3.2.1. Đảm bảo tỉnh mục đích
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải hướng tới việc tạo ra một sự đối mới nhất định trong công tác quản lý TTTC ở các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM, góp phần thực hiện quán triệt Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong GDĐT từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
3.2.2. Đảm bảo tỉnh khoa học
Những giải pháp đề ra phải đựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thanh tra, TTTC, nghiên cứu thực trạng về tổ chức, thực hiện hoạt động thanh tra và hiệu quả của TTTC ở các trường THPT công lập tại TP.HCM và phải đáp ứng
giáo dục TP.HCM để đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý công tác TTTC tại các trường THPT công lập ở TP.HCM.
3.2.4 Đảm bảo tỉnh khả thi
Để các giải pháp quản lý công tác TTTC ở các trường THPT công lập ở thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tính khả thi, thì các giải pháp đề ra phải:
- Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục và các văn bản pháp luật của nhà nước về tài chính, kế toán.
- Xuất phát từ thực tế nhu cầu của xã hội, yêu cầu của các cấp lãnh đạo, nhân dân và đòi hỏi sự phát triển giáo dục tại địa phương.
- Tạo được lòng tin và sự đồng thuận của xã hội, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, kế toán, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra giáo dục và sự cần thiết của TTTC; tập huấn hoạt động thanh tra giáo dục, TTTC đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và kế toán.
- Tập huấn nhận thức những hiệu quả tích cực mà hoạt động thanh tra mang lại đối với nhà trường và xã hội. Trong đó, phân tích rõ trách nhiệm, quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ của cán bộ quản lý và các chủ thể có hên quan khác.
- Xác định vai trò quyết định của cán bộ quản lý trong việc phát huy hiệu quả của hoạt động thanh tra.
- Thực hiện việc công khai, minh bạch các kết luận, kiến nghị của đoàn thanh tra theo đúng quy định của pháp luật, tạo dư luận tốt đối với kết quả làm việc của thanh tra sở. Đồng thời, phát huy quyền dân chủ để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có thể kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của đoàn thanh tra.
- Phối hợp với phòng Pháp chế tổ chức hội thảo về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong việc phát huy hiệu quả của hoạt động thanh tra.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở GDĐT và lãnh đạo các phòng ban thực hiện việc công khai kết luận thanh tra trên trang thông tin điện tử của ngành.
Đồng thời phải đảm bảo các buối tập huấn, hội thảo phải diễn ra nghiêm túc, đúng thành phần, đối tượng tham dự để nội dung của buổi tập huấn, hội thảo có thể được tiếp thu và triển khai đúng, triệt để.
3.3.2. Đoi mới công tác to chức, chỉ đạo công tác thanh tra tài chỉnh trư ờng trung học phô thông công lập
3.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo công tác TTTC nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo sở và Thanh tra sở trong công tác TTTC các trường THPT công lập. Đẻ xây dựng lòng tin đối với cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên và người dân về hoạt động TTTC.
c) Đổi mới công tác xử lý sau thanh tra: Công khai rộng rãi các kết luận thanh tra trên nhiều kênh thông tin.
3.3.2.3. Cách thức thực hiện
a) Đổi mới công tác lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra:
- Kế hoạch TTTC phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành. Ke hoạch TTTC còn phải căn cứ vào tình hình hoạt động kinh tế xã hội của thành phố, tài chính của nhà trường.
- Phải nắm chắc tổng quan về đối tượng thanh tra như: Đặc điểm tình hình; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; số liệu tống hợp có liên quan đến nội dung thanh tra. Việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra quyết định thanh tra đúng và trúng mục tiêu đề ra của cuộc thanh tra.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và ra quyết định thành lập đoàn giám sát, kiểm tra đoàn thanh tra căn cứ vào Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008 của Tổng Thanh tra về ban hành Quy chế Giám sát, kiêm tra hoạt động đoàn thanh tra đối với từng đoàn thanh tra.
- Thực hiện các nội dung nhận xét, kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phải được tiến hành nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất sự việc không nhân nhượng, che giấu, giảm nhẹ mức độ của sự việc.
c) Đổi mới công tác xử lý sau thanh tra:
Chỉ đạo bắt buộc thực hiện công khai kết luận thanh tra căn cứ vào Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, cụ thể như:
- Công khai tại nhà trường: Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; niêm yết tại bảng thông tin của nhà
3.3.3.2. Nội dung của giải pháp
- Tập huấn nâng cao vai trò QLTC của cán bộ quản lý trường THPT theo cơ chế tự chủ của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
- Tập huấn công tác tự kiểm tra tài chính (kiểm tra việc lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán kinh phí) theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế về tự kiểm tra tải chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
3.3.3.3. Cách thức thực hiện
a) Phối hợp với phòng KHTC, phòng Pháp chế, Văn phòng sở:
- Tổ chức tập huấn nâng cao vai trò QLTC theo cơ chế tự chủ của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với cán bộ quản lý các trường THPT công lập;
- Công khai tài chính trong nhà trường theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân để nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Trong quá trình thực hiện các nguồn thu, nhà trường coi trọng công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ thu do cơ quan thẩm quyền quy định.
- Thiết lập công việc của các quy trình thanh toán, quyết toán giữa Hiệu trưởng, kế toán và thủ quỹ, giữa kế toán và cán bộ, giáo viên và nhân viên đế làm căn cứ thực hiện tránh nhầm lẫn, thay đổi và đảm bảo công việc thực hiện đúng quy trình đã lập.
- Xây dựng các quy định ràng buộc pháp lý giữa người quản lý, kế toán và thủ quỹ để xác định nghĩa vụ, phân định trách nhiệm giữa hai bên.
- Thành lập đoàn thanh tra việc thực hiện các kiến nghị của kết luận thanh tra.
3.3.4.3. Cách thức thực hiện
- Do năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia các đoàn thanh tra còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng khi ban hành kết luận thanh tra. Một số kết luận thanh tra tính khả thi chưa cao, thiếu căn cứ; kiến nghị còn chung chung chưa chỉ được cụ thể những tập thể, cá nhân có vi phạm, chưa phù hợp vói thực tiễn gây khó khăn trong quá trình triến khai thực hiện việc xử lý sau thanh tra. Vì vậy, để cho nhà trường thực hiện tốt các kiến nghị của đoàn thanh tra thì: kết luận thanh tra phải đảm bảo sự chính xác, khách quan, tránh sự áp đặt, miễn cưỡng; kiến nghị phải đúng quy định của pháp luật và có tính khả thi; nội dung kiến nghị phải nêu rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm thi hành và thời gian thi hành.
- Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra; yêu cầu đơn vị báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị và có đính kèm các tài liệu chứng minh.
3.3.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra nhằm động viên đội ngũ thanh tra, góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động TTTC.
3.3.5.2. Nội dung của giải pháp
- Sắp xếp các văn bản phục vụ TTTC khoa học, dễ tra cứu theo từng nội dung và thời điểm ban hành, thời gian hiệu lực.
- Phát huy tính độc lập của hoạt động TTTC.
- Coi trọng chất lirựng đội ngũ, chuẩn bị tốt về nhân sự TTTC về chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng chính trị, đạo đức. Tiến tới xây dựng hệ thống cộng tác viên TTTC.
đội ngũ, nhân lực của Thanh tra sở. Từ đó, lãnh đạo thanh tra sở quan tâm bồi dưỡng năng lực chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cho cán bộ TTTC.
Tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm của TTTC các sở, ngành và ý kiến chuyên môn của phòng KHTC, căn cứ vào các văn bản pháp luật đê soạn thảo tài liệu tập huấn nghiệp vụ TTTC trong lĩnh vực giáo dục.
Xây dựng lực lượng cộng tác viên thanh tra: Do địa bàn TP.HCM rộng, số lượng cơ sở giáo dục nhiều mà chỉ có 01 cán bộ phụ trách TTTC thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đổi mới công việc. Đội ngũ cộng tác viên TTTC phải là các công chức, viên chức có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính kế toán và có những phâm chất: nhiệt tình, năng động; dũng cảm; dám đấu tranh; khách quan, dân chủ; trung thực; có tinh thần trách nhiệm cao. Đối tượng bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra là kế toán ở các trường THPT công lập, giáo viên dạy môn tài chính, kế toán tại các trường trung cấp, cao đẳng trực thuộc.
- Trang bị các phương tiện phục vụ cho hoạt động TTTC như sau: Thẻ cộng tác viên thanh tra; quyết định, kế hoạch, phân công nhiệm vụ của đoàn
3.3.6. Tạo động lực cho đội ngũ Tìuinh tra viên và cộng tác viên thanh tra
3.3.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu là nhằm thúc đẩy hoạt động thanh tra được tốt hơn, chất lượng hơn. Đào tạo và phát huy được toàn bộ năng lực hoạt động của đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra. Tạo tâm lý ổn định, yên tâm làm việc cho đội ngũ thanh tra.
3.3.6.2. Nội dung của giải pháp
- Sự quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ Thanh tra viên tài chính và cộng tác viên thanh tra của lãnh đạo sở và lãnh đạo thanh tra sở
- Tạo điều kiện cho đội ngũ TTTC được học tập, nâng cao trình độ, tự do phát huy năng lực, khả năng làm việc. Từ đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, kế cận.
Khả
6 Tạo động lực cho đội ngũ
chuyên môn, phát huy sở trường là điều rất cần thiết. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo sở, lãnh đạo thanh tra sở sẽ tạo động lực thúc đẩy cán bộ TTTC hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho đội ngũ Thanh tra viên, cộng tác viên TTTC.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Trong 6 giải pháp quản lý công tác TTTC ở các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM nêu trên, các nội dung của từng giải pháp đều quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, liên kết với nhau tạo thành chuỗi hoạt động không thể tách rời đẻ nâng cao hiệu quả công tác TTTC. Trong số đó giải pháp “Nâng cao nhận thức của các đối tượng có liên quan về thanh tra giáo dục và thanh tra QLTC nhà trường” và giải pháp “Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra về công tác QLTC” là hai giải pháp cơ bản, chủ đạo, bắt buộc phải thực hiện vì nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của công tác thanh tra giáo dục, TTTC sẽ tạo được quan niệm và nhận thức đúng đắn về hoạt động của thanh tra, góp phần hỗ trợ cho việc thực hiện công tác thanh tra có chất lượng và đạt hiệu quả cao.
3.5. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý côngtác thanh tra tài chính tác thanh tra tài chính
Đẻ khảo sát về tính cần thiết và khả thi của 6 giải pháp đã đề xuất, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của các đối tượng sau đây:
- Cán bộ, chuyên viên cấp Sở: 20
- Hiệu trưởng trường THPT: 40
- Kế toán trường THPT: 40
1,2,3,4,6 được đánh giá cao hơn giải pháp 5. Điều này chứng tỏ giải pháp 5 (Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra) mức độ cần thiết thấp hơn các giải pháp khác có thể do các cán bộ, Hiệu trưởng, kế toán cho rằng giải pháp này cần thiết nhưng vẫn chưa cấp bách bằng các giải pháp khác.
- về tính khả thi: các giải pháp đều được đánh giá là rất khả thi và khả thi với tỷ lệ cao. Trong đó, mức độ khả thi ở các giải pháp 1,2,3,4,6 được đánh giá cao hơn mức độ khả thi ở giải pháp 5. Điều này chứng tỏ giải pháp 5 (Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra) mức độ khả thi không được đánh giá cao so với các giải pháp khác. Có thể do các cán bộ, Hiệu trưởng, kế toán cho rằng nội dung, cách thức thực hiện của giải pháp này khó thực hiện hơn các giải pháp khác.
hựp lý và khoa học sẽ tạo nên chuyển biến tích cực trong việc quản lý công tác TTTC trường THPT công lập ở TP.HCM.
KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quả đã nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về quản lý công tác TTTC cũng nhu xác định được thực trạng công tác TTTC, thực trạng quản lý công tác TTTC tại các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó, luận văn cũng đánh giá được những thành công và hạn chế của hoạt động TTTC từ đó xác định được nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên.
Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác TTTC tại các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM, luận văn đã xác định được một số giải pháp quản lý công tác TTTC ở các trường THPT công lập TP.HCM như sau:
- Nâng cao nhận thức về thanh tra giáo dục và TTTC nhà trường.
- Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo công tác TTTC trường THPT công lập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy luận văn đã thực hiện được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu, bước đầu khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài.
2. Kiến nghị
2.1. Đối vói Bô Giáo dục và Đào tạo
- Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra hàng năm, Bộ GDĐT cần có hướng dẫn các Sở GDĐT căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, phối hợp với Thanh tra tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) đế kiện toàn tổ chức thanh tra, bố trí biên chế cho cơ quan Thanh tra sở đảm bảo ít nhất 10% biên chế cơ quan Sở, trong đó có Thanh tra viên có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính. Tuy nhiên, đây chỉ là công văn hướng dẫn hoạt động thanh tra theo năm học không phải là văn bản