6. Đóng góp của luận văn
1.1.3. Những cam kết và thực hiện cam kết của Trung Quốc khi gia
nhập To chức Thương mại thế giới
1.1.3.1. Những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập Tô chức Thưong mại thế giới
Ngày 11/12/2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, được hưởng mọi quyền lợi và gánh vác mọi nghĩa vụ của thành viên tổ chức này.
về Quyền lợi: Thứ nhất, quyền phát ngôn, quyền biểu quyết sau khi gia nhập WTO, với tư cách một nước đang phát triển nằm trong WTO, Trung Quốc có quyền phát ngôn và biêu quyết tương ứng, đó là điều hết sức có lợi về các mặt kinh tế, chính trị đối với Trung Quốc cũng như đông đảo với các nước đang phát triển; Thứ hai, là tham gia chế định nguyên tắc mậu dịch - Trung Quốc sẽ tham gia đàm phán với mậu dịch nhiều bên, thông qua việc chế định nguyên tắc mậu dịch quốc tế. Điều đó giúp Trung Quốc có cơ hội chủ động bảo vệ quyền lợi chính đáng và nâng cao địa vị của mình cũng như bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển; Thứ ba, được hưởng quy chế tối huệ quốc rộng rãi khiến Trung Quốc sẽ cải thiện được môi trường mậu dịch, tạo thuận lợi cho việc phát triển những mặt hàng xuất khẩu có ưu thế; Thứ tư, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp có tác dụng giảm bớt tính kì thị đơn phương đối với Trung Quốc nhằm cải thiện môi trường bên ngoài và xúc tiến quan hệ mậu dịch; Thứ năm, tham dự sâu hơn vào quá trình phân công quốc tế khiến nền kinh tế Trung Quốc sẽ trực tiếp hội nhập với nền kinh tế thế giới, tạo thuận lợi cho mục tiêu Trung Quốc phải lao vào vòng xoáy cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm nước ngoài. Từ 01/01/2002, Trung Quốc phải xin miễn giảm thuế nhập khẩu cho hơn 5000 mặt hàng (1).
Thứ hai, từng bước xoá bỏ biện pháp phi thuế quan. Điều đó đòi hỏi
Trung Quốc phải trả giá bằng các biện pháp như cắt giảm giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu, điều chỉnh chế độ quản lý ngoại tệ, giảm tiêu chuẩn kiểm tra kỹ thuật.
Thứ ba, trợ cấp xuất khẩu: Từ tháng 1/1999, Trung Quốc bắt đầu thực
hiện cơ chế kinh doanh theo hình thức lãi ăn lỗ chịu đối vói mọi loại hàng hoá. Sau khi bỏ chế độ trợ cấp, những sản phâm bị lỗ vốn được bù hoàn bằng biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái và hoàn trả thuế xuất khấu. Bản phụ lục thứ 9, Hiệp định thuế quan và mậu dịch công bố năm 1994 quy định: Việc hoàn trả thuế quan và thuế địa phương tương đương với khoản tiền đã nộp không được coi là một khoản bù hoàn. Việc đó có nghĩa là đã đáp ứng yêu cầu xoá bỏ trợ cấp xuất khấu, dù rằng trong khoản hoàn trả thuế hàng hoá vẫn còn tồn đọng vấn đề chưa trả hết, trả đủ.
^ XÚI tham khảo bảng sau:
Bảng 1: Lộ trình giám nhượng thuế quan đối với Trung Quốc (%)
và bình đẳng cơ chế tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ quốc dân như đối với mậu dịch hàng hoá; từng bước cắt giảm hàng rào mậu dịch, mở cửa các ngành ngân hàng, bảo hiếm, vận tải, kiến trúc, du lịch, thông tin, pháp luật, kiêm toán, tư vấn, bán buôn, bán lẻ v.v... Hơn 150 chúng loại hàng dịch vụ trong danh sách thống kê của WTO đều nằm trong phạm vi mở cửa.
Thứ năm, mở cửa thương mại dịch vụ theo thời gian biểu mà WTO quy
định cho các nước dựa trên trình độ phát triển của Trung Quốc.
Thứ sáu, mở rộng phạm vi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các nước phát
triển có ưu thế và quyền lợi rất lớn trong lĩnh vực độc quyền công nghệ, nhãn mác nối tiếng, tác phẩm văn hoá, khoa học kỹ thuật và phần mềm máy vi tính... Không còn nghi ngờ gì nữa, việc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là phù hợp với nguyện vọng của họ. Là nước đang phát triển, Trung Quốc còn có khoảng cách nhất định so với các nước phát triển về phương diện quản lý quyền sở hữu trí tuệ, thi hành luật pháp và quản lý hành chính. Sau khi gia nhập WTO, các ngành hữu qua ở Trung Quốc như công nghiệp hoá học, y dược, thực phẩm, phần mềm vi tính... đều phải mua bản quyền của các nước phát triển phương Tây, mà đây là một khoản chi lớn.
Thứ bảy, mở rộng và hoàn thiện chính sách đầu tư nước ngoài. Trung
Quốc đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích nguồn vốn nước ngoài, phù họp với nguyên tắc không phân biệt đãi ngộ của tố chức Thương mại thế giới. Nhưng những vấn đề pháp quy trong thu hút đầu tư của nước ngoài chưa thật sự hoàn thiện, chính sách "Đãi ngộ quốc dân" còn tồn đọng
* ỉ e tĩnh vực nông nghiệp: Sau nhiều cuộc đàm phán song phương và
đa phương trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc cam kết thực hiện nhiều nội dung nhằm tự do hoá mậu dịch đối với nông sản:
- Giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản từ mức bình quân 21% năm 2000, xuống 15,5% vào năm 2004, trong đó thịt bò từ 45% xuống 12%, táo từ 30% xuống 10%, cam, quýt và nho từ 40% xuống 12%, pho mát từ 50% xuống 12%, thịt gia cầm từ 20% xuống 10%, rượu nho từ 65% xuống 20%. Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu các sản phâm như dầu hạt cải, bơ, quýt và rượu vang còn khoảng 9% đến 18%. Các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ thiệt hại lớn do cắt giảm thuế, tự do nhập khâu hơn sẽ làm cho ngũ cốc Trung Quốc như ngô, đậu tương phải cạnh tranh với các sản phấm nhập khấu có chất lượng cao hơn [58, 106].
* về tĩnh vực công nghiệp:
- Ngành ô tô: Trước khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu xe hơi của
Trung Quốc từ 80% đến 100%, thuế nhập khẩu linh kiện từ 25% đến 60%. Năm 2005, thuế nhập khẩu xe hơi giảm còn 25%, bình quân thuế nhập khẩu linh khiên 25% [56, 139]. về thuế đầu tư, trước đây quy định thuế doanh nghiệp nước ngoài sản xuất xe hơi không được quá 50%. Trung Quốc gia nhập WTO phải tìmg bước xoá bỏ quy định đó. Hiệp định với EU buộc Trung Quốc phải xóa bỏ mọi hạn chế với các loại xe hơi được sản xuất từ các liên doanh Trung Quốc và EƯ trong vòng 2 năm. Ngành ô tô của nước này sẽ là ngành bị ảnh hưởng mạnh nhất khi Trung Quốc gia nhập WTO do phải cạnh tranh mạnh mẽ trong điều kiện nhập khâu ô tô và phụ tùng ô tô tăng mạnh sau khi giảm thuế. Ngoài ra các hãng nước ngoài được phép hoạt động mua bán và mạng lưới dịch vụ riêng trong vòng 3 năm khi Trung Quốc gia nhập WTO [89,9].
phẩm dệt may từ ngày 1/1/2005. Tuy nhiên, việc này sẽ cho phép các nước nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc hạn chế hàng nhập khẩu khi hàng hóa Trung Quốc phá vỡ thị trường của họ.
- Ngành sản xuất kỹ thuật cao: Thuế đối với sản phấm công nghệ cao như thiết bị viễn thông,., được giảm dần và xóa bỏ vào năm 2005. Trung Quốc tham gia hiệp định công nghệ thông tin (ITA) và cam kết xóa bỏ thuế đối với các sản phẩm thuộc danh sách ITA bao gồm: các sản phẩm bán dẫn, phụ kiện và thiết bị viễn thông. Các hãng nước ngoài cũng được quyền sở hữu và xâm nhập thị trường dịch vụ viễn thông và nâng cao sự bảo vệ bản quyền thông qua việc Trung Quốc thực thi hiệp định về các lĩnh vực liên quan đến thương mại bản quyền.
* về ngành dịch vụ: Trung Quốc gia nhập WTO đã mở cửa lĩnh vực
dịch vụ mạnh mẽ chưa từng có, đặc biệt ở các lĩnh vực như:
- Trong tĩnh vực viễn thông: Trung Quốc cam kết sau 2 năm sẽ xoá
bỏ hạn chế khu vực, cho vốn nước ngoài tham gia với tỷ lệ không quá 50% [84,13].
- về ngân hàng: Chính phủ Trung Quốc đã tôn trọng các cam kết và
mở cửa thêm các lĩnh vực kinh doanh cho các ngân hàng có vốn nước ngoài tham gia. Những nỗ lực mở cửa và điều chỉnh họp lý, nhanh chóng về mặt chính sách đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động. Sau 5 năm gia nhập WTO, mặc dù đã có một số vụ sáp nhập, số lượng tổ chức kinh doanh do các ngân hàng nước ngoài thành lập đã tăng từ 190
- về bảo hiểm: Trung Quốc cho phép “kiểm soát quản lý một cách có
hiệu quả” trong các liên doanh bảo hiểm nhân thọ mặc dù cổ phần của phía nước ngoài chỉ được hạn chế ở 50%. Trong lĩnh vực dịch vụ, từ 6/2001, EƯ đảm bảo quyền lựa chọn miễn phí đối tác liên doanh Trung Quốc. Trung Quốc sẽ xóa bỏ những hạn chế về địa lý trong vòng 3 năm, cho phép các nhà bảo hiểm nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực, y tế, lum trí... Trung Quốc cũng cho phép thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ liên doanh với tỷ lệ vốn nước ngoài không quá 50%, sau 2 năm cho phép thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ, sau 5 năm cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài [84,15].
- về ngành chứng khoán: Một số liên doanh nước ngoài được phép
tham gia vào quản lý quỹ theo cùng phương thức quản lý của các công ty Trung Quốc. Sau 3 năm gia nhập WTO, các công ty nước ngoài sẽ được nắm đến 49% ở các liên doanh.
Việc Trung Quốc gia nhập WTO được các nhà lãnh đạo cũng như các nhà nghiên cứu Trung Quốc khăng định là: với nền kinh tế Trung Quốc, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức vừa là sức ép vừa là sức đẩy, vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực. vấn đề là làm thế nào để biến những ảnh hưởng bất lợi, tìm ra đối sách để đưa kinh tế có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế.
1.1.3.2. Thực hiện cam kết của Trung Ouổc sau khi gia nhập WTO
Từ khi gia nhập WTO, Nhà nước Trung Quốc đã sửa đổi hon 3.000 pháp định pháp quy, trong đó bao gồm: Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Ngoại
thưong, các địa phương hủy bỏ 190.000 pháp qui mang tính địa phương, điều
lệ chính quyền địa phương và những biện pháp chính sách khác. Quốc vụ Viện Trung Quốc đã có 3 lần xoá bỏ và điều chỉnh 1806 hạng mục phê duyệt hành chính [56, 8]. Chính quyền các địa phương cũng xoá bỏ hàng trăm nghìn hạng mục phê duyệt hành chính, đặc biệt là xoá bỏ số lượng lớn các văn kiện nội bộ.
Có thể nói, với những chính sách điều chỉnh tích cực và kịp thời trên, từ sau ngày gia nhập WTO, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Trung Quốc tăng trưởng mạnh.
Thứ hai là điều chỉnh trong lĩnh vực dịch vụ: Từ năm 2002, Trung Quốc đã sửa đối và xóa bỏ một loạt pháp luật, pháp quy về lĩnh vực thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư không phù họp với qui tắc của WTO cũng như ban hành nhiều pháp luật, pháp quy mới. Điều này cho thấy sự quan tâm của nước này đối với sự phát triển của ngành dịch vụ ngày một cao. Sau đây là một số chính sách điều chỉnh đối với ngành này cho phù hợp với việc thực hiện chính theo yêu cầu của WTO:
- Trung Quốc chủ trương cải thiện và điều chỉnh kết cấu ngành dịch vụ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh quốc tế, mở rộng các loại sản phấm dịch vụ nên đã tăng cường cải tạo các ngành: giao thông vận tải, lưu thông hàng hóa, ăn uống, dịch vụ công cộng, dịch vụ nông nghiệp, tích cực phát triển các ngành: quản lý hàng hoá, du lịch, giáo
- Tăng cường cải cách doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp làm dịch vụ. Do nhu cầu phát triển kinh tế và những cam kết khi gia nhập WTO nên ngành dịch vụ Trung Quốc đang từng bước xoá bỏ độc quyền, thực hiện cơ chế cạnh tranh, tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp đa nguyên hoá quyền cố phần, tố chức lại doanh nghiệp nhằm có sức cạnh tranh quốc tế tốt.
- Trung Quốc đã xoá bỏ hạn chế xâm nhập thị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Có thể nói, Trung Quốc sau ngày gia nhập WTO đã mở cánh cửa lĩnh vực dịch vụ mạnh mẽ chưa từng có. Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: điều kiện mở cửa cam kết trong các ngành nghề dịch vụ của Trung Quốc khi gia nhập WTO cao hơn so với các nước khác. Đây là kết quả có được khi Trung Quốc thực hiện chính sách điều chỉnh phù hợp vói sự phát triển chung của thế giới [94]
Thứ ba là điều chỉnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và lĩnh vực khác:
- Vấn đề đào tạo cán bộ, đội ngũ các nhà doanh nghiệp và đội ngũ nhân tài: Trung Quốc cho rằng: đê bồi dưỡng và đào tạo một đội ngũ doanh
nghiệp lớn mạnh thì trước hết phải thay đổi chế độ nhân sự truyền thống. Ngoài một số ít nhân viên quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp đặc biệt do nhà nước đầu tư hoặc khống chế cổ phần, tất cả các doanh nghiệp khác đều nên tuyển dụng thông qua cạnh tranh thị trường; thay đổi tư cách “quan chức” của các nhà doanh nghiệp đê họ không chạy theo quyền lực chính trị mà tập trung vào kinh doanh
đều có hiệu lực thi hành ngay sau khi gia nhập WTO. Việc phát triển luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc có liên hệ mật thiết với việc phát triển ngoại thương và đầu tư. Ke từ khi Luật nhãn hiệu hàng hoá được ban hành năm 1982, Trung Quốc đã ban hành rất nhiều luật và quy định liên quan tới hàng loạt đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và gia nhập hầu hết các điều ước quốc tế về sở hũu trí tuệ.
Hiệp định của WTO về các khía cạnh thương mại có liên quan tới sở hữu trí tuệ (TRIPS) cung cấp khung pháp lý tống thể cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định TRIPS đưa ra thủ tục nhất định về dân sự, hành chính, hình sự và những biện pháp mà các thành viên WTO cần phải thực hiện đê đảm bảo quyền của chủ sở hữu theo pháp luật trong nước. Nếu không tuân thủ TRIPS, quyền lợi của các bên sẽ được đảm bảo thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và dẫn đến các trừng phạt theo thâm quyền của WTO.
Để đảm bảo sự tuân thủ với TRIPS, Trung Quốc đã nỗ lực cả về pháp luật thực định và cả về thể chế. về mặt lập pháp, các luật chính về sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi bao gồm luật sáng chế năm 2000, luật nhãn hiệu hàng hoá năm 2001, luật bản quyền năm 2001. Cũng trong năm 2001, rất nhiều các quy định được ban hành bao gồm nghị định về bảo vệ phần mềm máy tính, thiết kế bố trí mạch tích hợp và giống vật nuôi mới. Cùng với các chế tài về hành chính và dân sự, một số tội danh về vi phạm sở hữu trí tuệ cũng được bổ sung vào bộ luật hình sự. về mặt thể chế, hệ thống các cơ quan nhà nước đã được thiết lập để quản lý và thực thi luật sở hữu trí tuệ bao gồm một cơ quan xét xử đặc biệt phụ trách lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong Toà án nhân dân. Ket quả của những nỗ lực này, đến nay Trung Quốc được coi là đã có
Mặc dù có một khuôn khổ pháp lý phù hợp với WTO, việc vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn khá phổ biến ở Trung Quốc. Các đối tác thương mại chính của Trung Quốc nhận xét đó là do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương chịu trách nhiệm về việc thực thi sở hữu trí tuệ; các hình phạt về hình sự, hành chính và dân sự chưa tạo ra sự ngăn chặn thích đáng; cán bộ