Ngoài các các cơ sở pháp lý đã nêu trong phần lý do chọn đề tài, còn có các cơ sở pháp lý sau:
Nghị định 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Điền 3: Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.
Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết họp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ về công tác HN trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý HS các cấp phổ thông cơ sở và phố thông trung học tốt nghiệp ra trường đã tạo hành lang cơ sở pháp lý cho sự phát triển của công tác HN và GDHN cho HS phố thông. Quyết định nêu rõ “Công tác HN trong nhà trường phố thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của HS cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân'5.
Thông tư số 31-TT ngày 17/11/1981 của Bộ Giáo dục đã hướng dẫn thực hiện quyết định số 126-CP ngày 19/ 03/ 1981. Bộ Giáo dục nhấn mạnh về vị trí và nhiệm vụ của công tác HN trong nhà trường phổ thông, HN là bộ phận quan trọng của nền giáo dục phố thông; thực hiện công tác HN là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng; góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý HS sau khi tốt nghiệp.
Năm 1984, khi sơ kết 3 năm thực hiện quyết định số 126/CP của Hội đồng chính phủ, Bộ Giáo dục đã nêu vấn đề: tiếp theo hướng nghiệp phải dạy nghề cho HS phố thông, nếu học sinh không có điều kiện tiếp tục học lên thì tạo điều kiện cho học sinh có một công việc phù hợp để tham gia lao động sản xuất ở địa phương. Chủ trương này đã được đưa ra toàn ngành thảo luận và được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986): Trường pho thông phải chuyên mạnh theo hướng dạy kiến thức phố thông cơ bản, lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề.
Ngày 05/06/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ban hành chương trình Giáo dục phố thông trong đó có chương trình hoạt động GDHN. Việc đưa GDHN vào trường phổ thông đã có tác động tích cực đến việc định hướng nghề nghiệp cho HS cuối cấp THCS, THPT.
Chế độ xã hội ta đã tạo cho mọi người quyền bình đẳng về mọi mặt, trong đó có quyền được học tập và lao động. Vì thế, mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều có quyền chọn cho mình con đường vào đời một cách tốt đẹp và hợp lí. Nhưng ở lứa tuổi 14-15 không de dàng trả lời câu hỏi “Học gì?” và “Làm gì?”. Các em thường có những ước mơ đẹp về nghề nghiệp mà không biết có những mâu thuẫn giữa nguyện vọng, năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội, giữa những ước mơ quá bay bồng và cuộc sống hiện thực. Trong xã hội có rất nhiều nghề, có những nghề được các em ngưỡng mộ, coi là có tiền đồ. Bên cạnh đó, không ít nghề bị các em coi là những nghề tầm thường. Thực ra mỗi một nghề đều có vị trí và tầm quan trọng nhất định trong xã hội.
Tiểu kết chương 1.
Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực con người. Nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển.
Để có được đội ngũ lao động, năng động, sáng tạo, tâm huyết có trình độ tay nghề cao thì Giáo dục và Đào tạo có một vai trò quan trọng. GDHN góp phần không nhỏ trong vai trò chung đó vì nó góp phần phân luồng HS, xác định đúng đắn năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai của địa phương và đất nước.
Qua các nghiên cứu về hoạt động GDHN ở nước ngoài và trong nước đã nêu rõ GDHN và quản lý hoạt động GDHN cho HS ở trường phố thông đã được tiến hành từ nhiều năm qua với mục tiêu của công tác GDHN cho học sinh ở trường phố thông là giáo dục, bồi dưỡng, hướng dẫn cho HS biết chọn nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân. GDHN là một hoạt động có tính chất thường xuyên, luôn gắn liền với thực tiễn. Do đó phải được tiến hành từ khi HS bước vào bậc học THCS cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Việc phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý liên quan đến GDHN được trình bày ở chương 1 sẽ là căn cứ khoa học giúp tôi nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp ở chương 2 và chương 3 của luận văn.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt dộng giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Sơ đồ 2.1 Vị trí địa lý của quận 8
Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vì bị chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt như kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Óng Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3. Phía Bắc giáp Quận 5, Quận 6 với ranh giới tự nhiên là kênh Tàu Hũ, kênh Ruột Ngựa; Phía Đông giáp Quận 4, Quận 7 với ranh giới tự nhiên là rạch Ong Lớn; Phía Tây giáp Quận Bình Tân; Phía Nam giáp Huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng vì đây là vùng trũng và nhiều đồng ruộng. Quận có tới 1/2 diện tích là đất nông
nghiệp vì được phù sa của các con sông bồi đắp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp.
2.1.2 Đặc điểm dân cư
Với diện tích là 19,2 km2. Quận 8 được chia làm 16 phường. Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Kinh chiếm khoảng 84,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3%. Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi. Ngoài ra, còn có một số tôn giáo khác như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường...
Mặc dù diện tích khá nhỏ so với các quận, huyện khác trong Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng dân số quận 8 khá cao. Năm 2012, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0.8%, bên cạnh đó mức tăng dân số cơ học cũng thực sự đáng kể, bình quân 7.52%; dân số tăng cơ học chủ yếu từ hai nguồn chính là dân nhập cư từ các tỉnh và dân từ các quận nội thành Tp.HCM. Mật độ dân cư của Quận 8 rất cao đã gây áp lực lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội quận 8.
2.1.3 Tình hình kinh tế, xã hội a. về phát triển kinh tể
Kinh tế tiếp tục phát triển gắn với tiến trình đô thị hóa, cơ cấu kinh té từng bước chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ - công nghiệp. Môi trường kinh té được cải thiện, thu hút các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thế tăng theo từng năm. Không những tăng về số lượng, các doanh nghiệp còn có đủ điều kiện quan tâm đầu tư về chiều sâu, đối mới công nghệ, công tác tiếp thị mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu được chú trọng.
Trong năm 2012, hoạt động thương mại dịch vụ phát triến nhiều loại hình đa dạng, tăng nhanh về số lượng và quy mô, doanh thu thương mại, dịch vụ tăng 55.91%, tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp tăng 26%, kim ngạch xuất khẩu tăng 24.02%.
b. về cải thiện điêu kiện văn hóa, xã hội
Đời sống nhân dân được cải thiện hơn, việc thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả. Trong năm 2012 đã giải quyết việc làm cho 9.543 lao động; con em gia đình diện chính sách, diện xóa đói giảm nghèo được quan tâm hỗ trợ kinh phí học nghề, tạo việc làm. Chương trình xóa đói giảm nghèo được quan tâm, đẩy mạnh với nhiều biện pháp góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, các ché độ chính sách xã hội được tổ chức thực hiện tốt.
Công tác giáo dục có nhiều chuyền biến, đã đầu tư nâng cấp và xây dựng mới nhiều trường, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học tiểu học và tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đều tăng; tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mẫu giáo là 99.3%; tỷ lệ trẻ 6 tuối ra lớp đạt tỷ lệ 97%; tỷ lệ học sinh ở cấp THCS đi học đúng độ tuối là 96.3%; tỷ lệ học sinh cấp tiểu học học 2 buối/ngày là 51.78%, cấp trung học cơ sở là 39.76%. Giữ vững kết quả phố cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.
Công tác dân số và chăm lo sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Ý thức của người dân về HIV/AIDS, ma túy và phòng chống dịch bẹnh, bảo vệ môi trường được nâng lên, có 12/16 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đã góp phần nâng dần chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân các tuyến y tế cơ sở.
Tình hình an ninh chính trị luôn được ốn định, tình hình trật tự xã hội có nhiều chuyến biến, công tác bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, tư tưởng văn hóa, an ninh nội bộ không ngừng được tăng cường, kịp thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân...
Năm học
THCS
bỏ hoc (%)
TốtKhá TB YếuGiỏi Khá TB Yếu, kém 2009-2010 11 33014060 0.22 34.60 69.79 23.30 6.78 0.1326.88 37.7 30.46 4.96 2010-2011 11 33913666 0.16 40.89 76.91 19.24 3.82 0.0327.7 39.37 28.03 4.9 2011-2012 11 32913848 0.07 39.76 78.3 18.0 3.6 032.1 39.8 24.6 3.5 2012-2013 11 34813597 0.02 41.38 80.2 17.1 2.8 0.032.6 37.3 26.3 3.8 Năm học Cán bộ QL Đội ngũ GV(%) Số lượng SauĐH (%) Chuẩn OLGD (%) LL chính trị SỐ lượng lrên ĐH (%) cc tin hoc (%) cc GDHN (%) Cao cấpTrungcấp 2009-2010 26 21 2 17 570 397 0 2010-2011 23 1 18 2 17 592 389 0 2011-2012 27 3 24 4 18 575 1 422 0 2012-2013 27 4 23 1 16 567 6 422 0
c.Những yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đên công tác hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn Ouận 8, thành phổ Hồ Chí Minh
Là một bộ phận của đời sống KT-XH, sự nghiệp giáo dục chịu sự chi phối và có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn quận 8:
- Từ sự tăng trưởng về kinh té trên địa bàn quận kéo theo sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo những điều kiện cần thiết cho việc xây dựng hệ thống trường lớp, phục vụ cho công tác giáo dục. Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế của quận đã tạo ra những nguồn lực vật chất và tinh thần cho những bước phát triển mới của sự nghiệp giáo dục.
- Đời sống nhân dân được cải thiện về các mặt đã tạo điều kiện góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và sự cần thiết của giáo dục trong sự phát triển chung. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, có những tác động tích cực đến hoạt động giáo dục tại địa phương như việc xây dựng môi trưÒTLg lành mạnh ở khu phố, việc vận động trẻ ra lớp, chống bỏ học.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh té - xã hội hiện nay công tác giáo dục đang phải đối mặt với không ít những khó khăn:
- Tốc độ phát triển dân số nhanh, tỷ lệ dân nhập cư khá cao đã gây những khó khăn cho công tác điều tra, thu thập số liệu về các đối tượng trong độ tuối phổ cập giáo dục và đáp ứng trường lớp trong hệ thống giáo dục.
- Quận 8 đang trong quá trình đô thị hóa cao, ben cạnh những ảnh hưởng tích cực đối VỚI quá trình phát triển còn chứa đựng những mặt trái làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự lành mạnh của môi trường, những tác động xấu từ môi trường đến lối sống và việc hình thành nhân cách của các cm học sinh.
Một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết thời gian của họ dành cho lao động, kiếm sống nên chưa tạo được những điều kiện cho trẻ trong độ tuồi đến trường và trẻ phải lao động đế kiếm sống. Phụ huynh vẫn chưa thấy hét vai trò, tác dụng của giáo dục đối với con em mình, nên việc vận động những đối tượng này ra lớp trở lại cần có sự huy động của nhiều tổ chức, ban ngành, đoàn thể, cần có sự giúp sức của cấp ủy và ủy ban nhân dân các phường. Đồng thời, tư tưởng phó mặc con cái cho nhà trường và xã hội của phụ huynh cũng là gánh nặng cho nhà trường. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hướng nghiệp cho các em.
2.2Một số nét về tình hình giáo dục bậc THCS của ngành GD&ĐT Quận 8.
2.2.1 Mạng lưới trường, lóp, học sinh
Nhiệm vụ chính trong đổi mới giáo dục THCS là phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Qua việc tiến hành các chuyên đề, rút ra những bài học kinh nghiệm trong giảng dạy, PGD&ĐT Quận 8 đã mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên.
Bảng 2.2 Mạng lưới trường, lớp và chất lượng HS THCS trên địa bàn Quận 8
“Nguồn: Phòng Giảo dục và Đào tạo quận 8
Từng bước hoàn thiện dần về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học, nâng dần chất lượng dạy và học, tồ chức dạy 2 buổi/ngày. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm còn 0.07%, hiệu suất đào tạo tăng từ 90% đến 90.14% vào năm 2012.
o
Nên tập trung dạy văn hóa 15 45 40 1,8 3
Dạy nghê cho học sinh 40 40 20 n n
4 To chức cho học smh tham 40 40 20 o n TT Nôi dung Rất can Cần thiết Không cần Điếm TB 0
Sau khi tốt nghiệp THCS, 20 66 14 2,1
3
Do hoàn cảnh kmh tê hoặc khả năng không thê tiếp tục học lên THPT thì sẽ học
7 80 13 1,9
4
Chọn nghê do nghê có thu 30 50 20 2,1
“Nguồn: Phòng Giảo dục và Đào tạo quận 8
Qua thống kê cho thấy, đội ngũ giáo viên trong thời gian qua ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, giữ gìn nhân cách, sống gương mẫu, lành mạnh, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Quận ủy - ủy ban nhân dân quận 8 hết sức quan tâm và đầu tư cho đội ngũ này thông qua các chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, học nâng chuẩn, vuợt chuẩn. Tỷ lệ GV có chứng chỉ tin học cũng dần được cải thiện do sự tăng cường công tác bồi dưỡng tin học cho CBGV của PGD&ĐT Q8. Tuy nhiên, 100% GV đều chưa có chứng chỉ GDHN. Đây là một yếu tố rất bất lợi, ảnh hưởng đén chất lượng của công tác GDHN vì chính đội ngũ GV là những người trực tiếp tham gia vào quá trình HN cho HS.
Với chất lượng đội ngũ CBQL và GV như thế, đã làm cho việc GDHN ở các trường THCS của Quận 8 trong thời gian qua hoạt động có phần kém hiệu quả và