III Nhứng giảipháp tăng cườngvai trò quản lý của nhà nước và vai trò chủ đạo
1. Những giảipháp tăng cườngvai trò quản lý kinh tế của nhà nước
Vai trò quản lý kinh tế nhà nước là nhân tố quyết định nhất đảm bảo cho tính định hướng XHCN của nền KTTT ở Việt Nam. Để nhà nước làm tốt vai trò quản lý của mình, đưa nền kinh tế phát triển bền vững theo định hướng đã chọn, cần có những giải pháp sau:
_ Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, trước hết phải xác định rõ phạm vi, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế; tách chính quyền ra khỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trừ một số ít công trình, dự án dịch vụ công thiết yếu, chính quyền là chủ đầu tư trực tiếp tổ chức đấu thầu thực hiện, chính quyền các cấp sẽ không tham gia vào các dự án sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải đóng vai trò chủ chốt trong tất cả các hoạt động ddầu tư, kinh doanh. Nhà nước trung ương tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước; thực hiện các biện pháp điều tiết vĩ mô đối với toàn bộ đối với toàn bộ nền kinh tế. Chính quyền các địa phương cần được phân cấp đầy đủ hơn quyền hạn và trách nhiệm trong việc tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế do nhà nước trung ương ban hành, xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
địa phương , đồng thời hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
_ Đổi mới công tác kế hoạch cả về nội dung lẫn phương pháp. Tập trung nhiều hơn cho cho đổi mới công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược và quy hoạch phải được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khoa học chuẩn xác với sự tham gia rộng rãi của các cơ quan tổ chức, người dân, đặc biệt là các viện nghiên cứu, các nhà khoa học. Sau khi xây dựng xong phải được công bố phổ biến rộng rãi để định hướng cho xã hội, người dân tham gia thực hiện. Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm cảu cả nước cũng như các địa phương phaỉ hết sức cụ thể, và chỉ nên bao gồm một số ít chỉ tiêu định hướng về tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô, xoá đói giảm nghèo, văn hoá, y tế, xã hội, môi trường, chương trình đầu tư công cộng...
_ Hoàn thiện và sử dụng có hiệu lực và hiệu quả hệ thống công cụ điều tiết vĩ mô. Mục tiêu điều tiết vĩ mô và mục tiêu yêu cầu tổng thể đã được xác định trong kế hoạch nhà nước phải là căn cứ chủ yếu để chế định chính sách tài chính, tiền tệ. Chính sách tài chính phải trởt hành công cụ quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tối ưu hoávà điều tiết thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và trình độ phát triển giữa các tầng lớp và các vùng. Chính sách tiền tệ phải phát huy tác dụng quan trọng trong bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và kinh tế vĩ mô.
_ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Phải cương quyết xoá bỏ bao cấp, giảm thiểu tối đa cơ chế xin cho, xin cấp phếp; mở rộng chế độ đăng ký; thực hiện nguyên tắc người dân và doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. _ Đơn giản hoá thủ tục đầu tư, thành lập daonh nghiệp, gia nhập thị trường một cách tối đa trên cơ sở quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nhân, doanh nghiệp. Nhà nước chỉ phê duyệt cấp phép các dự án quan trọng liên quan đến an ninh kinh tế, có ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, đến quy hoạch tổng thể và các dự án cho Chính phủ đầu tư. Đối với các dự án còn phải phê duyệt, cấp phếp đầu tư, cần có quy chế phân cấp hợp lý theo chính quyền các địa phương theo nguyên tắc phân quyền gắn vơí trách nhiệm, mở rộng phân cấp gắn với tăng cường kiểm tra giám sáy cảu
cấp trên đối với việc thi hành luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch chung của cấp dưới...
_ Đổi mới cơ chế quản lý về thuế trên cơ sở hoàn thiện pháp luaatj về thuế theo hướng đơn giản, mặt bằng về thuế rộng, tỷ lệ thuế thấp, thu và quản lý thuế nghiêm túc. Đẩy nhanh việc áp dụng chế độ để doanh nhân, doanh nghiệp khai nộp thuế, cơ quan thuế giám sát kiểm tra thay cho cách để cho cán bộ thuế trực tiếp tính thuế, thu thuế như lâu nay.
_ Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội về các sản phẩm, dịch vụ công bằng việc xác định rõ những sản phẩm, dịch vụ nào thuộc trách nhiệm nhà nước phải cung cấp miến phí hoặc không thể thương mại hoá, còn lại là những sản phẩm, dịch vụ công cộng được xã hội hoá. Đối với loại sản phẩm dịch vụ công thứ nhất, nhà nước căn cứ vào tính hiệu quả để quyết định thông qua tổ chức của mình hay các đơn vị sự nghiệp hoặc thông qua đấu thầu để có được sản phẩm dịch vụ cung cấp cho xẫ hội. Đối với loại sản phẩm dịch vụ công thứ hai, cần phải mở rộng để các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Do vậy đồng thời với việc đổi mới hoàn thiện thể chế daonh nghiệp, cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế các đơn vị sự nghiệp khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin...
_ Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức nhà nước, xây sựng bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước trong sạch. Nền kinh tế nước ta có thể quá độ lên CNXH chính là cố điều kiện tiên quyết: chính quyền thuộc về nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo cảu Đange Cộng sản Việt Nam. Chỉ có một nhà nước mà đội ngũ của nó là những người toàn tâm , toàn ý phục vụ nhân dân mới có thể ngăn ngừa được nguy cơ đưa nền kinh tế nước ta đi chệch hướng XHCN.Cần có những biện pháp điều tra làm rõ và trừng phạt nghiêm khắc những hành vi tham nhũng nhằm giảm tệ nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước ta.