Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vố n( bảng cân đối kế toán ).

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính công ty vinamilk (Trang 27 - 28)

I. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn:

3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vố n( bảng cân đối kế toán ).

đối kế toán ).

- Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm TSLĐ và TSCĐ. Để hình thành 2 loại tải sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn

được gọi là vốn lưu động thường xuyên.

Theo bảng số liệu ta thấy nguồn vốn dài hạn của công ty là 5.564.990 triệu

đồng lớn hơn so với tài sản cố định là 2.779.354 triệu đồng, TSLĐ của công ty là 3.187.605 triệu lớn hơn so với nguồn vốn ngắn hạn là 972.502 triệu. Do đó VLĐ

thường xuyên > 0, điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn do đó khả năng thanh toán của công ty tốt.

Ngoài việc phân tích VLĐ thường xuyên, khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hợp đồng sản xuất ta cần phân tích thêm chỉ tiêu nhu cầu VLĐ

thường xuyên.

Ta thấy các khoản tồn kho và các khoản phải thu của VNM là 2.421.727 triệu

đồng so với nợ ngắn hạn là 972.502 triệu đồng. Nên công ty có nhu cầu VLĐ > 0,

điều đó có nghĩa là hàng tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Tại đây các tài sản ngắn hạn của VNM lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà VNM có được từ

bên ngoài. Do đó, công ty phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào các phần chênh lệch. Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu của khách hàng.

Nhu cầu vốn lưu chuyển của VNM năm 2008 tăng 52.698 tỷ đồng, tương

đương tăng 3.77% trong khi vốn lưu chuyển của công ty lại giảm 43.931 tỷ đồng, tương đương giảm 1.99%. Trong năm tới, công ty cần có những chính sách huy

động vốn hợp lý để tránh đưa hiện tượng này thành xu hướng.

Năm Thay đổi

2007(triệu) 2008(triệu) Tuyệt đối (triệu) Tương đối (%) Vốn lưu chuyển 2,208,420 2,164,489 -43,931 -1.99% Nhu cầu vốn lưu chuyển 1,396,527 1,449,225 52,698 3.77% Mặc dù vậy thì trong năm 2009, tình hình nguồn vốn vẫn rất tốt, các dự án lớn của VNM cần 1208 tỷ đồng (Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 31/3/2009), trong khi khả năng tự huy động vốn của công ty vẫn cao hơn nhiều (1868 tỷ), lượng vốn dư ra là 660 tỷđồng.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính công ty vinamilk (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)