SẢN XUẤT THUỶ TINH 1 Nguyên liệu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ hóa học đại CƯƠNG lưu sơn TÙNG (Trang 56 - 57)

2. SẢN XUẤT PHÂN ĐẠM

6.1. SẢN XUẤT THUỶ TINH 1 Nguyên liệu

6.1.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu chính:

 Cát (SiO2): là thành ph ần chủ yếu của các loại thủy tinh, chiếm 60 -70%. Trong cát còn chứa các oxit khác như CaO, MgO, Al2O3, Fe2O3. Nếu hàm lượng của Fe2O3 cao sẽ làm cho thủy tinh có màu làm giảm độ truyền ánh sáng. Thủy tinh thường đòi hỏi cát chứa Fe2O3≤ 0,2%, thủy tinh cao cấp ≤ 0,1%.

 Hàn the (Na2B4O7.10H2O): ở nhiệt độ cao hàn the bị phân hủy cung cấp cho thủy tinh B2O3. Oxit này làm giảm hệ số giãn nở của thủy tinh, tăng độ bền hóa, độ bền nhiệt. Nó thường được dùng cho thủy tinh trong phòng thí nghiệm, bóng đèn.

 Al2O3 làm tăng độ bền của thủy tinh, nhưng cũng làm cho quá trình nấu chảy

 Na2CO3: cung cấp Na2O cho thủy tinh. Có tác dụng hạ thấp nhiệt độ nấu và khử bọt.

Nếu Na2O nhiều sẽ làm giảm độ bền cơ học.

 BaO và PbO: làm cho thủy tinh có trọng lượng riêng lớn, chiết suất cao, ánh đẹp do đó được dùng trong việc sản xuất thủy tinh quang học. Hàm lượng PbO cao có thể tạo ra ngọc thạch nhân tạo để làm đồ trang sức.

Nguyên liệu phụ:

Là các nguyên liệu đưa vào thuỷ tinh giúp quá trình nấu nhanh và có tác dụng như là chất khử bọt, khử màu, nhuộm màu hoặc tăng cường một tính chất riêng biệt nào đó.

 Chất khử bọt: Là chất có thể giải phóng khỏi thuỷ tinh các bọt khí. Các chất khử bọt thường dùng là muối nitrat, oxyt asen, sunfua, các muối fluor và amoni Ví dụ: NaNO3 =Na2O+N2 +O2

 Chất nhuộm màu: Gồm 2 loại

Chất nhuộm màu phân tử: Đó là các oxyt vô cơ mang màu Mn2O3: Cho màu tím Selen: Màu hồng Coban: Màu đen đến xanh đậm Oxyt sắt: Màu vàng, xanh lục

Oxyt Cu, Cr: Màu vàng

Chất nhuộm màu phân tán keo

Gồm các hợp chất của Au, Cu, Sb (Antimon) nằm trong thuỷ tinh ở dạng phân tán keo thu ỷ tinh, sau khi tạo hình thì đem gia công lần thứ hai với các chất nhuộm màu trên và sẽ cho các màu sắc khác nhau Cu2S, Sb2O3: Cho màu đỏ Au: Cho màu tía

 Chất gây đục: Chủ yếu là các hợp chất chứa Fluor như CaF2, Na2SiF6AlF3 tạo cho thuỷ tinh có màu trắng như sữa, như màu của sứ.

 Chất khử màu: Trong cát chứa nhiều ion Fe2+ sẽ cho màu tự nhiên của thuỷ tinh là màu xanh lục vì ion này gây màu rất mạnh. Để nhuộm màu trước hết phải khử màu Fe2+ bằng cách chuyển FeO = Fe2O3= dùng chất oxy hoá NaNO3.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ hóa học đại CƯƠNG lưu sơn TÙNG (Trang 56 - 57)