Bài học đối với Trung Quốc

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC từ KHI GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO đén NAY (2001 2012 (Trang 114)

6. Đóng góp của luận văn

3.3.1. Bài học đối với Trung Quốc

Việc Trung Quốc gia nhập WTO được đánh giá là một trong 100 sự kiện lớn trong lịch sử 5000 năm của Trung Quốc, sánh ngang với việc nước này thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân vào năm 1964. Trải qua quá trình đàm phán kéo dài 15 năm (dài nhất trong lịch sử WTO) với nhiều khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài nhưng là sự thể hiện thành công quyết sách của Trung Quốc.

Thứ nhất, về hoàn thiện pháp luật: Trung Quốc coi việc cải cách và

hoàn thiện luật pháp là nội dung quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình gia nhập WTO. Tiếp đó là định ra được một lộ trình cải cách và hoàn thiện thích hợp vừa có thế đáp ứng yêu cầu của WTO vừa có thể bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của cả đất nước, cũng như của doanh nghiệp nội địa. Do những quy tắc của WTO được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của kinh tế thị trường, nên việc cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với WTO cũng chính là đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường.

Muốn đẩy nhanh tiến độ lập pháp và nâng cao chất lượng lập pháp, kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy cần phải thực hiện chế độ uỷ thác pháp luật, tức là ngoài việc trao quyền cho các bộ, ngành hữu quan, nên giao cho những tố chức và cá nhân (nếu có thể) am hiểu và có trình độ pháp luật cao cùng soạn thảo. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật thì việc thanh

trường; Nhiều quy định liên quan đến các hoạt động như giám sát và kiểm toán cũng được sửa đối cho phù hợp với môi trường cạnh tranh. Trung Quốc áp dụng hàng loạt các chính sách nhằm bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền lợi của người tiêu dùng. Những cam kết trong việc cắt giảm, tháo bỏ hàng rào phi thuế quan, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nhiều lĩnh vực sẽ tiếp tục được hoàn thiện và có những điều chỉnh nhất định.

Thứ hai, về cải cách chỉnh sách kinh tế vĩ mô, bài học quan trọng lớn

nhất của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO chính là chủ động cải cách chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế. Bởi vì, theo Trung Quốc, mức độ sẵn sàng gia nhập WTO phụ thuộc rất lớn vào sự vững mạnh của thể chế kinh tế vĩ mô và “sự chuyển đối chức năng của Chính phủ”. Nếu Chính phủ không có những động thái tích cực đế thích ứng với thể chế thị trường, vẫn duy trì tư duy, cách làm và công cụ cũ thì khó có thể chủ động đối phó với quá trình tự do hoá và hội nhập kinh tế, thậm chí còn trở thành lực cản cho tiến trình này. Có thể cụ thể một số chính sách trong các ngành kinh tế là:

- Mậu dịch đối ngoại. Trung Quốc tập trung đi sâu cải cách thê chế kinh tế, nâng cao chất lượng và trình độ cải cách mở cửa. Quan tâm toàn diện giữa phát trién trong nước và mở cửa bên ngoài, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế.

- Đầu tư: Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việc khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghệ chế tạo cao, dịch vụ hiện đại.

kinh tế thị trường, ngành nông nghiệp muốn tồn tại không còn cách nào khác là phải trở thành một ngành có khả năng tự phát triển. Nông nghiệp phải là một chủ thê đa dạng hoá ngành nghề, thực hiện xã hội hóa nông nghiệp, mở rộng quy mô kinh doanh của nông nghiệp, chế biến nông sản phấm và lưu thông. Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp cụ thể: xây dựng thị trường nông nghiệp thống nhất trong cả nước, giúp việc trao đổi buôn bán nông sản một cách công bằng, giúp cho kinh tế các vùng miền cân bằng hơn. Hai là, tăng nhanh tốc độ chuyển dịch lao động dư thừa ở nông thôn, thúc đấy các xí nghiệp xây dựng các thành thị nhỏ trên cơ sở tiết kiệm đất canh tác, lấy công tác cải cách đồng bộ kết hợp thành thị và nông thôn làm đột phá của cải cách nông nhiệp. Ba là, có chính sách tăng đầu tư cho nông nghiệp. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp bao gồm tăng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở của sản xuất nông nghiệp, chú trọng ưu tiên cho cải tiến khoa học kỹ thuật. Bon là, trong quá trình kinh tế - thương mại toàn cầu hóa, các nước phát triển sử dụng biện pháp “hàng rào kỹ thuật” để hạn chế nhập khấu hàng hoá của các nước đang phát triển. Do đó, Trung Quốc đã căn cứ vào quy tắc của WTO, xác định quy tắc có lợi đối với Trung Quốc nhằm đấu tranh xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Trung Quốc chuẩn bị tốt công tác quốc tế như: tiêu chuẩn chất lượng, quy định luật pháp và căn cứ theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước để điều chỉnh cơ cấu ngành nghề kinh tế nông nghiệp và nông thôn; kết hợp chặt chẽ giữa xuất khâu hàng hoá và kỹ thuật với xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường quốc tế hơn nữa.

- Công nghiệp: Công nghiệp Trung Quốc tuy là lĩnh vực có lợi thế so sánh và trình độ cạnh tranh quốc tế tương đối cao trong ba khu vực ngành nghề của nước này. Các nhà lãnh đạo, giới nghiên cứu cũng như giới kinh doanh đã đưa ra những kinh nghiệm trong qúa trình thực thi cam kết WTO:

hoàn toàn bảo hộ với ngành công nghiệp nước này, các quy định của WTO đều cho phép các nước có thể thực hiện đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề do cạnh tranh. Trung Quốc đã lựa chọn những biện pháp bảo hộ hợp lý trong khuôn khổ WTO để bảo hộ ngành công nghiệp của mình. Cụ thể là: Sau khi gia nhập WTO, thuế nhập khâu của Trung Quốc đối với sản phâm công nghiệp vẫn được duy trì ở mức độ hợp lý nhất định trên cơ sở khả năng cạnh tranh và trình độ phát triển công nghiệp trong nước; các biện pháp xoá bỏ hàng rào phi thuế quan đã được tiến hành, sử dụng triệt đê các quy định về bảo hộ phi thuế quan trong khuôn khổ WTO để bảo hộ công nghiệp trong nước. Gia nhập WTO không có nghĩa là thực hiện hoàn toàn việc tự do hóa đầu tư, bởi các cam kết với WTO không đòi hỏi điều này mà chỉ giới hạn trong nông nghiệp, chế tạo và những ngành liên quan đến mậu dịch hàng hoá. Với phương châm lấy phát triển làm chủ đề, lấy thị trường làm phương hướng, lấy cải cách mở cửa và tiến bộ khoa học kỹ thuật làm động lực, chính sách phát triển ngành công nghiệp của Trung Quốc đã thu được những thành quả đáng kể. Hai là, điều chỉnh kết cấu ngành nghề công nghiệp trên cơ sở duy trì và phát huy triệt để những ngành sử dụng nhiều lao động vốn có lợi thế so sánh, bằng cách đổi mói kỹ thuật và công nghệ; đào thải những ngành lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; tập trung phát triển những ngành công nghệ cao và trọng điểm (mạng lưới thông tin, hệ thống vô tuyến truyền hình độ nét cao, kỹ thuật số, công nghệ sinh học...). Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật cũng như công nghệ của nước ngoài đế phát triển những ngành cần nhiều vốn và công nghệ mà Trung Quốc hiện chưa có lợi thế cạnh tranh. Ba là, tăng cường cải cách doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại: chuyển đổi cơ chế của doanh nghiệp, mở rộng mức độ chỉnh đốn trật tự thị trường, thực hiện chế độ quốc dân đối với những doanh nghiệp có chế độ sở

hữu khác nhau và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Bổn là, phát triển cơ cấu công nghiệp theo khu vực. Đối với niền Tây, một số ngành có ưu thế về thiên nhiên như thuỷ điện, khí đốt tự nhiên, kim loại mầu; Đồng thời với các ngành chế biến các sản phẩm nông nghiệp như: sợi, thuốc lá, bông đay, tơ tằm, lông cừu, bào chế thuốc bắc... Đối với khu vực miền Trung, lợi thế về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên được phát huy, các ngành chế tạo tinh xảo và sử dụng nhiều lao động sẽ được phát triển như dệt; Đồng thời, vói việc phát triển một số ngành công nghiệp nặng như gang thép, kim loại màu, xe hơi... Đối với khu vực miền Đông, các ngành tập trung nhiều vốn, tri thức và khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ được tập trung phát triển. Miền Đông còn phải có chức năng là khu hỗ trợ và hợp tác kinh tế, kỹ thuật toàn diện với các khu vực còn lại của nền kinh tế dựa trên các ưu thế về kỹ thuật và tri thức vốn có của Trung Quốc.

- Dịch vụ. Đây là ngành kinh tế non trẻ, song có những thành tựu đáng kể:

+ Tài chính, ngân hàng: Trung Quốc đã nỗ lực cải cách mở cửa và coi đây là việc làm lâu dài chứ không phải chỉ mấy năm quá độ gia nhập WTO. Ngành Ngân hàng Trung Quốc đã phát triển khá nhanh, theo ủy ban Giám sát và Quản lý ngành ngân hàng, Trung Quốc sẽ mở cửa ngân hàng từ bốn phương diện: Một là, thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, từng bước mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh đồng NDT của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Hai là, Trung Quốc đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ phần tại các công ty tài chính có vốn đầu tư trong nước. Ba là, đơn giản hóa thủ tục liên quan đến việc phê duyệt và các nghiệp vụ kinh

thực hiện công khai hoá, thiết lập chế độ tài vụ, thống kê, kiểm toán... theo các tiêu chuẩn quốc tế.

+ về bảo hiểm: Mười năm sau ngày gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm rất phát triển nhưng lại là ngành tương đối mới mẽ. Trung Quốc đã cho phép các công ty bảo hiêm vốn nước ngoài mở dịch vụ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Trung Quốc còn phải tiếp tục điều chỉnh và đưa ra chính sách phù hợp [51,39].

Thứ ba, van đề đào tạo nguồn lực con người: Sau ngày gia nhập WTO,

Trung Quốc đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong giải quyết tranh chấp thương mại. Trong một số vụ kiện, Trung Quốc đã dành được thắng lợi, mà một trong những nhân tố dẫn đến thành công là việc Trung Quốc vận dụng được các quy tắc của WTO đế tự bảo vệ mình. Do đó, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng việc đào tạo cán bộ chuyên môn thông hiểu các vấn đề về WTO, hiểu biết pháp kuật, giỏi ngoại ngữ... có thể vận dụng vào trong thực tiễn, bảo vệ thị trường trong nước và bảo hộ ngành nghề. Đây là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng

Ngay sau ngày gia nhập WTO, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị cho việc đào tạo cán bộ. Cho đến nay, riêng Thượng Hải, Trung tâm tư vẩn WTO đã mở khoảng hàng trăm lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho hàng vạn lượt cán bộ nhà nước. Đây được coi là một trong những nỗ lực đáng kể của Trung Quốc trong việc đào tạo cán bộ về WTO và là mô hình tốt, hoạt động có hiệu quả nhằm tăng thêm nhận thức của cán bộ quản lý, kinh doanh về WTO cũng như phát triển nguồn nhân tài về WTO cho đất nước.

cư lao động và đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục tại khu vực nông thôn là giải pháp cơ bản đang được áp dụng để hạn chế tác động tiêu cực tới xã hội, do việc Trung Quốc gia nhập WTO [56, 110].

Kinh tế - xã hội phát triển sẽ kéo theo những hậu quả khó lường về mặt tài nguyên môi trường. Do các ngành nghề Trung Quốc đều phát triển, một số ngành thậm chí là phát triển cao dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện nay, có 369 triệu dân ở nông thôn Trung Quốc phải sử dụng nước bấn, 70% sông suối đều bị ô nhiễm, diện tích nước bị ô nhiễm là 3,2 vạn km2[53; 29 ]. Đứng trước tình trạng đó, Trung Quốc phải có những đầu tư giải pháp nhằm giải quyết, hạn chế bớt tình trạng ô nhiễm này. Nếu như Trung Quốc đầu tư cho lĩnh vực này là 700 tỷ NDT vào năm 2005 thì đầu tư cho bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2006 - 2010 là 1.300 tỷ NDT [50]. Trung Quốc còn chú trọng đầu tư tài chính đê bảo vệ các nguồn tài nguyên đất nước, khoáng sản, tài nguyên rừng và coi đó là đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Như vậy, Trung Quốc đã kết thúc giai đoạn quá độ thực hiện cam kết với WTO, nghĩa là đã giảm hoặc xoá bỏ các biện pháp thuế quan, phi thuế quan đối với hàng hoá thương mại và dịch vụ.

3.3.2. Một sơ bài học kinh nghiêm của Trung Quốc mà Việt Nam có thế tham khảo trong tư cách thành viên To chức Thương mại thế giới

việc bàn thảo và xây dựng định chế của nền kinh tế thương mại thế giới. Nhận thức được tình hình trên, nên nhiều nước đã tiến hành cải cách kinh tế, mở cửa với bên ngoài đê tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Trung Quốc và Ân Độ đang nổi lên thành những trung tâm kinh tế lớn cùng với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Khu vực Đông Á, Đông Nam A tiếp tục phát triên năng động.

Cũng trong quá trình hội nhập với thế giỏi, năm 1995 nước ta chính thức làm đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Nhận thức rõ “toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” {Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tại

Đại hội toàn quoc của Đảng thảng 4/2001) và thực hiện Nghị quyết 07 của

Bộ Chính trị khoá VIII về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, kiên chì đàm phán trên cả 2 kênh song phương (mở cửa thị trường) và đa phương (thực hiện các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới).

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đang phát triển và có nhiều điếm tương đồng trong quá trình cải cách mở cửa, hiện đại hoá đất nước theo con đường XHCN và nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việt Nam gia nhập WTO sau 5 năm so với Trung Quốc. Vậy nên, Việt Nam có thể tham khảo những bài học kinh nghiêm của Trung Quốc 5 năm sau ngày gia nhập WTO trong giai đoạn thực hiện cam kết với WTO hiện nay. Việt Nam có thể tham khảo những kinh nghiệm thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn quá độ trên một số khía cạnh sau:

với toàn cầu hóa kinh tế, nó phù hợp với mục tiêu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng thể chế kinh tế thị trường. Nhận thức đúng bản chất của WTO, nó không đem đến ngay sự phồn vinh nhưng cũng không đưa đến sự tai họa, nó không phải là cạm bẫy nhưng cũng không phải là liều thuộc đế giải quyết mọi căn bệnh của một đất nước. Thực tiễn Trung Quốc cho thấy có rất nhiều trung tâm nghiên cứu WTO được thiết lập ở các bộ ngành và các địa phưcmg. Các trung tâm này không chỉ nghiên cứu sâu về các quy tắc của WTO, đề xuất các đối sách mà còn góp phần đào tạo một đội ngũ chuyên gia về WTO. Đồng thời, Chính phủ cũng phải làm tốt công tác tuyên truyền về WTO dưới các hình thưc như: thi tìm hiểu, tờ rơi...góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân về WTO nhất là giới doanh nghiệp. Đây là điều quan trọng mà Việt Nam nên tham khảo.

Hai là, với tinh thần tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC từ KHI GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO đén NAY (2001 2012 (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w