thể hiện công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc chiếm dụng vốn, nhưng do những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên phải thu khách hàng vẫn tăng so với 2007.

Kết luận: Như vậy việc phân bổ vốn ở VNM năm 2008 có sự cải thiện rõ rệt: tăng các loại tài sản cân thiết để mở rộng quy mô, tăng năng suất lao động, giảm các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên

cũng cần chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn, hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa phải đủ

và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và thực hiện các giao dịch cần tiền, tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK (Trang 25 -27 )

×