II. KIẾN NGHỊ VỚI CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN, ĐOÀN CẤP TRÊN, NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH:
7. Đối với nhà trường.
Cần phải kết hợp trong giảng dạy, nhất là các chuyên môn sâu về lịch sử văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc. Phối hợp chặt chẽ thiết thực hơn trong việc cùng đoàn thanh niên triển khai thực hiện các phong trào như “xóa mù chữ, chống tệ nạn xã hội, thanh niên với dân số, sức khỏe môi trường”. Để giúp các em hiểu biết về cội nguồn lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, vì chính các em sẽ là thế hệ kế tục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
III.KẾT LUẬN
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân- cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ- tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ kính yêu ví tuổi trẻ như mùa xuân – mùa xuân tràn trề nhựa sống, mùa xuân của đâm chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái, mùa của tình yêu tuổi trẻ với bao khát vọng lớn lao. Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thực tế cuộc sống xã hội đang thúc bách chúng ta phải tìm hiểu, cải tạo và xây dựng con người mới, xây dựng xã hội văn minh, những hình thức sinh hoạt mang yếu tố lạc hậu cần được cải tạo, những thói quen tập quán, thủ tục rườm rà cần phải xóa bỏ, ngược lại các giá trị tốt cần phải được trân trọng, giữ gìn để phát huy.
Vấn đề giáo dục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên huyện Mường La Tỉnh Sơn La đang trở lên những vấn đề rất cần thiết giúp thanh niên đẩy lùi được các hiện tượng phản văn hóa, các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu của xã hội. Bản sắc văn hóa là một cấu thành của đời sống văn hóa, làm phong phú hơn đời sống con người. Nó là một mặt tổng hợp những thành tố văn hóa trong đời sống xã hội, trong quá trình chuyển tải bản sắc văn hóa chính thế hệ trẻ và tổ chức Đoàn họ là những người đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công.
Thế hệ trẻ các dân tộc huyện Mường La tỉnh Sơn La qua các thời kỳ đã xây dựng được nét văn hóa riêng trên tất cả các lĩnh vực, chính điều này đã góp phần khẳng định sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Ngày nay đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng có vai trò to lớn.
Phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tổ chức Đoàn thanh niên miền núi là một yêu cầu cơ bản để nếp sống văn hóa nói chung và văn hóa từng dân tộc trong cộng đồng Việt Nam nói riêng có điều kiện phát triển, cần phải có những chính sách đãi ngộ phù hợp với từng vùng, miền đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cần phải được quan tâm đầu tư, có như vật mới khai thác, xây dựng, giữ gìn được những nét đẹp tinh hoa trong từng dân tộc.
Văn hóa là cái mạnh mẽ nhất vì nó vượt qua không gian và thời gian để khẳng định bản sắc dân tộc. Trên thị trường quốc tế, do vậy giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một hướng đi đúng. Tìm cái hay, cái đẹp để phát huy, giữ gìn, thấy cái hạn chế lỗi thời để khắc phục. Chúng ta tin tưởng rằng với tinh thần nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng, với sự lỗ lực của mỗi người, mỗi ngành và toàn xã hội nếp sống văn hóa, bản sắc văn hóa nói riêng và đời sống văn hóa nói chung sẽ ngày một phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam ngày thêm tươi đẹp.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chuyên đề “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc huyện Mường La tỉnh Sơn La, còn bộc lộ một số khó khăn về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thực trạng tình hình việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của huyện Mường La cho thấy nhiều điều kiện bất cập, thể hiện ngay trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số cán bộ còn chưa sâu, chưa cụ thể còn mang tính hình thức, quần chúng nhân dân còn mơ hồ trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa, một số cơ sở còn hiểu sai, làm chưa đúng theo nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về vấn đề giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không ít thanh niên còn sống tự do, buông thả, còn chạy theo sức mạnh của đồng tiền giao du hội nhập đua đòi, chạy theo lối sống phương tây, tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp với điều kiện phát triển của nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, văn hóa của huyện Mường La tỉnh Sơn La.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐCSVN: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
2. ĐCSVN: Văn kiện Đảng về công tác thanh niên. NXB 62 Bà Triệu – Hà Nội.
3. ĐCSVN. Nghị quyết hộ nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (Khóa VIII). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
4. ĐCSVN. Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu nghị quyết hội nghị lần thứ sáu (lần hai) Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
5. Đoàn TNCS HCM. Văn kiện đại hội Đoàn TNCS HCM lần thứ VII, NXB Thanh niên, Hà Nội 1997.
6. Đoàn TNCS HCM. Đoàn TNCS HCM 70 năm xây dựng và trưởng thành, NXB Thanh niên, Hà Nội 2001.
7. Đảng bộ huyện Mường La tỉnh Sơn La: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Mường La tỉnh Sơn La lần thứ XI, Mường La 2001.
8. Đảng bộ huyện Mường La tỉnh Sơn La: Lịch sử Đảng bộ huyện Mường La tỉnh Sơn La tập I, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
9. Đoàn TNCS HCM huyện Mường La tỉnh Sơn La: Văn kiện đại hội Đoàn toàn huyện Mường La tỉnh Sơn La lần thứ VIII, 1997.
10. Đoàn TNCS HCM huyện Mường La tỉnh Sơn La: Lịch sử Đoàn TNCS HCM và phong trào thanh thiếu niên huyện Mường La tỉnh Sơn La, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1996.
11.Đoàn TNCS HCM huyện Mường La tỉnh Sơn La: Văn kiện Đại hội Đoàn toàn huyện Mường La tỉnh Sơn La lần thứ IX, Mường La 2002. 12.Xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh thiếu nhi: NXB Thanh niên,
13.Báo cáo tổng kết công tác văn hóa thông tin – thể thao, phòng văn hóa huyện Mường La tỉnh Sơn La năm 2007, 2008, 2009.
14.Báo cáo tổng kết công tác tư tưởng- văn hóa của Đoàn thanh niên huyện Mường La tỉnh Sơn La từ đại hội Đoàn lần thứ VII đến nay. 15.Và một số tài liệu khác.