Quản lý hoạtđộng của các câu lạc bộ sinh viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ngành thiết kế thời trang trường cao đẵng kỉnh tế kỹ thuật vinatex TPHCM (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Quản lý hoạtđộng của các câu lạc bộ sinh viên

sv sẽ tích lũy một nền tảng kỹ năng vững chắc khi ra trường nếu chịu khó tham gia rèn luyện trong các CLB ngay khi nhập học.

Hiện số lượng CLB sv cấp khoa, cấp trường đã tăng nhiều về cả số lượng và chất lượng. Đặc biệt nhiều CLB có tính chuyên nghiệp cao như CLB Margroup (khoa thương mại, du lịch, marketing ĐH Kinh tế TP HCM), CLB Kết nối thành công (ĐH Nông lâm TP HCM), CLB Kỹ năng doanh nhân (ĐH Ngoại thương cơ sở 2, TP HCM)...

Cách phân chia hoạt động theo các ban như nhân sự, sự kiện, thông tin, đối ngoại... của CLB Sáng tác sv (ĐH Kinh tế TP HCM) hay CLB Margroup cho thấy sự chuyên nghiệp trong cách điều hành hoạt động. Các CLB này cũng tự tìm kiếm nguồn tài trợ từ doanh nghiệp đê thực hiện các chương trình do CLB tổ chức.

Anh Phan Ngọc Anh, chủ tịch Hội sv ĐH Kinh tế TP HCM, nói: “Phần lớn sv hiện nay khi ra trường đều thiếu kỹ năng mềm, muốn rèn cho bản thân những kỹ năng ấy cần phải có thời gian và môi trường rèn luyện.

Từ những CLB học thuật, tình nguyện đến CLB cấp khoa, cấp trường... là nơi bù đắp lỗ hổng kỹ năng cho sv suốt quá trình học tập. Những buổi sinh hoạt, dã ngoại, tọa đàm cũng tích góp cho sv những kỹ năng cần thiết”.

sẽ được thực tập ngay hay về nhà thực hành. Buổi sinh hoạt tiếp theo các bạn sẽ chia thành nhóm để cùng chia sẻ những gì mình đã áp dụng kỹ năng ấy vào cuộc sống. Từ đó sẽ tích lũy được một kỹ năng cho bản thân” - Phạm Thanh Trúc, chủ nhiệm CLB, chia sẻ.

“Đầu năm học 2009-2010, tại 51 trường CĐ-ĐH ở TP HCM có 2.256 CLB đang hoạt động với 102.122 thành viên. Trong bối cảnh đào tạo tín chỉ hiện nay, CLB là hình thức tập trung, tạo cơ hội và môi trường sinh hoạt trong giảng đường của sv, là nơi rèn luyện các kỹ năng sống rất hiệu quả. Hội sv TP HCM đang đẩy mạnh phát triển mô hình CLB trong các hên chi hội, hội sv các trường nhằm tiến tới tạo một sân chơi ý nghĩa cho SV” - anh Phạm Đại Anh Tuấn, chánh văn phòng Hội sv TP HCM, cho biết.

Tại các khối trường kinh tế, nhiều CLB học thuật thường chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm liên quan đến kinh doanh, quảng cáo bằng cách tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo về các kỹ năng quản lý thời gian, tài chính, tư duy... thu hút rất đông sv trong và ngoài CLB tham gia.

Khối các trường kỹ thuật như ĐH Giao thông vận tải TP HCM, ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm kỹ thuật... các CLB về cơ khí, cơ học, tự động hóa luôn thu hút sv. Những chuyến đi tình nguyên, về nguồn cũng góp thêm trải nghiệm kỹ năng cho các thành viên.

Nguyễn Thị Tân Thuận (ĐH Nông lâm TP HCM) thừa nhận: “Mình đã trưởng thành và tự tin hơn sau hơn một năm tham gia sinh hoạt trong đội công tác xã hội. Không những tìm được bình an sau một tuần học tập, những buổi sinh hoạt của đội giúp mình giao tiếp, thuyết trình tốt hơn”.

Hai năm tham gia và điều hành nhóm Margroup khi còn là sv, hiện nay giảng viên Huỳnh Phước Nghĩa (ĐH Kinh tế TP HCM) đã thành công trong

Anh cho biết: “Ngoài giảng dạy, tôi đang làm chuyên gia tư vấn, thành viên CMO Council và thường xuyên tham gia hội thảo chia sẻ những kỹ năng mềm tại ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Ngoại thương... Nhờ được rèn luyện trong Margroup tôi tự tin hơn trong cách nói, diễn thuyết trước đám đông, giao tiếp và tư vấn cho khách hàng...”.

Những thành viên trong ban điều hành CLB sẽ tích lũy kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng quản lý và lãnh đạo rất chuyên nghiệp sau khi ra trường.

Hồ Thành Tâm - chủ nhiệm CLB Sáng tác sinh viên (ĐH Kinh tế TP HCM) - chia sẻ: “Suốt ba năm làm chủ nhiệm CLB, trải qua nhiều thử thách, trải nghiệm trong việc quản lý, điều hành và tổ chức CLB với hơn 100 thành viên, mình vững vàng hơn trong việc xử lý tình huống, giải quyết vấn đề trên cương vị đầu tàu trong và sau khi ra trường”.

Câu lạc bộ thời trang mang tên Sinh Viên được chính thức ra mắt tại số 643 Điện Biên Phủ, Q.10, TP.HCM. Ban đầu có 22 thành viên chính thức của câu lạc bộ hiện là sinh viên thuộc các trường đại học, cao đắng tại TP.HCM.

Mỗi tuần, các bạn sẽ tham gia một buổi học tập về các kỹ năng biêu diễn sân khấu, giao tiếp vào chiều thứ năm. Tiêu chuẩn để được tham gia vào câu lạc bộ là các sinh viên yêu thích thời trang đang sinh sống và học tập tại TP.HCM. Mục đích thành lập câu lạc bộ là nhằm cung cấp một lượng người mẫu là sinh viên vào những ngày thi tốt nghiệp cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng có Khoa Thiết kế thời trang, Khoa May mặc... Câu lạc bộ do cựu người mẫu Thanh Long làm chủ nhiệm.

CLB Thời trang Thanh niên thành lập từ tháng 4 năm 1998. Hiện nay, số lượng thành viên lên đến con số 50 người (trong đó: 30 nữ , 20 nam). Qua thời gian sinh hoạt liên tục của rất nhiều thế hệ Ban chủ nhiệm, và cho đến thời điểm hiện nay, CLB đã được được những thành công trong công tác đào tạo, rèn luyện của mình. Là nơi xuất thân của các hoa hậu, á hậu, hoa khôi, siêu mẫu,

diễn viên điện ảnh, người mẫu nổi tiếng như: Phan Thu Ngân, Yến Nhi, Trương Minh Quốc Thái, Trí Quang, Thủy Tiên, Ngọc Nga, Anh Thư...

Hình 2.2. Lễ trao giải Người mẫu năm 2004

ơ địa bàn lân cận thành phố Hồ Chí Minh có CLB thời trang của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Trang Trí (CĐ MTTT) Đồng Nai. Hơn ba năm trước, Đoàn Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Trang Trí (CĐ MTTT) Đồng Nai đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) thời trang, tạo sân chơi mới, bổ ích cho sinh viên. Giảng viên khoa thiết kế thời trang Trường CĐ MTTT Đồng Nai Đỗ Thị Thu Hà là Chủ nhiệm của CLB thời trang của trường, cho biết: "Sinh viên ngành thời trang cũng như nhiều ngành học khác rất cần có cơ hội tiếp cận thường xuyên với thực tế đế tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, làm nền tảng cho việc học trên lớp được phong phú hơn. Xuất phát từ đó, khoa và Đoàn trường đã cùng có ý tưởng chung: thành lập CLB thời trang, tạo sân chơi sau giờ học cho các sinh viên yêu thích thời trang". Thời gian đầu CLB chỉ quy tụ được vài sinh viên. Qua những hoạt động thiết thực, bổ ích, đến nay CLB thường xuyên duy trì được trên 70 thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên, chủ yếu là sinh viên của khoa thời trang và những giảng viên ngành thời trang giàu tâm huyết.

1.5.2. Quản lý các nội dung hoạt động ngoại khóa chuyên ngành

ơ CLB hiện có rất nhiều mảng hoạt động ngoại khóa khác nhau, liên quan tới các chuyên ngành mà các sinh viên khoa thời trang đang theo học, như: sinh hoạt của nhóm người mẫu, nhóm thiết kế thời trang, nhóm thiết kế sân khấu... Ở đó, các sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế qua các buổi sinh hoạt, như: trình diễn ra mắt các bộ sưu tập thời trang mới do chính các thành viên trong CLB thiết kế; tham gia biểu diễn trong các sự kiện do nhà trường tổ chức;... Đặc biệt, Ban chủ nhiệm CLB còn thường xuyên liên hệ với các công ty thời trang, các dịp tổ chức hội chợ thời trang, may mặc..., đẻ các thành viên trong CLB có thể tham gia biêu diễn, tiếp cận với môi trường biểu diễn thực tế trên các sàn diễn thời trang. Các chương trình ca nhạc thời trang có quy mô lớn do nhà trường tổ chức, Ban giám hiệu đều tin tưởng giao cho các thành viên trong CLB thực hiện. Anh Trần Văn Hào, Bí thư Đoàn trường, cho biết: "Mỗi lần CLB sinh hoạt, các

thành viên đều rất hứng thú. Điều đó cho thấy sinh viên đã tìm được một sân chơi của mình sau giờ học".

CLB thời trang còn thường xuyên biểu diễn tuyên truyền, biểu diễn phục vụ cho các em nhỏ, đi vùng sâu, vùng xa biểu diễn nhân chiến dịch mùa hè xanh...

1.5.3. To chửc sân choi bố ích

"Chỉ học ở trên lớp thôi thì chưa thể có đủ sự tự tin để thiết kế lên những bộ sưu tập thời trang. Vì thế, được tham gia CLB thời trang là một dịp tốt đê mình học hỏi nhiều hơn nữa từ thầy cô và các bạn về kiến thức, kinh nghiệm, tinh thần, kỹ năng làm việc nhóm..." - đó là lời tâm sự của Nguyễn Thu Quỳnh Hoa, sinh viên năm thứ 2 khoa thiết kế thời trang.

Giảng viên Đỗ Thị Thu Hà cho biết thêm: "Để có một thiết kế thời trang hoàn chỉnh, lên sân khấu trình diễn trước mọi người, đòi hỏi phải có nhiều khâu nối tiếp nhau. Vì thế, mỗi lần tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, các thành viên lại được dịp thả sức luyện tập, biểu diễn... Qua sân chơi, nhiều thành viên đã có cơ hội đê thế hiện năng khiếu, rèn luyện kỹ năng của mình".

Tại CLB thời trang, các thành viên luôn được tạo điều kiện giúp đỡ. Những thành viên có ý tưởng thiết kế sẽ được các thành viên trong CLB góp ý, thực hiện tạo mẫu, cắt may, tổ chức biểu diễn lấy ý kiến... nên nhiều sinh viên khoa thời trang luôn muốn gắn bó với CLB.

Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã đề cập đến cơ sở lý luận của quản lý hoạt động ngoại khóa cho học sinh - sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật nói chung và trường Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TPHCM chuyên ngành thời trang nói riêng. Từ các khái niệm quản lý, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, chúng tôi đã hệ thống các cơ sở lý luận về tổ chức hoạt

động và nhu cầu của xã hội cũng như hímg thú của học sinh - sinh viên về ngành thiết kế thời trang. Từ đó đi sâu phân tích những cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoại khóa trong lĩnh vực thiết kế thời trang Trường Cao đăng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TPHCM. Những lý luận chung ở chương này là cơ sở để tiếp tục đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động ngoại khóa hiện nay của trường ở chương 2, và từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi ở chương 3.

KHÓA CHO HSSV NGÀNH TKTT Ở TRƯỜNG CAO ĐẢNG KINH TÉ KỸ THUẬT VINATEX TPHCM

2.1. GIỚI THIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TÉ - KỸ THUẬT VINATEX TPHCM

Trường Cao đắng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TPHCM trụ sở chính nằm tại địa bàn Quận Thủ Đức, gắn liền với lịch sử phát triển của quận Thủ Đức.

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội quận Thủ Đức

Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đông bắc TPHCM, được thành lập năm 1997. Huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ Đức. Diện tích Thủ Đức là 47,46 km2, dân số năm 2010 là 455.900 người. Trên địa bàn Thủ Đức có ga Bình Triệu, làng đại học Thủ Đức, khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Đại Học Quốc Gia TPHCM... và rất nhiều cảng sông và đường bộ... Một phần phía tây nam của Thủ Đức được bao bọc bởi sông Sài Gòn.

Toàn quận hiện nay có trên 150 nhà máy có qui mô sản xuất lỏn (tập trung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ. Đặc biệt là khu chế xuất Linh Trung được thành lập năm 1993 trên diện tích khoảng 150 ha, qui tụ được 32 công ty nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 171 triệu USD. Năm 1996 quận hình thành thêm hai khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Linh Trung - Linh Xuân (450 ha) và Bình Chiểu (200 ha).

Vốn là một huyện ngoại thành nên thời gian đầu Thủ Đức gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, đời sống của người dân còn thấp. Nhưng đến nay, Thủ Đức đã đạt nhiều thành tựu trong phát trién kinh tế - xã hội, trở thành điẻin đến của các nhà đầu tư, là quận có nhiều ưu thế về giao thông cả đường sông và bộ, với nhiều tuyến đường

huyết mạch đi qua. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, quận cũng luôn chú trọng phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, trong đó công tác giáo dục - đào tạo được quận đặc biệt quan tâm. Quận cũng là nơi tập trung các trường đào tạo bậc đại học hàng đầu của thành phố: Đại Học Quốc Gia TPHCM, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, Đại Học Nông Lâm... và nhiều trường cao đăng chuyên nghiệp, cao đắng nghề. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” đã có hàng trăm gương người con hiếu thảo, hàng ngàn hộ gia đình văn hóa, người tốt việc tốt được biêu dương các cấp, trong đó kết hợp với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã góp phần tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trên địa bàn.

Trong 15 năm qua, cùng với cả nước và thành phố, quận Thủ Đức đã không ngừng phấn đấu trong việc giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh và phát triến kinh tế xã hội dưới sự chỉ đạo của thành ủy - ƯBND Thành Phố. Trong năm 2012, quận Thủ Đức tiếp tục xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh tế xã hội, xây dựng, tổ chức và triển khai 10 chương trình trọng tâm, thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ Quận nhiệm kì 2010 - 2015 và 6 chương trình đột phá theo nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ Thành Phố lần thứ

IX. về kinh tế, ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy lớn nhỏ, hoạt động ngoại thương cũng đạt được những thành tựu nhất định. Năm 2011, tổng doanh thu ngành thương mại dịch vụ của quận là 15.177 tỉ đồng, đạt 23,9% / năm. Qui mô số lượng các cơ sở kinh tế cũng tăng đáng kế, từ 6.012 cơ sở (1997) lên 21.578 cơ sở (2011).

Hàng năm các trường cao đắng, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề của quận đã giới thiệu và giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động, góp phần giải quyết việc làm và tạo cơ hội nghề nghiệp cho các thanh thiếu niên và người dân trên địa bàn. Mạng lưới các trường cao đắng nghề phát triên với qui mô đào tạo nghề tìmg bước tăng lên, chất lượng đào tạo nghề có những chuyển biến tích

cực. Mặt khác, thị trường lao động trong nước không chỉ đòi hỏi về số lượng lao động qua đào tạo nghề mà còn đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề ngày càng tăng. Đẻ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, một mặt các trường phải mở rộng qui mô đào tạo, tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề, mặt khác phải phát triển mạng lưới đào tạo nghề theo hướng chuân hóa, hiện đại hóa.

Trong những năm qua, các mục tiêu đào tạo nhân lực trên địa bàn quận đạt nhiều kết quả khả quan, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Theo số liệu của Phòng lao động và thương binh xã hội, hiện nay trên toàn quận có 56 tổ chức và cá nhân tổ chức đào tạo nghề. Trong số này có 34 cơ sở hoạt động về giáo dục và đào tạo, 11 đơn vị dạy nghề do ngành LĐ-TBXH quản lý, 6 đơn vị hoạt động giáo dục có đào tạo nghề. Các trường, trung tâm và cơ sở dạy nghề đã tuyến sinh được 21.000 học viên, năm 2011 có 14.000 học viên được đào tạo nghề ở Thủ Đức.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX TPHCM

Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật VINATEX Thành Phố Hồ Chí Minh tiền thân là trường Công Nhân Kỹ Thuật May Thủ Đức, được thành lập theo quyết định số: Ố88/CNN-TCQL ngày 14 tháng 10 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ.

Ngày 17 tháng 2 năm 1998 được Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ký quyết định số: 11/1998/QĐ-BCN nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung Học Kỹ Thuật May và Thời Trang II.

Trước những yêu cầu mới đặt ra của nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ngành thiết kế thời trang trường cao đẵng kỉnh tế kỹ thuật vinatex TPHCM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w