Chọn vật liệu tạo hình sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong công nghệ dập thủy cơ các chi tiết có hình dạng phức tạp trong sản xuất vỏ ô tô (Trang 58 - 59)

5. Cấu trúc luận văn

3.4.2.Chọn vật liệu tạo hình sản phẩm

Vật liệu dùng để dập khối rất đa dạng, gồm các loại thép có mác khác nhau, các loại hợp kim màu như hợp kim nhôm, hợp kim niken…

Tính công nghệ của kim loại được xác định chủ yếu bởi cơ tính của nó. Cơ tính của kim loại phụ thuộc vào thành phần hóa học, tổ chức và độ lớn của hạt kim loại, nhiệt độ, mức độ biến cứng.

Để đặc trưng tính công nghệ của vật liệu, người ta dùng chỉ tiêu dẻo của vật liệu biểu thị bằng trị số co thắt tương đối của tiết diện ngang khi kéo cũng như tỉ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền càng nhỏ thì trị số co thắt tương đối của tiết điện ngang càng lớn.

Ta có thể chia vật liệu thành những nhóm theo tính dẻo và tính biến cứng như sau:

- Vật liệu ít dẻo – vật liệu biến cứng rất ít , trị số co thắt tương đối của tiết diện ngang bằng 0,1 ÷ 0,15

- Vật liệu dẻo trung bình : vật liệu biến cứng ít , trị số co thắt tương đối của tiết diện ngang bằng 0,15 ÷ 0,2 ( thép 20 – 30 , thép crom – niken , nhôm đã qua biến cứng)

- Vật liệu dẻo : Vật liệu biến cứng trung bình , trị số co thắt tương đối của tiết diện ngang bằng 0,2 ÷ 0,25 ( thép ít các bon 08 , 10 , 15 , đồng thau , nhôm ủ )

- Vật liệu dẻo cao : Vật liệu hầu như không biến cứng , trị số co thắt tương đối của tiết diện ngang bằng 0,25 ÷0,30

Trong những năm gần đây, trên một số sản phẩm ô tô, người ta đã tiến hành thay thế vật liệu nhôm cho bộ phận nắp capo của xe. Tuy nhiên vật liệu thép truyền thống vẫn chiếm ưu thế về giá thành cũng như tính thông dụng của nó.

Những chi tiết chủ yếu trong vỏ xe ô tô dùng thép tấm, thường sử dụng loại thép CT3 để đảm bảo tính công nghệ, cơ tính của thép tấm khi dập chi tiết vỏ ôtô. Thép CT3 hoàn toàn thỏa mãn những yêu cầu chủ yếu của thép tấm dùng để dập capo xe ôtô.

Thành phần của thép CT3 có: Si = 0.05 - 0.17%; Mn = 0.4-0.65%; Ni <= 0.3 %; S <= 0.05 %; P<= 0.04 %;Cr <= 0.3 %; Cu <= 0.3 %; As <= 0.08 % (tính theo phần trăm khối lượng)

- Tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền < 0,65 - Độ giãn dài tương đối > 45 %

- Độ cứng < 40 HRC

- Chiều dày vật liệu : S = 1,5 mm

- Khe hở chày cối: Do đây là phương pháp dập thủy cơ nên khi dập thì khe hở giữa chày và cối sẽ lớn hơn nhiều so với dập vuốt thông thường, theo kết quả thực nghiệm ta xác định được khe hở Z = (56)S. Do đó ta chọn Z = 5.S = 5.1,5= 7,5 (mm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong công nghệ dập thủy cơ các chi tiết có hình dạng phức tạp trong sản xuất vỏ ô tô (Trang 58 - 59)