Lý do chọn chế tạo chi tiết capo xe ôtô Ford Everest bằng phƣơng pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong công nghệ dập thủy cơ các chi tiết có hình dạng phức tạp trong sản xuất vỏ ô tô (Trang 51 - 52)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.Lý do chọn chế tạo chi tiết capo xe ôtô Ford Everest bằng phƣơng pháp

dập thủy cơ

Chi tiết capo của xe ô tô là một chi tiết phức tạp với các mép vát tại góc trái và góc phải khoang động cơ phía trên đèn pha, các góc lượn cong nhỏ, các đường gân nổi thay đổi tiết diện liên tục rất khó chế tạo bằng các phương pháp khác.

Việc nghiên cứu chế tạo các chi tiết phức tạp của vỏ ô tô ở trong nước là yêu cầu cấp bách do ngành công nghiệp ô tô nước ta đang trên đà phát triển nhưng hầu hết chỉ hạn chế ở việc phải nhập khẩu linh kiện về lắp ráp.

Dùng phương pháp dập thủy cơ sản xuất chi tiết capo của xe ô tô Ford Everest nhằm: nâng cao tính thẩm mỹ, độ chính xác cao, độ bền cũng như chất lượng bề mặt của sản phẩm được tăng lên, giảm được chi phí gia công…

Sau khi đã có hình dạng, kích thước của sản phẩm ta có thể đưa ra hai nhóm phương án công nghệ để sản xuất chi tiết capo xe Ford Everest như sau:

* Nhóm 1: Dập thông thường bằng chày cứng, cối cứng

- Phương án 1: Gồm + Cắt phôi + Dập vuốt một lần + Cắt mép - Phương án 2: Gồm + Cắt phôi + Dập vuốt sơ bộ + Dập tạo hình + Cắt mép - Phương án 3: Gồm + Cắt phôi + dập vuốt một lần + Cắt mép

* Nhóm 2: Dập trong môi trường chất lỏng - Phương án 1: Gồm

+ Dập thủy tĩnh (chày chất lỏng, cối cứng) + Cắt mép

- Phương án 2: Gồm

+ Cắt phôi

+ Dập xung điện thủy lực + Cắt mép

- Phương án 3: Gồm

+ Cắt phôi

+ Dập thủy cơ (chày cứng, cối chất lỏng) + Cắt mép

Trên đây là một số phương án để dập chi tiết capo. Với hai nhóm phương án trên, để có được sự đồng đều về kết cấu,độ chính xác về kích thước, độ nhẵn bóng bề mặt…thì chúng ta sẽ chọn phương pháp dập bằng công nghệ dập thủy lực. Hơn nữa, khi dập bằng chất lỏng thì sẽ giúp giảm thiểu tiếng ồn hơn nhiều so với các phương pháp dập thông thường.

Trong 3 phương pháp dập bằng chất lỏng, chúng ta không thể không nhắc tới công nghệ dập thủy cơ. Đây là công nghệ còn mới và bước đầu được tìm hiểu, nghiên cứu, cùng với nhiều ưu điểm nổi bật như ta đã phân tích, do đó ta chọn phương án 3 của nhóm công nghệ thứ 2.

Phương pháp dập thủy cơ là phương pháp khá mới nhưng lại có những ưu điểm vượt trội như tăng khả năng biến dạng của vật liệu, nâng cao độ chính xác cũng như chất lượng bề mặt của sản phẩm, phương pháp dập thủy cơ ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong công nghệ dập thủy cơ các chi tiết có hình dạng phức tạp trong sản xuất vỏ ô tô (Trang 51 - 52)