II. Thực trạng những nhân tố bảo đảm tính định hướng XHCN của nền KTTT ở
2. Thực trạng về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
Như đã trình bày ở phần trước,thành phần KTNN bao gồm 2 bộ phận cấu thành: DNNN và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo của KTNN.Vai trò chủ đạo của DNNN thể hiện ở chỗ duy trì tỷ trọng tương đối lớn trong những cân đối then chốt về sản lượng chủ yếu, cân đối ngoạI tệ, nộp ngân sách. Vai trò nêu gương dẫn dắt cảu DNNN thể hiện ở hiệu quả kinh tế, tiến bộ công nghệ, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của DNNN trong từng ngành và trong quá trình hội nhập. Vì vậy trong vai trò chủ đạo của thành phần KTNN, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong những năm vừa qua, DNNN đã có những bước tiến mới phát triển và ngày càng hoàn thiện. Những mặt làm được của DNNN như hội nghị TƯ 3 khoá IX đã đánh giá:” DNNN đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để KTNN thực hiện vai trò chủ đạo ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực của đất nước. DNNN chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu nngân sách, kim ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài; là lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. “ Theo kết qủa đIều tra doanh nghiệp tính đến ngày 1\1\2004 cho thấy DNNN chiếm 8,5% số lượng doanh nghiệp cả nước và 48,5% lao động, 62,1% về nguồn vốn, 57,5% về doanh thu và 52,6% về nộp ngân sách. Hệ thống DNNN đã tạo ra được một lực lượng vật chất cần thiết cho việc tác động chi phối và hợp tác trong thực hiện cân đối chủ yếu của nền kinh tế, ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt, dẫn dắt, lôI cuốn và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác hoạt động hướng vào mục tiêu chung do nhà nước dề ra .
Tuy nhiên, bên cạnh những kết qủa nêu trên, DNNN hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém:
_ Số DNNN kinh doanh bị lỗ còn chiếm tỉ trọng cao, trong khi tỉ trọng vốn đầu tư vào DNNN là cao nhất (chủ yếu là vốn từ ngân sách nhà nước). Năm 2004, số DNNN có lãI
chỉ chiếm 83%, số doanh nghiệp bị lỗ chiếm 14,7%.ĐIều đó đòi hỏi cần xem xét lạI mục đích đầu tư, ngành nghề đầu tư, lĩnh vực đầu tư và các chính sách quản lý vốn trong DNNN.
_ Nợ của DNNN còn lớn. Tổng số nợ phảI thu là 96,775 tỷ đồng, bằng 51% tổng số vốn và bằng 23% tổng doanh thu; tổng số nợ phảI trả là 207,789 tỷ đồng. Nếu bù trừ giữa nợ phảI trả với nợ phảI thu thì DNNN vẫn còn nợ 111,014 tỷ đồng, bằng 58,6% tổng số vốn nhà nước tạI DNNN. Thực tế đó đặt ra vấn đề: muốn sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa DNNN thì không thể không giảI quyết vấn đề nợ, bàI toán giảI quyết nợ của DNNN cũng phảI được đặt ra
_ Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng còn yếu. Trong tương lai gần, nếu hàng rào thuế quan và phi thuế quan với các nước ASEAN được dỡ bỏ, thì hàng hoá do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khó cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Các mặt hàng như máy móc, thiết bị, phân bón, linh kiện điện tử và vi tính.. chủ yếu là nhập khẩu. Một số mặt hàng trong nước đã sản xuất được như sắt, thép, xi măng , giấy, đường, bột ngọt, ô tô, xe máy, kính xây dựng ... nhưng kém hàng nhập khẩu cả về chất lượng và giá cả. Sở dĩ lâu nay các doanh nghiệp sản xuất các hàng hoá này còn hoạt động được một phần rrất quan trọng là nhờ chính sách bảo hộ của nhà nước (theo thống kê hiện nay thì mức độ bảo hộ đối với đồ uống là 50%, đường là 32,4%, gạch và gạch ốp lát là 48%, chất tẩy rửa là 39%, đồ dùng gia đình là 60%, xe máy, xe đạp là 59%, hàng may mặc là 42%...Thực trạng đó đòi hỏi phải sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp và DNNN, đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước để giúp DNNN nâng cao sức cạnh tranh trê thị trường trong nước và quôc tế. _ Việc sắp xếp đổi mới và cổ phần hoá DNNN còn chậm so với mục tiêu và kế hoạch đặt ra: còn nhiều DNNN có quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp, làm ăn thua lỗ kéo dài đã làm hạn chế vai trò chủ đạo của KTNN, đồng thời cũng làm chậm tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta. Từ khi thực hiện chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp vào năm 1992 theo chỉ thị số 202 và chỉ thị số 84 của thủ tướng chính phủ thì tới nay có khoảng 1400 doanh nghiệp được cổ phần hoá còn hưon 4200 DNNN chưa cổ phần hoá. Như hội nghị TƯ khoá IX đã nêu: “Việc sắp xếp, đổi mới nhất là cổ phần hoá DNNN theo tinh thần nghị quyết TƯ 3 thực hiện chậm so với mục
tiêu đề ra”. Trong khi việc sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp chỉ đạt 81% kế hoạch đề
ra thì cổ phần hoá DNNN chỉ đạt 63%. Riêng 6 tháng đầu năm2004 chỉ đạt 20% kế hoạch, chưa noi đến tình trạng chung là doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá mới chỉ dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ, thể hiện ở số vốn của các DNNN đã được cổ phần hoá chưa nhiều nên tác động tích cực của giảipháp này đến việc nâng cao sử dụng vốn của nhà nước chưa cao.
Những tồn tại yếu kém trên do những nguyên nhân chủ yếu sau:
_ Chủ trương, chính sách và pháp luật cơ bản thể hiện tinh thần xoá bỏ cơ chế bao cấp đối với DNNN, nhưng trên thực tế hoạt động quản lý đã có lúc, có nơi vẫn có sự bao cấp dưới hình thức khác nhau như trợ giá, bù lỗ, hỗ trợ xuất khẩu, ưu đãi trong quan hệ tín dụng...Bao cấp sinh ra ỷlại, không chịu đổi mới, bao cấp cũng là nguyên nhân dẫn đến không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, do vậy cũng không thể có nền kinh tế thị trường thật sự, đồng thời bao cấp cũng gây ra tâm lý không muốn rời xa nhà nước,không muốn chuyển đổi hình thức sở hữu daonh nghiệp. NHưng cũng cần phân biệt hìh thức bảo trợ trực tiếp cho DNNN với vai trò hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bằng các biện pháp phù hợp với cơ chế thị trường.
_ Việc quy hoạch các DNNN còn chậm , sự khẳng định ngành, lĩnh vực then chốt nhà nước cần đầu tư 100% cốn chưa cụ thể, dẫn đén tình trạng chờ đợi, không muốn cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sang hình thức sở hữu khác, làm cho hoạt động của DNNN kém hiệu quả và dậm chân tại chỗ.
_ Các quy định về cổ phần hhoá DNNN chưa thật sự phù hợp với thực tế và có xu hướng vận động khách quan của các quan hệ kinh tế, tài chính làm ảnh hưởng dến tốc độ cổ phần hoá, như các quy định về định giá doanh nghiệp khi chuyển đổi; phương thức bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp; tỉ lệ cổ phần nhà nước chi phối; người nước ngoài được mua không quá 30% cổ phần của doanh nghiệp được cổ phần hoá. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu bổ sung và sửa đổi lại cho phù hợp hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cổ phần hoá.
_ Hiện nay vẫn còn phần lớn DNNN có công nghệ lạc hậu, phương pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và trình độ lao động chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Do đó ăng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, dẫn tới kết quả và khả
năng cạnh tranh trên thị trường của DNNN bị hạn chế. TRong khi đó vốn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn thiếu nghiêm trọng, tình tạng chiếm dụng vốn của nhau trong kinh doanh còn diễn ra khá phổ biến, làm cho vốn càng bị thiếu trầm trọng hơn.
_ Vaii trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong DNNN còn chịu sự lãnh đạo vừa chồng chéo vừa phân tán, chưa gắn nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đảng cấp trên với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp.Tuyệt đại đa số lãnh đạo của doanh nghiệp lad Đảng viên nhưng quá nhiều người “bằng mặt” nhưng không “bằng lòng”, mất đoàn kết.
_ Cơ chế giám sát tài chính quá yếu, thiếu trung thực. Một thực tế là nhiều doanh nghiệp được đánh giá lãi ( dều có duyệt quyết toán hàng năm, thậm chỉ cả kiểm toán) nhưng khi bàn giao giám dốc, khi tổ chức lại thì vỡ ra thua lỗ lớn, thậm chí rất lớn.