2. SẢN XUẤT PHÂN ĐẠM
2.1. Sản suất amoni nitrat
Amoni nitrat chứa 35% nitơ, là một trong những loại phân đạm thường dùng. Nó có thể dùng cho bất kỳ loại đất nào và bất kỳ loại cây cối nào. Nhược điểm cơ bản của loại phân này là:
Có khả năng gây nổ rất mạnh vì vậy khó bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, tàng trữ và vận chuyển.
Dễ hút nước và khi thay đổi nhiệt độ, dễ chuyển một phần thành dạng tinh thể, dễ vón cục.
Thường sản xuất theo hai phương pháp: phương pháp bốc hơi và không bốc hơi. Nguyên tắc sản xuất dựa vào phản ứng
Q+ + NO NH = HNO + NH3 3 4 3 ∆H < 0
Là phản ứng dị thể, tỏa nhiệt nên tận dụng nhiệt toả ra để cô đặc NH4NO3. Quá trình sản xuất gồm 4 giai đoạn
Giai đoạn trung hoà:
Để tăng bề mặt tiếp xúc người ta xếp trong thùng trung hoà những tấm đệm. Dùng vòi phun NH3 qua lớp HNO3 tẩm trên các tấm đệm
-Nhiệt độ phản ứng: 110 -1350C
Thiết bị trung hòa HNO3 bằng NH3
1. Vỏ ;
2. Vùng trung hòa ; 3. Dung dịch NH4NO3
Giai đoạn cô đặc
Sau khi ra khỏi thiết bị trung hoà phải tiến hành cô đặc ở nhiệt độ 1500C, P= 9atm để nâng cao nồng độ chuẩn bị cho giai đoạn kết tinh.
Cuối gia đoạn này nồng độ NH4NO3 đạt 82-84%
Giai đoạn kết tinh tạo hạt
Trước khi qua thiết bị kết tinh dung dịch NH4NO3 được chảy qua thiết bị cô đặc thứ 2 để nâng cao nồng độ lên 98%. Phun dung dịch NH4NO3 ở nhiệt độ t= 1600C từ thiết bị cô đặc qua tháp tạo hạt. Các tia dung dịch NH4NO3lỏng phun xuống gặp luồng không khí lạnh được hút từ dưới lên bằng quạt gió, nhiệt độ hạ xuống trong khoảng 60-900C. Ra khỏi thiết bị gặp không khí các hạt ẩm kết tinh.
Sấy
Làm giảm độ ẩm của hạt NH4NO3 xuống còn 0,9-1%. Phương pháp thường dùng là thổi luồng không khí lạnh -100 C ngược chiều với NH4NO3
* Yêu cầu công nghệ:
-Nồng độ HNO3 45-50%; amoniac 60-80%, áp suất 2,5-3,8 atm.