Thiết lập mô hình vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ dập nổi để chế tạo chi tiết mỹ nghệ từ hợp kim đồng (Trang 70 - 72)

Việc xây dựng mô hình mô tả chính xác thuộc tính biến dạng của vật liệu tấm Đồng khi dập nổi đóng vai trò quan trọng và quyết định đến tính chính xác cũng như độ tin cậy của một quá trình công nghệ. Mô phỏng số là một quá trình mô phỏng những gì sẽ xảy ra trong thực tế, do đó việc xác định mô hình vật liệu trong mô phỏng số cũng có vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện ứng xử của vật liệu khi bị các tác động cơ học bên ngoài.

* Mô hình vật liệu cho cối

Trong quá trình dập, cối sẽ chịu tải trọng do lực ép gây ra. Trong thực tế, khi dập phải tránh không cho khuôn bị biến dạng dẻo vì ảnh hưởng đến hình dạng hình học của sản phẩm. Khuôn trong quá trình tạo hình có thể coi chỉ bị biến dạng đàn hồi. Đối với mô phỏng số ta coi vật liệu chày và cối chỉ bị biến dạng đàn hồi và trong mô phỏng ta coi là tuyệt đối cứng. Do đó, ta chỉ khảo sát bài toán biến dạng của phôi (chọn chế độ plastic) còn cối ở dạng cứng (Rigid).

Đối với quá trình dập, do luôn có ma sát giữa phôi và lòng cối sẽ gây ra hiện tượng mòn cối làm sai lệch các họa tiết trên khuôn. Chính vì vậy, vật liệu làm cối phải có khả năng chống mài mòn cao, nhưng đồng thời phải có khả năng gia công cắt gọt để dễ làm khuôn. Thực tế hiện nay, vật liệu làm khuôn thường chọn SKD11.

* Mô hình vật liệu cho phôi.

Hình 4.7 Bảng thông số vật liệu của Đồng

Hình 4.8. Đường cong biến dạng tới hạn của vật liệu

Quan trọng nhất đó chính là đường cong chảy của vật liệu (hình 4.7) và đường cong biến dạng tới hạn (hình 4.8). Hai đồ thị này sẽ cho ta tính toán các thông số quá trình và cho ta xác định được chất lượng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ dập nổi để chế tạo chi tiết mỹ nghệ từ hợp kim đồng (Trang 70 - 72)