Những chủ trương, định hướng của thành phố Hồ Chí Minh về phát

Một phần của tài liệu MỌT só GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý ỨNG DỤNG CÔNG NGHẸ THÔNG TIN ở các TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHÓ hò CHÍ MINH (Trang 41 - 49)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Những chủ trương, định hướng của thành phố Hồ Chí Minh về phát

phát triển TP.HCM đến năm 2020 và chiến lược phát triển GD-ĐT đến năm 2020

Theo đó sẽ xây dựng TP.HCM thành một trung tâm lớn về GD-ĐT chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn mới, quan tâm phát triển nhanh và bền vững ở tất cả các cấp học, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập. Hoàn thiện cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp, đảm bảo đến năm 2020 đạt chỉ tiêu có 300 phòng học trên tổng số 10.000 người dân trong độ tuổi đi học (kẻ cả không có hộ khấu thành phố); đề cao đạo đức và trách nhiệm đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đối với sự nghiệp GD-ĐT thế hệ trẻ; đối mới toàn diện nội dung và phương thức giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa, đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp ở các bậc học, huy động mọi nguồn lực vào việc đầu tư cho ngành GD-ĐT, trong đó chú trọng các vấn đề chính sách xã hội trong giáo dục, đảm bảo không để trẻ em nào trong độ tuổi đi học không được đến trường. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát huy vai trò thế mạnh của một trung tâm giáo dục trình độ cao của khu vực phía Nam. Tăng cường liên kết quốc tế, trao đổi và học tập kinh nghiệm đế nâng cao hệ thống GD-ĐT TP.

Xây dựng và trình ƯBND TP phê duyệt và triển khai thực hiện chiến lược phát triển GD-ĐT TP.HCM đến năm 2020; Đề án đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi TP.HCM đến năm 2020; kế hoạch triển khai thực hiện kết luận

Song song đó là hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn TP và trình Bộ GD-ĐT công nhận. Tiếp tục triển khai mạnh Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP với các nhiệm vụ cụ thể là tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh để đạt chuẩn theo khung tham chiếu châu Âu; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh; tiếp tục tổ chức thí điểm tuyển dụng giáo viên bản ngữ đến giảng dạy tại các trường phổ thông; triển khai xây dựng và trang bị thiết bị cho các phòng học tiếng nước ngoài tại một số trường tiểu học. Triên khai thí điểm chương trình dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh theo giáo trình các nước tiên tiến tại 10 trường THPT.

Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, quận, huyện để tăng cường xây dựng mới, mở rộng trường lớp trên địa bàn theo quy hoạch (mới điều chỉnh); cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh năm học 2013-2014...

2.2.2. Khái quát về các TTGDTX, TP.HCM

Trong hàng loạt vấn đề, nổi cộm lên là sự giảm sút nhanh về số lượng người học và sự thấp kém đáng lo ngại về chất lượng. Hàng loạt các trường bổ túc văn hóa tập trung, trường Dân chính cấp 3 và các trường Bổ túc văn hoá tại chức cấp 1,2 bị giải thể. Trước sức ép của yêu cầu cắt, giảm biên chế, ở nhiều địa phương đã xóa bỏ lực lượng bố túc văn hóa chuyên trách ở cơ sở, ở các Phòng Giáo dục quận, huyện và cả ở Sở Giáo dục. Những trường chưa bị giải thê thì hoạt động lay lắt, cầm chừng.

Từ năm 1979-1989 là giai đoạn phát triển hệ thống giáo dục chuyên môn và giáo dục thường xuyên. Thành phố vẫn duy trì hệ thống trường lớp bồ túc văn hóa tại chức, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện.

Sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, đường lối đối mới về mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của Đảng mở ra hướng phát triển mỏi và trở thành xu thế tất yếu của đất nước. Trong xu thế chung đó nền giáo dục quốc dân cũng phải đổi mới đế phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đế tồn tại nội dung hoạt động của các loại trường này phải chuyến đổi vừa dạy bổ túc văn hóa theo cấp lớp vừa làm các nhiệm vụ khác như dạy các chuyên đề khoa học cho người lao động, dạy nghề phổ thông, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nghĩa là bắt đầu hình thành một loại trường mới - trường đa chức năng và dần dần từ đó loại trường này chuyển thành các Trung tâm giáo dục thường xuyên.

loại hình cơ sở giáo dục chủ yếu của giáo dục không chính qui và đã được khẳng định trong Luật Giáo dục.

Năm 1989, Chỉ thị 17/CT của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo nêu ra những yêu cầu, phương hướng điều chỉnh căn bản ngành học giáo dục bổ túc, trong đó đề cập tới hướng chuyển đổi các trường bố túc văn hóa thành các Trung tâm giáo dục. Trong mấy chục năm gần đây, quan niệm về giáo dục ngày càng có nhiều thay đổi, nhất là trước sự phát triển vũ bão của khoa học - kỹ thuật, của sản xuất. Cái quan niệm cũ học một lần rồi làm việc suốt đời, nhà trường là nơi học tập duy nhất, chỉ học trong những năm còn nhỏ cho đến tuổi thanh niên ... đã dần dần bị thay thế. Người ta ngày càng thấy rõ : người đã tốt nghiệp ở các trường chính qui ra đời vẫn cần tiếp tục học tập. Người không có điều kiện học hành đầy đủ trong nhà trường, phải sớm bước vào đời làm việc, vẫn có thể (và cần phải được) học tập theo các hình thức khác (ngoài nhà trường, không chính qui ...). Ta quen thấy cảnh nhà trường trước kia chỉ gồm thanh, thiếu niên thì nay người lớn, người già cũng học tập. Do đó, đã hình thành một quan niệm mới, chỗ dựa lý luận cho giáo dục thường xuyên : mọi người đều có thể và đều cần học tập — Học tập phải là công việc thường xuyên, suốt đời của mỗi người.

Hệ thống giáo dục thường xuyên được xác định là hệ thống giáo dục nhằm tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời. Nó tồn tại bên cạnh hệ

Mục tiêu cụ thể của hệ này là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, trực tiếp góp phần nâng cao năng lực của lực lượng lao động xã hội, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống. Trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta, mục tiêu đó đang ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi giáo dục thường xuyên phải nhanh chóng phát triển, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Chính vì vậy,ngày 7 tháng 11 năm 1992 Qui chế về tổ chức và hoạt động các Trung tâm giáo dục thường xuyên được ban hành theo Quyết định số 2461/QĐ khẳng định những bước đi ban đầu đúng đắn và hướng phát triển các Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Bản Qui chế lúc này cũng chỉ vạch ra những nét cơ bản, đại cương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của một Trung tâm giáo dục thường xuyên quận huyện, chưa có những qui định chi tiết cụ thể cho một mô hình.

Ngày 20 tháng 5 năm 1997, Qui chế tố chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện được ban hành theo Quyết định số 1660/Giáo dục - Đào tạo thay thế bản Qui chế trước đó và kèm theo là Thông tư hướng dẫn thực hiện đã đánh dấu bước phát triển mới về pháp lý và nhận thức của các cấp quản lý giáo dục. Điều quan trọng nhất của bản Qui chế này là đã xác định được vị trí tương đương của Trung tâm giáo dục thường xuyên

lợi tất cả cho sự phát triển, nhưng về cơ bản đã tháo gỡ được một số vướng mắc chủ yếu ở cơ sở để phát triển.

Đe thực hiện được nhiệm vụ trên và cũng để cho giáo dục thường xuyên được nhanh chóng phát triển, đáp ứng yêu cầu của xã hội, ngày 25 tháng 9 năm 2000 Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện được ban hành theo Quyết định số 43/2000/QĐ- BGD&ĐT thay thế bản Qui chế trước đó và kèm theo Thông tư hướng dẫn thực hiện đã nâng lên một bước phát triên mới về pháp lý và nhận thức của các cấp quản lý giáo dục. Ngoài những điều qui định trước đó ở Quyết định số 1660/Giáo dục - Đào tạo được ban hành ngày 20 tháng 5 năm 1997 về vị trí, về tài chính như trường trung học phố thông ... thì trong bản qui chế mới này có những điểm rất mới và quan trọng như về việc kiểm tra, đánh giá xếp loại kết quả học tập ở điều 23, khoản 2 qui định “Học viên học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên theo các hình thức học khác nhau, đã hoàn thành chương trình của mỗi cấp học : bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông, có đủ điều kiện theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được tham dự kỳ thi tốt nghiệp của cấp học tương ứng và nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp ứng với cấp học đó. về nhiệm vụ và quyền lợi của giáo viên được qui định như giáo viên dạy ở các trường phổ thông cùng cấp. Điều đặc biệt hơn là về cơ sở vật chất và thiết bị, Trung tâm giáo dục thường xuyên phải đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành lao động sản xuất đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên. Hiện nay, vẫn còn một số Trung tâm giáo dục thường xuyên phải mượn cơ sở vật chất của các trường phổ thông để giảng dạy và học tập.

rp Á A

hướng dẫn thực hiện đã đánh dấu bước phát triển mới về pháp lý và nhận thức của các cấp quản lý giáo dục

Nhìn chung giáo dục thường xuyên của thành phố đã góp phần tạo ra một nguồn nhân lực có văn hóa, có nghề nghiệp phù họp với nhu cầu phát triển của thành phố.

Trên đây là lịch sử phát triển chung của ngành giáo dục thường xuyên. Ở thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2.2. Qui mô trường, lớp, học sinh, GV, CBQL ở các TTGDTX

Hiện nay hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên phát triển rộng bao gồm : 24 TTGDTX quận huyện, 02 TTGDTX thành phố, 04 trường ngành.

Bảng 2.1. Thống kê số lượng học viên trong các TTGDTX

TS phòng

SL cc- CC-

(Nguôn P.GDTX) 2.2.2.3. Chất lượng giáo dục ở các TTGDTX

Việc ứng dụng CNTT ở các TTGDTX thực hiện rất tốt cả trong công tác QL lẫn giảng dạy. Chất lượng GD các TTGDTX ngày càng được nâng cao, được duy trì và giữ vững có chiều hướng ngày càng tăng, số HS yếu kém trong những năm qua ngày càng giảm. Tỉ lệ học sinh được tốt nghiệp ngày càng tăng theo từng năm.

Năm học 2010-2011, tỉ lệ học viên tốt nghiệp BT THCS là 87% và tỉ lệ học viên tốt nghiệp BT THPT là 77,05%.

Năm học 2011-2012, tỉ lệ học viên tốt nghiệp BT THCS là 90% và tỉ lệ học viên tốt nghiệp BT THPT là 83,38%.

Bảng 2.3. Thống kê tình hình cơ sở vật chất hệ thống GDTX

Một phần của tài liệu MỌT só GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý ỨNG DỤNG CÔNG NGHẸ THÔNG TIN ở các TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHÓ hò CHÍ MINH (Trang 41 - 49)