thông công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Đặc điểm địa lý, tình hình dân số và kinh tế - xã hội của Thành pho Hồ Chí Minh
TP.HCM là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 kin2 Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km2. Đến năm 2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, TP.HCM đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
TP.HCM có hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 1998 tốc độ tăng GDP của thành phố là 9,2 % thì đến năm 2002 tăng lên 10,2% và năm 2007 tăng lên 12,6%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ, năm 1997 giá trị sản xuất của thành phố đạt 65,2% của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, về công nghiệp chiếm 58,7% giá trị sản lượng công nghiệp vùng. Thành phố là trung tâm của vùng về công nghiệp, dịch vụ. Giá trị sản lượng công nghiệp thành phố năm 2000 là 76,66 ngàn tỷ đồng, gấp 2,2 lần Bà Rịa — Vũng Tàu, 3,7 lần Hà Nội và 4 lần Đồng Nai. Kinh tế quốc doanh vẫn giữ vị trí chi phối, đóng góp 45% GDP. Dịch vụ, thương mại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP.
Kết quả trong 5 năm 2006 - 2010, GDP trên địa bàn thành phố tăng trưởng bình quân 12%/năm và đến năm 2015 cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố vẫn được khắng định: dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Động thái tăng trưởng kinh tế đang diễn ra trên địa bàn thành phố hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 20/BCT của Bộ Chính trị (năm 2002) về phương hướng nhiệm vụ phát triên thành phố: xây dựng TP.HCM thành một trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn của cả nước; từng bước có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á.
Trong tương lai, thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao... vẫn là đầu mối xuất nhập khâu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây... sẽ tạo điều kiện cho kinh đại hóa.
Các
Tổng
Tốt
2.2.2. Tinh hình giáo dục của Thành phổ Hồ Chỉ Minh
Trong những năm qua, phong trào giáo dục của TP.HCM đã có sự phát triển trên tất cả các mặt. Ngành giáo dục đã triển khai sâu rộng và có chất lượng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, đến giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên; hạn chế đến mức tối đa những sai trái trong quan hệ thầy với trò, trò với trò tạo mối quan hệ thân thiện, kích thích sự hứng thú học tập và từng bước nâng cao chất lượng văn hóa học đường. Toàn ngành đã đổi mới mạnh mẽ quan điểm dạy học từ “dạy số đông” sang “dạy cá thể” nhằm hiện đại hóa nhà trường từ nhận thức đến hành động, đang từng bước triển khai rộng trên cơ sở những điển hình tích cực. Hoạt động dạy học của thầy cô chăm sóc đến từng học sinh bước đầu có tác động thuyết phục, ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội.
Công tác qui hoạch mạng lưới trường học đã được thực hiện trên địa bàn 24/24 quận, huyện, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành trên toàn thành phố đến năm 2020. Lực lượng sư phạm của ngành đã được lớn mạnh từ qui mô đến chất lượng. Với cơ chế phân cấp đào tạo và tuyển dụng bắt đầu được thực hiện đã tạo điều kiện khắc phục tình trạng thiếu giáo viên kéo dài và không còn bố trí giáo viên yếu kém dạy lớp. Công nghệ thông tin được sử dụng mạnh mẽ trong nhà trường. TP.HCM là đơn vị dẫn đầu về công nghệ thông tin trên 3 lĩnh vực về đào tạo, sử dụng và xây dựng cơ chế tố chức, quản lý, phát triển. Hiện nay tất cả học sinh phố thông được học vi tính, tất cả giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin đê dạy học và tất cả các trường đều sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
chế hoạt động tài chính minh bạch, công khai. Đã thống nhất được trong toàn ngành và tạo được sự đồng thuận của xã hội về chủ trương, mục tiêu, và tiến trình xây dựng mô hình trường chất lượng cao, hội nhập khu vực và quốc tế. Công tác quản lý của ngành được đổi mới tích cực, hiệu quả theo hướng “mục tiêu” thay cho cách tư duy “thủ tục” đã thúc đẩy toàn ngành phát triên mạnh và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của xã hội trong điều kiện nhà trường vẫn còn không ít khó khăn về đầu tư và cơ chế hoạt động.
Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phố cập tiểu học; năm 2002, được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS và năm 2008, được công nhận đạt chuân phổ cập bậc trung học (Theo tiêu chí của thành phố và cũng là tỉnh thành đầu tiên trong cả nước xây dựng tiêu chí và thực hiện phố cập giáo dục trung học). Trong 6 tháng đầu năm 2012 thành phố đã công nhận 6 quận hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.
(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phổ Hồ Chí Minh)
những thành tựu đáng khích lệ.
(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phổ Hồ Chí Minh)
2.2.3. Tình hình hoạt động tài chỉnh ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn Thành pho Hồ Chỉ Minh
Ngành giáo dục đào tạo TP.HCM luôn được sự quan tâm của ủy ban nhân dân thành phố đặc biệt là về kinh phí hoạt động, dự toán ngân sách chi cho hoạt động của ngành GDĐT năm sau cao hơn năm trước, chiếm hơn 26% tổng chi ngân sách chi thường xuyên của thành phố, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho ngành giáo dục tăng dần theo từng năm.
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng ngân sách chi thường xuyên khối trung học phô thông
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phổ Hồ Chỉ Minh)
Định mức đầu tư ngân sách/học sinh khối THPT tăng dần lên từ 3.153.000 đồng/học sinh vào năm 2010 lên 4.145.000 đồng/học sinh vào năm 2012. Đối với các cấp học thuộc giáo dục quận, huyện có áp dụng hệ số định mức cho vùng khó khăn như: Ngoại thành: 1,1; Nhà Bè: 1,2 và cần Giờ: 1,3.
Bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, các đơn vị sự nghiệp (các trường học) còn được giữ lại toàn bộ nguồn thu học phí và các khoản thu khác theo quy định đê sử dụng phục vụ cho hoạt động chung của
Phù
1 Việc thực hiện thu, chi các nguồn kinh phí như: ngân sách nhà nước cấp; thu sự nghiệp; nguồn thu viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật; nguồn khác.
(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phổ Hồ Chỉ Minh)
Từ năm 2007, thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP các trường THPT công lập từng bước được giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Đến nay, đã có 97/98 trường THPT công lập được giao quyền tự chủ, chỉ còn 01 trường chưa được giao do vừa thành lập.
Trong năm qua, thực hiện chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố, hên Sở GDĐT - Tài chính cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế thực hiện các khoản thu chi trên địa bàn thành phố. Trong các văn bản hướng dẫn của Sở về công tác quản lý thu, chi đầu năm học đã phân biệt rõ giữa phí, lệ phí; thu hộ chi hộ và thu theo thỏa thuận tạo điều kiện cho các trường thực hiện đúng các văn bản hiện hành. Trong đó có chú ý đến mức sống của từng khu vực trên địa bàn quận, huyện để đảm bảo an sinh xã hội. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế QLTC cho cán bộ quản lý, phụ trách kế toán cho các đơn vị trực thuộc sở. Triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác QLTC; cập nhật những chế độ, chính sách mới cho GDĐT trong toàn ngành.
Căn cứ vào hướng dẫn kế hoạch năm học của Thanh tra bộ và tình hình thực tế tại địa phương, Thanh tra sở xây dựng kế hoạch có các nội dung cần tập trung thanh tra trong năm học.
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5, cho thấy:
- Việc thực hiện thu, chi các nguồn kinh phí như: ngân sách nhà nước cấp: thu sự nghiệp; nguồn thu viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật; nguồn khác: mức độ đánh giá 100% ý kiến cho rằng phù họp.
- Việc thực hiện thu, chi các khoản thu hộ chi hộ: mức độ đánh giá 41,2% ý kiến cho rằng phù hợp và 58,8% ý kiến cho rằng không phù hợp.
- Việc thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị: mức độ đánh giá 100% ý kiến cho rằng phù hợp.
- Việc thực hiện chi trả chế độ cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: mức độ đánh giá 100% ý kiến cho rằng phù hợp.
3
Yêu cầu đơn vị thanh tra báo cáo tình hình hoạt động tài chính cho đoàn thanh tra. Thời gian nộp báo cáo trước thời điểm thanh tra 3 ngày.
- Thòi kỳ thanh tra là từ 2 năm đến 3 năm kể từ thời điểm thanh tra: mức độ đánh giá 97,5% ý kiến cho rằng phù hợp và 2,5% ý kiến cho rằng không phù hợp.
Qua kết quả khảo sát cho thấy các nội dung thanh tra phần lớn là phù hợp với hoạt động TTTC trong lĩnh vực giáo dục ở địa bàn TP.HCM. Trong đó có: 9/10 nội dung thanh tra được đánh giá trên 95% là rất phù hợp và phù hợp; 01/10 nội dung thanh tra được đánh giá dưới 50% là không phù hợp. Điều này cho thấy việc xác định các nội dung TTTC ở các trường trung học phố thông công lập được sự đồng thuận cao sẽ tạo động lực tốt thúc đẩy hoạt động TTTC.
Tuy nhiên, có 01/10 nội dung thanh tra được đánh giá 58,8% ý kiến cho rằng không phù họp. Thực tế nhiều năm nay, các trường THPT công lập định ra nhiều khoản thu dưới danh nghĩa là khoản thu hộ chi hộ do nội dung thu này có thỏa thuận với cha mẹ học sinh và nhà trường chỉ là đơn vị thực hiện thu hộ và chi hộ cho cha mẹ học sinh. Chính vì suy nghĩ này nên nhiều trường không thực hiện việc ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán của trường mà chỉ để theo dõi bên ngoài và xem nội dung thu chi này không nằm trong hoạt động tài chính của nhà trường. Nội dung thu này chủ yếu là thu tiền nước uống, vệ sinh phí, tiền truy bài, tiền đồng phục, mua ghế nhựa, .... Bản chất của nội dung thu hộ chi hộ là thu đủ bù chi và không có chênh lệch thu lớn hơn chi. Tuy nhiên, nhà trường thực hiện thu nhiều hơn chi, xuất hiện chênh Theo văn bản hướng dẫn liên sở về thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác theo từng năm học đối với các khoản thu hộ - chi hộ thì phải thực hiện đầy đủ các chế độ QLTC theo quy định.
Chính vì sự hiểu sai, hiểu không đúng về nội dung thu hộ chi hộ này
Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy trình thanh tra tài chỉnh trường trung học phô thông
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.6, cho thấy:
- Việc chọn đon vị TTTC qua thông tin thu thập được từ công dân, báo đài, mức độ đánh giá 98,8% ý kiến cho rằng phù hợp và 1,2% ý kiến cho rằng không phù hợp.
- Chọn đơn vị thanh tra ngẫu nhiên, trong vòng từ 3 - 5 năm chưa được thanh tra, ở khu vực ngoại thành: mức độ đánh giá 92,5% ý kiến cho rằng phù hợp và 7,5% ý kiến cho rằng không phù hợp.
- Yêu cầu đơn vị thanh tra báo cáo tình hình hoạt động tài chính cho đoàn thanh tra. Thời gian nộp báo cáo trước thời điếm thanh tra 3 ngày: mức độ đánh giá 95% ý kiến cho rằng phù hợp và 5% ý kiến cho rằng không phù hợp.
- Thành lập đoàn TTTC không bao gồm thành viên của phòng KHTC: mức độ đánh giá 46,3% ý kiến cho rằng phù hợp và 53,7% ý kiến cho rằng không phù hợp.
đoạn chuẩn bị TTTC, việc có sự tham gia của thành viên phòng KHTC phụ thuộc vào quyết định của Chánh Thanh tra và Truởng đoàn thanh tra. Tuy nhiên, khi có sự tham gia của thành viên phòng KHTC thì công việc được tiến hành thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn. Nhưng, phòng KHTC là một phòng có chức năng quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động tài chính, kế toán ở các đơn vị nên khi tham gia đoàn khó tránh việc chồng chéo nhiệm vụ vừa TTTC vừa hướng dẫn, chỉ đạo nhà trường về nghiệp vụ kế toán. Điều này, sẽ dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra sẽ thiếu tính chính xác, khách quan.
Mặt khác, đoàn thanh tra không có thành viên phòng KHTC tham gia thì số lượng thành viên đoàn TTTC thường có 03 thành viên, trong đó chỉ có 01 cán bộ thanh tra phụ trách TTTC là người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán, tài chính. Với hạn chế về số lượng thành viên, đoàn thanh tra thì tiến độ thực hiện thanh tra sẽ chậm, giảm độ chính xác và làm tăng áp lực cho cán bộ TTTC. Hiện nay, do muốn nắm bắt tình hình thực tế và đế đánh giá chính xác hoạt động tài chính, kế toán tại trường THPT nên tất cả các đoàn TTTC đều không có sự tham gia của phòng KHTC.
- Thời gian làm việc của đoàn thanh tra là 1 ngày: mức độ đánh giá 71,2% ý kiến cho rằng không phù hợp. Với thời kỳ thanh tra thường trong vòng từ 2-3 năm, nhưng với một ngày làm việc thỉ đoàn thanh tra sẽ khó tiếp cận được hoạt động tài chính tại đơn vị một cách sâu sát đồng thời cũng gặp hạn chế trong việc tiếp xúc hồ sơ và phạm vi thanh tra. Tuy nhiên, với số theo quy định của Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán không thuộc Chánh Thanh tra Sở GDĐT mà thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Tài chính và Thanh tra viên tài chính. Do đấy, muốn xử phạt vi phạm hành chính thì phải chuyển hồ sơ và đề nghị Chánh Thanh tra Sở Tài chính xử phạt.
- Kiến nghị giải quyết các hạn chế của đoàn TTTC: có 26,2% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện tốt, 62,5% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện bình thưừng và 11,3% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện chưa tốt.
TTTC đánh giá, nhận định hoạt động tài chính kế toán của nhà trường dựa trên các quy định của nhà nước và cơ quan có thâm quyền qua các thông