6 Phối hợp giữa gia đình nhà trường,
PHẦN KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 1 Kết luận:
1. Kết luận:
Đẻ nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng VHNT, nhà quản lý không những cần khai thác triệt đế cơ sở khoa học QLGD, mà còn cần khảo sát và phân tích, đánh giá đúng thực trạng môi trường VH của nhà trường. Quá trình xây dựng VHNT tích cực bao gồm nhiều kỹ thuật cụ thế cần được tiến hành trên cơ sở các định hướng có tính chiến lược và có tính thích ứng tùy theo thời điếm, hoàn cảnh cụ thê của nhà trường. Trong các kỹ thuật đó, thống nhất và thay đổi nhận thức về VHNT và năng lực, thái độ của đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng, có vai trò then chốt. Nó quyết định việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các nỗ lực của tổ chức và cá nhân đối với xây dựng VHNT .
Công tác xây dựng VHNT phải được nghiên cứu trên cơ sở khoa học của văn hoá tổ chức. Tuy nhiên, xây dựng VHNT ở một trường phổ thông năng khiếu TDTT còn có những đặc thù của một nhà trường, với các hoạt động giáo dục - đào tạo, chính vì vậy cần phải làm rõ các cơ sở khoa học của khái niệm VHNT và các nội dung cơ bản của VHNT từ góc độ khoa học QLGD. Luận văn đã cố gắng khái quát hoá và phân tích các cơ sở lý luận cho việc xác lập các biện pháp quản lý VHNT, với tư cách một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà trường của BGH Trường Phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh Nghệ An.
Quản lý VHNT không chỉ phụ thuộc vào tinh thần, thái độ và tính tích cực của các chủ thê trong nhà trường trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, mà còn phụ thuộc vào nhận thức và năng lực xây dựng VHNT của nhà quản lý, phụ thuộc vào những cách thức tố chức các hoạt động VH, hay chính là hệ thống những giải pháp quản lý VHNT. Từ đó chúng tôi đề xuất hệ thống 8 giải pháp quản lý VHNT có tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực
114
tế của Trường Phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh Nghệ An hiện nay và cho những năm sắp tới (tầm nhìn 5 - 1 0 năm), đó là:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng cho CBGV, CNV và toàn thể HS về công tác quản lý VHNT.
- Xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nội dung và chương trình quản lý VHNT.
- Tăng cường quản lý nề nếp và chất lượng dạy học.
- Tổ chức đồng bộ các lực lượng trong toàn Trường đẻ làm tốt công tác xây dựng VHNT..
- Xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, Xanh - Sạch - Đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất.
- Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục xã hội, địa phương và cơ sở đào tạo năng khiếu (Trung tâm Đào tạo và huấn luyện TDTT tỉnh Nghệ An).
- Tổ chức phong trào thi đua xây dựng "nếp sống văn minh" giữa các lớp, các khối lớp và trong toàn trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông trong công tác xây dựng VHNT.
Các giải pháp trên đây đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi. Kết quả bước đầu cho thấy đa số CBQL, GV tán thành ủng hộ các biện pháp đã đề xuất.
2. Kiến nghị.
Từ thực tế tham gia các công tác xây dựng VHNT tại Trường Phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh Nghệ An, đồng thời được nghiên cứu, bố sung lý luận về xây dựng VHNT, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: