Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá:

Một phần của tài liệu Đoàn TNCS hồ chí minh huyện mường la tỉnh sơn la với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 25 - 27)

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA HUYỆN MƯỜNG

2. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá:

Huyện Mường La - Sơn La là một huyện lỵ của trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị với diện tích tự nhiên là 27,5ha, trong đó đất nông nghiệp có khả năng nông nghiệp chiếm gần 17% đất lâm nghiệp khả năng lâm nghiệp chiếm trên 60% tổng diện tích đất tự nhiên. Huyện Mường La - tỉnh Sơn La gồm có 16 xã: Ít Ong, Nặm Păm, Ngọc Chiến, Pi Toong, Mường Trai, Chiềng Lao, Hoa Trai, Chiềng Công, Chiềng Ân, Nặm Dôn, Chiềng Muôn, Mường Chim, Mường Bú, Chiềng San, Chiềng Hoa, Tạ Bú.

Từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp trong những năm qua Mường La- Sơn La không ngừng phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả bền vững. Mường La - Sơn La đã trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhất của huyện, nhiều công trình đã được khởi công trên địa bàn huyện Mường La - Sơn La như: Thủy điện Sông Đà, thuỷ điện Nặm Chiến, thủy điện Huổi Quảng đã được khởi công và được đưa vào sử dụng, các nhà máy, xí nghiệp đang dần được nâng cấp và tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao...

Hiện nay Mường La - Sơn La đã dần chuyển sang hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần gắn với thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế từng vùng, về nông nghiệp người dân trong huyện Sơn La chủ yếu là trồng màu, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm theo đàn nhỏ, nhưng còn rất nhiều khó khăn thiếu cơ sở vật chất - kỹ thuật và thị trường tiêu thụ.

Lâm - ngư nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện Mường La - tỉnh Sơn La với diện tích rừng khá lớn và dòng suối Nặm Păm chảy qua Sông Đà, không chỉ thế mà hoạt động giao lưu buôn bán của người dân trong huyện ngày càng được mở rộng để giao lưu cùng với các huyện bạn và cả tỉnh làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Về công nghiệp, Mường La - Sơn La có ngành công nghiệp đang phát triển, chủ yếu các nhà máy, xí nghiệp tập trung ở trong huyện Mường La - tỉnh Sơn La như: nhà máy xi măng, nhà máy dâu tơ tằm, nhà máy gạch tuy nen, nhà máy mía đường nhà máy giấy... các khu công nghiệp chế biến thực phẩm như: chè, cà phê... tài nguyên khoáng sản cũng đang được chú trọng khai thác, ngoài ra còn có các mỏ diêm tiêu...

Về giao thông: các tuyến giao thông ở trong huyện Mường La - Sơn La khá phát triển, có tuyến đường quốc lộ 06, các tuyến đường giao thông liên huyện, lên xã dài 1316, trong đó có hơn 30km đường nhựa, hơn 30km đường cấp phối.

Về danh lam thắng cảnh của huyện Mường La - tỉnh Sơn La mang một vẻ đẹp huyền bí, độc đáo, thơ mộng của rừng núi ngút ngàn màu xanh với các

địa danh nổi tiếng như: rừng dẻ, hồ tiền phong... cùng với các danh lam thắng cảnh của Mường La - Sơn La còn có nhiều di tích lịch sử - cách mạng gắn với tên tuổi các bậc tiền bối cách mạng: Trường Chinh, Tô hiệu, chiến sỹ Lò Văn Giá, nhưng di tích lịch sử đáng chú ý nhất là nhà tù Mường La - Sơn La với cây đào Tô Hiệu được nhà nước xếp hạng vào năm 1962, bên cạnh đó còn có các di tích lịch sử quan trọng như: cây đa Bản Hẹo, văn bia Quế Lâm ngự chế, núi hài...

Huyện Mường La - Sơn La còn là địa bàn rộn ràng của nhiều lễ hội, nhất là vào mùa xuân, lễ hội hoa của người Thái vào tháng 2 âm lịch diễn ra khi hoa ban nở trắng rừng, rồi tèo tung còn tìm bạn của người Tày, hội Pang - Cẩu Nô cảu người Khơ Mú, Xinh Mun... và cả những nhịp điệu xoè hoa của những thiếu nữ lấp lãnh trong trang phục áo cóm, với âm thanh tiếng khèn du dương của các chàng trai đang tìm bạn. Hàng năm ngành du lịch huyện Mường La - tỉnh Sơn La đã đón trên 35,7 nghìn khách trong nước và gần 3 nghìn khách quốc tế đến thăm quan, với ngành du lịch hiện nay thì huyện Mường La - tỉnh Sơn La đang có rất nhiều triển vọng để phát triển.

Một phần của tài liệu Đoàn TNCS hồ chí minh huyện mường la tỉnh sơn la với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w