Mô hình tính toán trong chƣơng trình COBRA-EN 1 Sơ đồ node hóa vùng hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng thủy nhiệt lò phản ứng VVER 1000 trong một số điều kiện chuyển tiếp và sự cố (Trang 35 - 38)

1. Sơ đồ node hóa vùng hoạt

Thực hiện tính toán với 1/6 vùng hoạt của lò phản ứng với phân bố công suất tại mỗi bó được cho trên hình 2.3. Sơ đồ số hiệu của mỗi kênh tải nhiệt được minh họa trong hình 2.4.

Mục đích của phần tính toàn này là lựa chọn mô hình truyền nhiệt thích hợp trong chương trình COBRA-EN để tính toán phân bố nhiệt độ trong chất tải nhiệt. Kết quả này sẽ là một tiền đề cho việc ứng dụng nghiên cứu dòng hai pha (cụ thể là phân bố pha hơi) trong vùng hoạt (Nội dung nghiên cứu sinh của Hoàng Minh Giang).

Hình 2.4. Số hiệu của các đơn kênh trong mô hình tính toán

Có 3 loại kênh trong mô hình tính toán trên. Số liệu hình học cho mỗi đơn kênh (một bó nhiên liệu) là: Kênh giữa: - Diện tích dòng chảy: 0.0257 m2 - Chu vi ướt: 8.9199 m - Chu vi đốt nhiệt: 8.9199 m Kênh cạnh (kênh 2, 3, 4, 5) : - Diện tích dòng chảy: 0.0257 m2 - Chu vi ướt: 9.1898 m - Chu vi đốt nhiệt: 8.9199 m Kênh góc (kênh 1 và kênh 6):

- Diện tích dòng chảy: 0.0257 m2 - Chu vi ướt: 9.3249 m

2. Điều kiện chuyển tiếp suy giảm dòng chảy (LOFA)

Với kết quả tính toán từ bài toán LOFA bằng chương trình RELAP5/MOD3.3 cho ta được diễn biến suy giảm dòng chảy trong vùng hoạt lò phản ứng. Kết quả tính toán này sẽ được nhập vào input của chương trình COBRA-EN. Kết quả tính toán của chương trình COBRA-EN sẽ cho kết quả diễn biến của các thông số thủy nhiệt trong vùng hoạt lò phản ứng. Bảng giá trị chuyển tiếp của các thông số: áp suất, công suất, nhiệt độ lối vào vùng hoạt, lưu lượng lối vào vùng hoạt sẽ được trình bày trong phần sau.

Chƣơng 3.

Tính toán và phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng thủy nhiệt lò phản ứng VVER 1000 trong một số điều kiện chuyển tiếp và sự cố (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)