III Nhứng giảipháp tăng cườngvai trò quản lý của nhà nước và vai trò chủ đạo
2. Những giảipháp tăng cườngvai trò chủ đạo của thnah phần kinh tế nhà nước,
nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
Để tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước đảm bảo tính định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước_là nhân tố đóng vai trò chủ đạo của KTNN. Những giải chủ yếu bao gồm:
_ Sớm thành lập tập đoàn đầu tư nhà nước chuyên lo quản lý, sử dụng vốn sở hứu nhà nước tại doanh nghiệp. Tập đoàn đầu tưnhà nước do chính phủ quyết định thành lập. Tập đoàn chịu trách nhiệm phê duyệt điều lệ định hướng chiến lược phát triển và nhân sự của doanh nghiệp. Tập đoàn làm chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ở tất cả cac doanh nghiệp nhà nước. Bằng giải pháp này , Bộ quản lý ngành sẽ chỉ còn chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành, không còn chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước như hiện nay, khắc phục tình trạng “ vừa đá bóng vừa thổi còi”, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý doanh nghiệp, một vấn đề rất bức xúc lâu nay chưa giải quyết. Một số ý kiến lo ngại cho rằng khu vực nhà nước ở nước ta hiện còn rất lớn, tất cả các bộ quản lý chuyên ngành đều có chức năng đại diện chủ sở hữu vốn chủ sở hữu vốn nhà nưóc ở các doanh nghiệp thuộc ngành mình quản lý mà việc quản lý còn chưa tốt, vậy một tập đoàn đầu tư sẽ hoạt động thế nào. Thực ra, khó khănvề chuyển đổi tổ chức, những lực cản liên quan đến lợi ích, đến thói quen của cách làm cũ là điều chúng ta phải tính đến nhưng nhất định phải làm được. Điều quan trọng là mô hình mới nhờ tách được những chức năng quản lý doanh nghiệp ra khỏi chức năng quản lý nhà nước, những tiêu cực do tình trang “ vừa đá bóng vừa thổi còi” gây nên sẽ không còn nữa, trách nhiệm quản lý được nâng lên. Mô hình mới cũng cho phép công tác quản lý được thực iện tập trung, thống nhất và đồng bộ hơn, đỡ cồng kềnh hơn, thời gian xử ký nhan hơn. Hiệu quả quản lý từ đó chắc chắn sẽ được nâng cao.
_ Khẩn trương tiến tới tất cả các loại hình doanh nghiệp đều thực hiện chung một luật doanh nghiệp. Hiện nay DNNN còn được quá nhiều ưu đãi dưới nhiều hình thức như ưu đãi về thị trường kinh doanh, về tín dụng, khoanh nợ, xoá nợ, dàn nợ tràn lan vô thời hạn, bao cấp về sư dụng đất đai,.. Tình trạng phân biệt đối xử nêu trên làm cho môi trường cạnh tranh không lành mạnh, làm chậm trễ thêm tiến trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
_ Rà soát, sắp xếp lại, thu gọn bớt DNNN theo hướng vốn thuộc sử hữu nhà nước chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không đủ khả năng về vốn, về kĩ thuật, hoặc một số mặt hàng trước mắt cần bảo hộ của nhà nước
trong thời gian nhất định. Giảm cơ cấu về số lượng doanh nghiệp tới giới hạn cần thiết. Theo đó, tiếp tục phân loại doanh nghiệp nhà nước theo bốn nhóm đã xác định. Nhóm 1, là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt, liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia. Nhóm 2 , là những doanh nghiẹp hoạt dộng trong những ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, những ngành mà khu vực kinh tế tư nhân không có khả năng đầu tư . Nhóm 3, là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và sinh lợi lớn tạo nguồn thu chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Nhóm 4, là các doanh nghiệp còn lại, cần được đẩy mạnh việc cổ phần hoá và các giải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữ. Cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ của chủ sỏ hữu doanh nghiệp nhà nước, vì vậy cần giao cho cơ quan trực thuộc Chính phủ có dủ quyền hạn để làm việc này(ngoài ra còn phải có những tiêu thức cụ thể cho việc sắp xếp, quy hoạch lại DNNN).
_ Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN bằng việc triển khai đồng bộ những biện pháp chủ yếu sau: Một là đổi mới quá trình cổ phần hoá, từ cổ phần hoá chủ yếu là donh nghiệp nhỏ thua lỗ chuyển sang cổ phần hoá cả những doanh nghiệp lớn, các tổng công ty, các doanh nghiệp làm ăn có lãi; từ cổ phần hoá DNNN trong một số lĩnh vực rất hạn chế sang cổ phần hoá các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hoá; từ hình thức cổ phần hoá nội bộ là chính sang bán ra bên ngoài, kể cả cho các nhà đầu tư cho nước ngoài. Hai là, tiếp tục lựa chọn một số tổng công ty DNNN lớn trong các lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để thí diểm cổ phần hoá. Tuỳ theo đặc diểm và nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức cổ phần hoá phù hợp theo nguyên tắc: dơn giản thủ tục , sau cổ phần hoá doanh nghiẹp mạnh hơn về vốn, thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp , thêm bạn hàng chiến lược, mở rộng thị trường vốn công nghệ đảm bảo lợi ích chi người lao động , không gây thất thoát tài sản nhà nước. Ba là đổi mới cách xác định giá trị doanh nghiệp gắn với đổi mới phương thức bán cổ phiếu đối vơí doanh nghiệp cổ phần hoá. Mở rộng hình thức định giá thông qua các tổ chức thẩm định giá, kiểm toán, tư vấn tài chính đối với doanh nghiệp vừa và lớn; đối với tổng công ty nên thuê các tổ chức định giá nước ngoài; đồng thời gắn quá trình CPH với niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
_ Chuyển đổi mô hình hoạt động của các công ty nhà nước hiện nay sang mô hình công ty mẹ-công ty con. Hoạt động trong mô hình các tổng công ty nhà nước hiện nay quyền tự chủ của của các doanh nghiệp thành viên vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ. Theo quy định hiện hành, rấy nhiều vấn đề quan trọng như kế hoạch hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm , phần lớn cac dự án đầu tư, tổng biên chế lao động, đơn giá tiền lương , nhiều vấn đề về thanh lý tài sản, về giải quyết công nợ tồn đọngvv..đều phải chờ ý kiến phê duyệt của tổng công ty mới được thực hiện. Nhiều trường hợp bỏ lỡ thời cơ kinh doanh. Trong quy dịnh hiện hành cũng chưa có diểm nào nói rõ quyền hạn của tổng công ty và công ty thành viên trong việc phân phối sử dụng số lợi nhuận còn lại của tổng công ty thành viên sau khi nộp thuế. Thực hiện mô hình công ty mẹ-công ty con, moi hoạt động của công ty con dược thực hiện theo luật doanh nghiệp, vì vậy mọi phiền hà chậm trễ do cơ chế xin-cho, phê duyệt trước đây sẽ không còn nữa, trách nhiệm và quyền tự chủ của doanh nghiệp được nâng cao, đồng thời về phía mình các tổng công ty nhà nước cũng có quỳen cao hơn trong việc thực hiện quá trình tích tụ và tập trung vốn của mình. HIện nay một số công ty đã tiến hành chuyển dổi sang mô hình này và đã đạt được những thành công đáng kể, năng suất sản lượng tăng lên rõ rệt mặc dù lao động dược giảm bớt.
_ Tiếp tục đổi mới căn bản cơ chế quản lý các dự án đầu tư với tư cách là đại diện chủ sử hữu vốn tại DNNN , các cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên phê duyệt dịnh hướng vào những dự án đầu tư có giá trị từ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên. Tầm quan trọng của mỗi dự án phụ thuộc vsào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Việc phân biệt tầm quan trọng của các dự án theo kiểu phân loại A, B, C, như hiện nay là không hợp lý.
_ Tách việc thực hiện các chính sách xã hội ra khỏi hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là hoạt động kiếm lời. Thực hiện chính sách xã hội thuộc trách nhiệm của nhà nước. Giá cả của sản phẩm cần được xác định trên cơ sở giá thị trường. NHà nước yêu cầu doanh nghiệp bán sản phẩm cho các đối tượng thuộc diện bảo đảm chính sách xã hôị thì nhà nước phải bù chênh lệch cho doanh nghiêp hoặc có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, về thuế, về tín dụng, về đào tạo, về chuyển giao công nghệvv..
Kết luận
Chủ trương chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã là một thành tựu to lớn của Đảng ta.Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển đồng thời từng bước hội nhập vào tiến trình phát triển hiện đạI của nền kinh tế toàn cầu, làm cho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đạI hoá của Việt Nam đạt được những kết quả to lớn.
Tuy nhiên con đường đI đến đích xã hội chủ nghĩa còn nhiều gian nan, thử thách.Trên con đường này, hai nhân tố quan trọng giúp cho nền kinh tế nước ta đI đúng hướng chính là vai trò quản lý kinh tế của nhà nước và vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.Vai trò của nhà nước là bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế, xã hội; định hướng cho sự phát triển kinh tế, đIều tiết để kinh tế phát triển ổn định; đảm bảo cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả; Khắc phục và hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước thể hiện ở chỗ kinh tế nhà nước là lực lượng mở đường, hỗ trợ và định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước; Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất để nhà nước đIều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế; Kinh tế nhà nước là đòn bẩy để tăng trưởng kinh tế và giảI quyết các vấn đề xã hội.
Mặc dù trước đây chưa có tiền lệ sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nhưng bằng lý luận và những thực tiễn bước đầu ở Việt Nam chứng tỏ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phảI là ảo tưởng mà là có thể thực hiện được nếu biết kết hợp vai trò quản lý của nhà nước cùng với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế đồng thời không ngừng nỗ lực tăng cường hiệu quả hoạt động của hai nhân tố này. Hiện tạI vai trò quản lý kinh tế của nhà nước ta cũng như vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nói chung vẫn còn nhiều yếu kém. Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nhưng nguyên nhân chính là do nền kinh tế thị trường mới được hình thành nên những tư tưởng, quan niệm cũ của cơ chế kế hoạch hoá vẫn còn tồn tạI, ngoàI ra là do sự thụ động, thiếu tìm tòi sáng tạo của đội ngũ quản lý. Tuy nhiên nếu chúng ta thực hiện tốt những giảI pháp
được đưa ra và cùng với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, nhất định công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ thành công.
Tài liệu tham khảo
Tạp chí Lý luận chính trị, số 3- 2004, số 8- 2004 Tạp chí kinh tế và phát triển
Tạp chí Cộng sản, số 18( tháng 9 năm 2004)
Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác-Lênin-Nxb Chính trị quốc gia Tạp chí Kinh tế và dự báo số 5/2004
Mục lục
I. Lý luận chung về kinh tế thị trường( KTTT) định hướng XHCN. ... 1
2. Kinh tế thị trường... 1
1.1. Khái niệm KTTT ... 1
1.2. Cơ chế thị trường ... 1
2. Kinh tế thị trường định hưỡng XHCN... 3
2.1. Khái niệm KTTT định hướng XHCN ... 3
2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế thị trường TBCN và KTTT định hướng XHCN ... 3
3. Những nhân tố bảo đảm tính định hướng XHCN của nền KTTT ở VN ... 5
3.1. Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước... 5
3.1.1 Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước ... 5
3.1.2. Nội dung quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam ...10
3.1.3. Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước XHCN ở Việt Nam ...11
3.2. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. ...13
3.2.1. KháI niệm thành phần kinh tế nhà nước ...13
3.2.2. Vì sao kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo...15
3.2.3 Nội dung vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ...16
II. Thực trạng những nhân tố bảo đảm tính định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta ... 18
1. Thực trạng vai trò quản lý kinh tế của nhà nước ... 18
1.1 Mặt mạnh trong quản lý kinh tế của nhà nước ta ...18
1.2 Mặt yếu trong quản lý kinh tế của nhà nước ta ...19
1.3 Nguyên nhân những mặt yếu kém trong quản lý kinh tế của nhà nước ta ... 20
2. Thực trạng về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ...21
III Nhứng giải pháp tăng cườngvai trò quản lý của nhà nước và vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước... 25
1. Những giải pháp tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước ...25
2. Những giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của thnah phần kinh tế nhà nước, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ...26
Kết luận