Sơ đồ công nghệ dập nổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ dập nổi để chế tạo chi tiết mỹ nghệ từ hợp kim đồng (Trang 41 - 43)

Công nghệ dập nổi sử dụng khuôn dập tạo hình được thực hiện theo trình tự: Phôi băng hay phôi cuộn  Nắn phẳng  Cắt thành phôi chiếc 

Dập nổi trong khuôn  Tinh chỉnh

Trong trường hợp dập nóng thì phôi trước khi dập trong khuôn sẽ được nung nóng (có thể trong lò hay trực tiếp trong khuôn dập). Trong trường hợp sau khi dập nổi, chi tiết chưa đạt được độ sắc nét cần thiết thì quản qua nguyên công tinh chỉnh. Song trong thực tế các nhà kỹ thuật luôn mong muốn không sử dụng nguyên công tinh chỉnh để tiết kiệm chi phí.

Công nghệ dập nổi đối với những chi tiết có kích thước nhỏ thường được tự động hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm và dễ thực hiện (ví dụ đồng tiền, huân huy chương, huy hiệu, logo…). Đối với chi tiết lớn (bức tranh, ảnh) thường sản xuất trên các khuôn đơn và không có cơ cấu cấp phôi tự động. Đối với những chi tiết rất lớn, kích thước bàn máy và không gian thực hiện của máy không đảm bảo thì ta có thể dập nổi từng phần. Khi đó ta có thể cần cơ cấu di chuyển cối hay di chuyển chày.

Khi dập nổi chi tiết tấm lớn, mức độ biến dạng cục bộ lớn có ta có thể gia nhiệt cục bộ ngay trước khi dập.

Trong sơ đồ công nghệ, nguyên công dập nổi trong khuôn có vai trò quan trọng nhất, quyết định chất lượng sản phẩm. Trên hình 2.1 thể hiện các bước thực hiện trong nguyên công dập nổi.

chuẩn bị cho quá trình ép tiếp theo. Nếu tạo hình phôi tấm ta có thể sử dụng chày gắn với một tấm cao su, hay composite. Bề mặt cối sẽ có các họa tiết nổi để in vào bề mặt của phôi. Nếu chi tiết dạng khối hay tấm dày cần dập nổi 2 mặt thì bề mặt của chày và cối đều có họa tiết nổi. Chày đi xuống và ép phôi vào bề mặt của cối. Áp lực ép gia tăng làm phôi biến dạng điền đầy vào những khoảng tạo hình trên bề mặt cối. Quá trình tạo hình xảy ra như dập trong khuôn kín nên chày càng đi xuống dù rất ít, nhưng áp lực ép có thể gia tăng nhanh chóng. Sau khi tạo hình xong, chày đi lên đồng thời tỳ đẩy dưới đẩy sản phẩm lên, cơ cấu lấy sản phẩm cũng hoạt động song song với cơ cấu cấp phôi. Hành trình được lặp đi lặp lại cho quá trình tạo hình sản phẩm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ dập nổi để chế tạo chi tiết mỹ nghệ từ hợp kim đồng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)