Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty giầy Thượng

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty giầy Thượng Đình docx (Trang 58 - 78)

Thượng Đình trong năm 204

Trong những năm vừa qua, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng công ty vẫn đạt được những thành tựu nhất định. Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng, khoản đóng góp cho ngân sách cũng tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty không ngừng được cải thiện. Không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, tập thể cán bộ công nhân viên công ty giầy Thượng Đình quyết tâm phát huy sức mạnh nội lực, không ngừng nỗ lực phấn đấu và tận dụng mọi tiềm năng để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty trong tương lai. Để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của công ty trong năm 2003 cũng như về sau này, công ty đã đề ra một số nhiệm vụ cần giải quyết ngay trong năm 2004, cụ thể là:

- Giữ vững thị trường EU, phát triển thị trường trong nước và tìm cơ hội xâm nhập vào thị trường ASEAN. EU được coi là thị trường truyền thống của công ty, với các bạn hàng lâu năm đến từ các nước: Pháp, Hà Lan , Italia...Đây là thị trường có tiềm năng lớn với sức tiêu thụ cao nên việc khai thác tốt thị trường này có ý nghĩa sống còn đối với công ty. Bên cạnh đó, thị trường trong nước và thị trường ASEAN cũng khá hấp dẫn và hiện nay thị phần của công ty ở đó là không đáng kể. Nếu xâm nhập được vào hai thị trường này thì công ty sẽ có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Cải tiến mẫu mốt, đa dạng hoá sản phẩm. Hiện nay, các mẫu mã sản phẩm của công ty chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài, còn sản phẩm tiêu thụ trong nước chủ yếu là giầy thể thao dùng trong môn bóng đá. Đây là lý do chủ yếu khiến thị phần của công ty ở thị trường nội địa là rất nhỏ. Việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ là một biện pháp quan trọng giúp

công ty không những tăng được doanh thu tiêu thụ nội địa mà còn có cơ hội tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mới.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây cũng được xem là một mục tiêu quan trọng của công ty trong năm 2004. Hiện nay, chất lượng sản phẩm của công ty luôn được bạn hàng đánh giá rất cao vì công ty sử dụng nguồn nguyên vật liệu nhập ngoại có chất lượng tốt, bên cạnh đó đội ngũ công nhân trong công ty lại có tay nghề và trình độ rất cao. Tuy nhiên, công ty vẫn đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm vì đây chính là một biện pháp giúp công ty tạo được uy tín và thương hiệu trên thị truờng, đặc biệt là ở thị trường EU vốn rất "khó tính".

- Thực hiện tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Trước đây công ty trực thuộc Tổng công ty da giầy Việt Nam Nhưng hiện nay thì công ty đã trở thành một doanh nghiệp hoạt động độc lập, thuộc Bộ Công nghiệp. Theo như kế hoạch thì công ty sẽ bắt đầu tiến hành cổ phần hoá vào tháng 4-2005 và đây được xem như là một bước ngoặt trong lịch sử tồn tại và phát triển của công ty.

Để cụ thể hoá những mục tiêu đã nêu ra ở trên, công ty cũng đã đề ra một số chỉ tiêu tài chính cần phải đạt được trong năm 2004. Các chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu tình hình phát triển của công ty trong thời gian qua cũng như những biến động trên thị trường trong nước và thế giới. Ta có thể xem xét các chỉ tiêu qua bảng sau:

Bảng 11: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004

Chỉ tiêu Đ.vị Sơ CN giao Kế hoạch năm 2004 Kế hoạch năm 2004 của Cty So với cùng kỳ (%) Kế hoạch sỏ giao (%) 1.Gia trị SXCN Tỷ .đồng 165,0 170,0 105 103 2.Doanh thu chưa

thuế

Tỷ .đồng 131,5 137,0 103,1 104,3

3.Kim nghạch XK USD - 4,5 Tr. USD 110 -

4.Thu nhập DN Tr.đồng 900,0 900 Tr.đồng 100 100 5.Nộp ngân sách Tr.đồng 255,0 255 Tr.đồng 109 100 6.Tổng sản phẩm

sản xuất

Tr.đôi 5,5-5,8 105,2-110

-Giầy xuất khẩu Tr.đôi 2,2-2,5 105-119 -Giầy nội địa Tr.đôi 3,3 Tr .đôi 107,1 7.Tiêu thụ nội địa Tr.đôi 3,5Tr .đôi 107,4 8.Thu nhập

(1lđ/tháng)

Đồng 1 Tr. đồng 105,3

9.Gia trị đầu tư Tỷ .đồng 40 Tỷ.đồng 800

(Nguồn: Công tác thực hiện kế hoạch năm 2004 của công ty)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty giầy Thượng đìNH Thượng đìNH

Công ty giầy Thượng Đình là một đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chính vì thế những biện pháp từ phía công ty có tính chất quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ. Có thể nói trong năm 2003, công ty đã giải quyết khá tôt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để làm tôt hơn nữa trong năm 2004 này, công ty cần phải chú ý tới một số vấn đề sau và đó cũng là một số giải pháp hữu hiệu để công ty nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ trong thời gian tới.

3.2.1. Xác định đúng đắn nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên cần

Xác định đúng đắn nhu cầu TSLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về TSLĐ cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn.

Thực trạng ở công ty giầy Thượng Đình cho thấy: TSLĐ chủ yếu được hình thành từ vốn vay mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Do đó việc sử dụng vốn vay này được xem như là con dao hai lưỡi. Mặt thuận lợi là công ty có vốn để kinh doanh và có cơ hội để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu( sử dụng đòn bẩy tài chính), mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà khi hoạt đông kinh doanh của công ty xấu đi sẽ thấy hậu quả của nó ngay vì tiền lãi phải trả rất lớn.

Để sử dụng nguồn vốn này hợp lý và có hiệu quả cần xác định nhu cầu TSLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh, trong đó cần xem xét nhu cầu vốn cho từng khâu của TSLĐ. Từ đó có sự bố trí cơ cấu TSLĐ sao cho đầy đủ, hợp lý.

Trên cơ sở nhu cầu TSLĐ, lập kế hoạch sử dụng TSLĐ sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà đưa lại hiệu quả cao nhất. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm để bổ sung vào nguồn TSLĐ thường xuyên.

Việc dự đoán nhu cầu TSLĐ thường xuyên sao cho là hợp lý trong từng thời kỳ lại phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như: Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; sự biến động của các loại hàng hoá trên thị trường; chính sách chế độ về lao động, tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lý sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...Vì vậy, để có thể xác định chính xác nhu cầu TSLĐ thì công ty cần chú ý:

+ Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự đoán được quy mô kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.

+ Đánh giá sự biến động của giá cả thị trường năm qua cũng như những năm tới trên cơ sở sự biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới, tình hình chính trị trong và ngoài nước...

+ Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng TSLĐ của công ty trong các khâu của hoạt động kinhdoan

3.2.2. Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ.

Trong năm 2002, công ty đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ với việc giảm nhanh các khoản phải thu. Tuy nhiên, khoản phải thu vẫn là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ của công ty. Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc kinh doanh của công ty đang có bước chuyển biến tích cực, doanh thu

tăng đồng nghĩa với khoản phải thu cũng tăng thì việc quản lý tốt khoản phải thu có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty. Do đó , công ty cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Công ty nên thực thi chính sách tín dụng nới lỏng song phải ở trong một giới hạn an toàn, nó phải có sự hợp lý với khả năng tài chính của công ty, cũng như có thể gia hạn nợ căn cứ vào giá trị thực tế của lô hàng và tình hình thực tế của khách hàng sao cho vừa mềm mỏng vừa có khả năng thu hồi nợ nhanh nhất.

+ Trước khi ký kết hợp đồng và chấp nhận tín dụng công ty cần phải làm tốt hơn nữa công tác thẩm định về uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng. Cụ thể phải xem xét: khả năng thanh toán, hệ số tín nhiệm, uy tín của khách hàng trên thương trường, tình hình hoạt động kinh doanh và cả những yếu tố tiềm năng có thể. Nếu chưa có điều kiện đi sâu thẩm định thì bắt buộc bên đối tác phải sử dụng đến các biện pháp như đặt cọc, trả trước một phần giá trị hợp đồng....

+ Trong hợp đồng công ty cần phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính hiện hành. Nếu thanh toán chậm so với thời hạn quy định đối tác sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn và phải chịu lãi theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng.

+ Bản thân công ty cũng phải áp dụng các biện pháp để theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu như: Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ( khách quan, chủ quan ) để có biện pháp xử lý thích hợp.

3.2.3. Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường và công tác vận chuyển

Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho công ty tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm lượng hàng tồn kho, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng là:

+ Xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm, quảng cáo những mặt hàng của công ty đang kinh doanh, nhất là đối với phần thị trường mà khách hàng chưa quan tâm tiêu thụ những mặt hàng đó. Bên cạnh đó về giá cả, công ty có thể bán với giá hợp lý hoặc có thể bán thấp hơn một chút, thu ít lợi nhuận để thu hút khách hàng. Nếu thực hiện được thì công ty sẽ tăng được thị phần, tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó sẽ làm tăng doanh thu.

+ Có các biện pháp khuyến khích vật chất kịp thời đối với những cán bộ tìm được các nguồn hàng chất lượng, giá cả rẻ, cũng như tìm được các đối tác nhiều tiềm năng có như vậy công ty mới đẩy nhanh được công tác tiêu thụ, từng bước tăng thị phần, đồng thời tránh ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty.

3.2.4. Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

Trong kinh doanh rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà doanh nghiệp không thể lường trước, có thể do: biến động của giá cả thị trường, bất ổn của thị trường tài chính, lạm phát, chính trị....Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể xảy ra. Vì vậy, công ty luôn cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong kinh doanh thông qua một số biện pháp như:

+ Định kỳ kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ các khoản vốn vật tư hàng hoá, vốn tiền mặt, vốn trong thanh toán để xác định số TSLĐ hiện có của công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh phần chênh lệch sao cho hợp lý.

+ Theo dõi sát, thường xuyên tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường để từ đó có các biên pháp ứng phó kịp thời, tránh tình trạng do sự biến động của tỷ giá gây ra những thiệt hại lớn cho công ty.

+ Những hàng hoá ứ đọng lâu ngày cần xử lý kịp thời, tìm nguồn tiêu thụ với giá cả hợp lý để thu hồi vốn, nếu bị lỗ cần tìm các nguồn khác để bù đắp kịp thời.

+ Công ty nên lập trích lập các quỹ dự phòng như: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi...

Có làm tốt những công tác trên sẽ giúp cho công ty giảm bớt được những hậu quả nặng nề do rủi ro trong kinh doanh đưa lại cho công ty.

Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ mà quan trọng hơn cả là con người, song con người có sẵn về tài về đức chưa đủ mà những con người ấy phải tạo thành một khối thống nhất thật sự vững mạnh, tạo nên sự lành mạnh của văn hoá doanh nghiệp. Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau:

+ Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, từ đó có các khoá học đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn, sao cho đáp ứng mọi nhu cầu mới luôn thay đổi hiện nay.

+ Trên nền tảng của những cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm để từng bước đưa các cán bộ công nhân viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm để học hỏi và dần khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng của mình vì sự nghiệp chung của công ty.

+ Công tác quản lý cán bộ cần được thực hiện một cách nghiêm túc, công minh, nhìn nhận, đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong công ty để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực. Đội ngũ lãnh đạo trong công ty luôn phải noi gương sáng, đi đầu trong mọi hoạt động của công ty

+ Trong quá trình hoạt động phải định kỳ tổng kết, từ đó kịp thời khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của công ty, đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của công ty.

+ Thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát, cử người của công ty tham gia các hoạt động văn hoá của đoàn thể quần chúng, từ đó tạo

lên sự đoàn kết, thoải mái về tinh thần trong cán bộ công nhân viên cũng như luôn có một không khí làm việc tập thể thoải mái tương trợ và thật sự hiệu quả.

+ Cần phải đưa kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào trong chiến lược phát triển lâu dài cuả công ty.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với công ty

*Kiến nghị thứ nhất:Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty giầy Thượng Đình docx (Trang 58 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)