Những thành tựu về kinh tế Trung Quốc từ khi gia nhập

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC từ KHI GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO đén NAY (2001 2012 (Trang 36)

6. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Những thành tựu về kinh tế Trung Quốc từ khi gia nhập

trên các lĩnh vực cụ thể

Khi Trung Quốc gia nhập WTO cách đây hơn 10 năm, ít ai dự đoán được rằng, nước này có thể nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc đã tăng gần ố lần từ 509,8 tỷ USD năm 2001 lên 2.927,76 tỷ USD năm 2010. Năm 2011, GDP đạt 47.156,4 tỉ NDT, tính theo giá có thể so sánh, tăng trưởng 9,2% so với năm trước. Ong Lương Văn Đào, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “10 năm gia nhập Tô chức thương mại thế giới là

khoảng thời gian Trung Ouổc đạt được toc độ tăng trưỏng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử. Chỉ trong 10 nãm, Trung Ouổc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Đó là 10 năm Trung Quốc thành công gia nhập WTO” [93, 10]. Có thể thấy thành tựu kinh tế

Trung Quốc sau 10 năm gia nhập WTO qua các ngành kinh tế sau:

1.2.2.1. ỉ e Công nghiệp:

Từ sau ngày gia nhập WTO, sản lượng và tiêu thụ hàng công nghiệp tăng trưởng đều đặn. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực sản suất như: sản xuất than, dệt may, xi măng; đứng thứ 2 thế giói về sản xuất điện tử: mục tiêu vượt Anh và đuổi kịp Mỹ trong sản xuất công nghiệp mà Mao Trạch Đông đưa ra tuy không thành công vào năm 1958 nhưng được thực hiện vào năm 1999 [70, 5]. Sản lượng công nghiệp tăng 13,5% trong năm 2010. Gia nhập WTO cũng thúc đẩy việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp: ngành dệt, công nghiệp nhẹ, cơ điện, than xây dựng, luyện kim, kim loại

thế giới, với một loạt doanh nghiệp nhiều lợi thế và thương hiệu nổi tiếng. Có thể nghiên cứu một số ngành tiêu biểu sau:

- Ngành xe hơi: Những đặc trưng vốn có cùng với việc mất đi lá chắn bảo hộ cao về thuế quan, phi thuế quan và đầu tư sẽ khiến cho việc gia nhập WTO tác động mạnh tới ngành ôtô của Trung Quốc. Chỉ trong vòng 2 thập kỷ, những con đường nhỏ xe đạp đan xen đã nhường chỗ cho những tuyến đường cao tốc với từng hàng ô tô nối đuôi nhau. Giờ đây, Trung Quốc thậm chí còn có nhiều nhãn hiệu xe hơi hơn cả Mỹ. Tuy được coi là “ngành non trẻ”, song ngành công nghiệp ô tô cũng là một trong những ngành trụ cột của Trung Quốc. Ngành kinh tế này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Qua mấy chục năm phát triển, đặc biệt là sau khi Chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách đối với ngành công nghiệp xe hơi vào năm 1994, ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc đã quy hoạch phát triển. Các công ty trong nước như: Công ty xe hơi Đông Phong, Tống công ty xe hơi Thượng Hải... đều phát triến mạnh, năng lực sản xuất tăng, đạt trên 150 ngàn xe. Các tập đoàn xe hơi lớn của Trung Quốc đều thăm dò và đầu tư vào ngành xe hơi của Trung Quốc, khiến ngành này tương đối sôi động [89, 9].

Trong những năm dài thương lượng để gia nhập WTO, không ít ý kiến cho rằng công nghiệp ôtô sẽ là một trong số những “nạn nhân” của việc hội nhập này. Nhưng chỉ khoảng nửa năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì phía bị sốc lại là các công ty nước ngoài khi bị 2 công ty nội địa nhỏ, ít tên tuổi qua mặt: bán chạy nhất trong năm 2002 là 2 loại xe nội địa Chery và

khẩu ô tô và linh kiện đạt khoảng 20 tỷ USD [68,9] Và với 18,26 triệu xe sản xuất trong một năm, Trung Quốc đã trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2010. Hiện nước này đang cố gắng phát triển ngành công nghiệp này để giành “miếng bánh” xứng đáng chứ không chịu để rơi hết vào tay các nhà sản xuất nước ngoài. Trung Quốc có tham vọng vượt Đức đê chiếm thứ 3 thế giới [40, 9].

Ket quả là, hơn 10 năm sau ngày gia nhập WTO, ngành sản xuất xe hơi của Trung Quốc đã không bị xuống dốc như người ta tưởng lúc ban đầu. Theo các con số thống kê, tại Bắc Kinh, mỗi ngày có tới 1.500 xe được đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển thị trường nội địa, nhiều hãng xe Trung Quốc đã chú trọng xuất khẩu sản phấm của mình. Các thị trường đang tiêu thụ nhiều xe và phụ tùng ôtô Trung Quốc là Trung Đông, châu Phi và Nga.

Neu năm 2001, thuế nhập khẩu ô tô của Trung Quốc còn là 200%, hiện nay giá cả xe hơi của Trung Quốc đã bằng mức thế giới; Trung Quốc đã vượt Mỹ đế trở thành quốc gia sản xuất và tiêu thụ ô tô nhiều nhất thế giới lần đầu tiên vào năm 2009. Năm 2010, cả hai số liệu này đều vượt quá 18 triệu chiếc và lập kỉ lục thế giới về số lượng. Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã có những bước phát triển đáng kể đế mở rộng quy mô, gây dựng thương hiệu và tăng cường ngoại thương. Nếu như năm 2001, sản lượng ô tô của họ chỉ là 2,47 triệu chiếc, thì đến năm 2010, con số này đã là 18,26 triệu chiếc [84].

Như vậy, ngành sản xuất xe hơi của Trung Quốc đã thực sự trở thành điểm sáng của nền kinh tế hơn 10 năm sau ngày gia nhập WTO. Điều đó, chứng tỏ việc Trung Quốc gia nhập WTO là đúng đắn, những lợi ích từ việc

trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) tại 8 thành phố lớn của Trung Quốc. Nhờ việc chú trọng phát triển ngành sản xuất kỹ thuật cao nên có nhiều hãng, công ty lớn trong lĩnh vực điện thoại di động, kỹ thuật an ninh máy tính như: Sony, Erisson, Nokia... đã có mặt tại Trung Quốc. Những mặt hàng mang nhãn hiệu “Made in China” cũng ngày càng có uy tín hơn trên thị trường như đầu đĩa EVD.

Một trong những lĩnh vực nổi bật là ngành công nghệ thông tin. Đứng trước những thách thức lớn, WTO có 3 hiệp định lớn về ngành tin học: “Hiệp định kỹ thuật tin học” quy định 200 sản phẩm kỹ thuật cao của các nước thành viên bao gồm máy tính, thiết bị viễn thông, mạch IC, chế phâm bán dẫn...đến năm 2000 sẽ thực hiện mức thuế quan bằng 0; “Hiệp định về quyền tài sản tri thức” đưa mọi hình thức về quyền tài sản tri thức trong đó bao gồm bí mật về thương mại vào trong phạm vi bảo hộ; “Hiệp định viễn thông cơ sở” yêu cầu các nước kí kết hiệp định hủy bỏ sự lũng đoạn của Chính phủ, mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông, bao gồm điện thoại, FAX, và các hình thức truyền tin khác thông qua điện, cáp quang, sóng điện từ...

Việc gia nhập WTO giúp cho giới doanh nghiệp tin học tiếp xúc và vận dụng nhiều hơn và nhanh hơn kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, học tập và nắm vững kinh nghiệm và mô thức quản lí tiên tiến, giúp cho ngành tin học sử dụng nguồn vốn nước ngoài nhiều kênh với nhiều hình thức, mở rộng hơn nữa việc xuất khâu sản phấm, còn có thế thúc đấy xí nghiệp tăng nhanh cải cách, thay đổi cơ chế kinh doanh, nâng cao trình độ ngành nghề dần dần hình thành tập đoàn xí nghiệp mang tính quốc tế.

thoại di động, máy tính xách tay lần lượt tăng từ 14,7% đến 40,3%. Tin học vươn lên với doanh thu vượt mức 2000 tỷ NDT. Hiện nay, toàn bộ mạng truyền dẫn đường dài, mạng chuyển mạch và thông tin di động đều đã số hoá, đạt trình độ kỹ thuật tiến tiến trên thế giới. Theo thống kê của Cục Thống kê Trung Quốc, năm 2004 tỷ lệ phổ cập điện thoại là 51 máy/100 người, số hộ sử dụng điện thoại cố định đạt 31,224 triệu hộ. Cả nước có trên 7.200 cơ quan Nhà nước lập trang web. Năm 2007, thị trường trò chơi trên mạng ở Trung Quốc đã tăng vói tốc độ 74,6% đạt 11,4 tỷ NDT, giá trị thương mại điện tử đạt 18 tỷ NDT, tăng 68,9% so với năm 2006. Hiện nay, các ngân hàng, sở thuế và một số cơ quan khác đã thuê riêng các kênh thông tin của cơ quan Bưu chính đế thiết lập mạng dùng riêng và con số lên tới 10.000 kênh. Trung Quốc còn có 218 mạng thông tin diện rộng trên quy mô toàn quốc của các cơ quan và doanh nghiệp phục vụ cho công tác điều hành sản xuất và sẽ đưa nền công nghiệp Trung Quốc hội nhập với công nghệ thế giới [47, 5].

- Ngành dệt may: Dệt may là một trong số những ngành trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc do tác dụng quan trọng của nó trong việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của hơn 1,2 tỷ người trong nước, xuất khẩu thu ngoại tệ, tích luỹ xây dựng đất nước và là thị trường to lớn cho rất nhiều ngành nghề khác. Trong suốt hơn 20 năm cuối thế kỷ XX, ngành dệt Trung Quốc phát triển với tốc độ bình quân khoảng 17%/năm, tỷ lệ kim ngạch xuất khấu hàng dệt may Trung Quốc trong tổng kim ngạch ngành này của thế giới cũng tăng lên nhanh chóng: từ 3,5% năm 1978 đã tăng lên 13% năm 1998, trở thành cường quốc hàng đầu về xuất khâu hàng dệt may, vượt qua cả Italia, Đức, Hồng Kông [72,4].

nhờ sự bảo hộ của Hiệp định về các sản phẩm dệt may (ATC). Mặt khác, mặc dù việc thực hiện các cam kết sẽ khiến cho nhập khẩu gia tăng nhưng chính sức ép cạnh tranh sẽ buộc ngành dệt may phải thay đổi cách quản lí, cải tổ cơ cấu sản xuất cũng như sản phẩm, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Nhận thức được điều đó, nên ngành dệt may Trung Quốc đạt được thành tựu lớn kể từ ngày gia nhập WTO.

Người ta gọi Trung Quốc là cường quốc của ngành dệt may, bởi ngành dệt đóng góp 17% GDP của nước này. Bên cạnh những đóng góp về kinh tế thì về xã hội ngành này đã tạo cho một lượng lớn lao động: với 10 triệu người, chiếm 7% lượng công nhân cả nước. Chính do ý nghĩa to lớn của ngành dệt may mà ngành này cũng được nhiều quan tâm sau ngày gia nhập WTO.

Có thể nói, ngành dệt may là ngành được dự đoán sẽ có lợi ích lớn và phát triển mạnh sau ngày Trung Quốc gia nhập WTO, nhưng người ta vẫn không khỏi ngạc nhiên trước cường độ và tốc độ phát triển của nó. Từ năm 2002, ngay sau khi gia nhập WTO, do được hưởng những quy định buông lỏng một số hạn ngạch của các nước thành viên nên ngành dệt may xuất khẩu của Trung Quốc đã tiến vào thị trường thế giói mạnh mẽ.

Theo số liệu thống kê mới nhất của WTO ngày 21/10/2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đạt 77 tỷ USD năm 2010, chiếm 30,7% tổng kim ngạch trên toàn thế giới. Xuất khấu hàng may mặc cũng đạt 130 tỉ USD, chiếm 39,9% kim ngạch thế giới. Thị phần của ngành dệt may Trung Quốc trên thế giới chiếm 20% và có thể tăng lên 50% vào 2010. Chính vì vậy,

cảnh trên là hoàn toàn có cơ sở, vỉ chỉ cần nêu ra ví dụ nhỏ về tình hình nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc của hai trung tâm kinh tế Mỹ và Eư: quý 1 năm 2005, tổng số nhập khâu của Mỹ tăng 29% so với quý 1 năm trước, trong đó tỷ lệ quần nhập khẩu tăng đến 150%; còn tỷ lệ nhập khẩu của EU cũng tăng chóng mặt: tất tăng 183%, áo sơ mi tăng 168%, quần nam tăng 413%. Ngoài các thị trường truyền thống mà Trung Quốc vẫn đặt ở vị trí trung tâm là Mỹ, Nhật Bản và EU thì ngành dệt may Trung Quốc còn mở rộng thị trường sang các nước châu Á, Đông Âu và Trung Đông. Tuy nhiên, Mỹ và EU đã bắt đầu áp dụng Điều 16 của Nghị định thư ( đ ế n tháng 12/2013 các thành viên WTO được áp dụng biện pháp ngăn ngừa đối với một số mặt hàng của Trung Quốc nếu thị trường của họ bị rối loạn). Vậy nên, Mỹ đã đơn phương lập lại hạn ngạch 7 mặt hàng có tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc cao nhất; EU cũng đã thoả thuận với Trung Quốc giới hạn nhập khẩu 10 mặt hàng dệt may từ Trung Quốc trong 3 năm [32, 115]. Với quyết tâm khắc phục khó khăn thách thức, phát huy các thế mạnh và điều kiện thuận lợi, Trung Quốc đặt chỉ tiêu phấn đấu cho ngành dệt may từ năm 2005 trở đi là từ nước lớn về dệt may trở thành nước mạnh về dệt may.

- Ngành gang thép: Việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành gang thép của đất nước này. Câu hỏi được đặt ra: phải chăng nó đang trở thành “ngành dệt may” mới của Trung Quốc? Biểu hiện qua sự chiếm lĩnh thị trường thế giới của ngành này trong mấy năm qua. Năm 1999, Trung Quốc là nước xuất khẩu thép đứng thứ 14 thế giới. Năm 2004, Trung Quốc vươn lên đứng hàng thứ 5. Năm 2005 đứng vào hàng ngũ thứ 3. Trung Quốc cùng với Nga, Nhật Bản mỗi nước cung cấp cho thị trường thế giới 16 triệu tấn thép. Trung Quốc có khoảng 70% thép xuất khẩu sang thị trường châu A: Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, còn lại

thép Trung Quốc (CISA) trong Hội nghị quốc tế về thị trường thương mại thép (International Steel Market and Trade Conference) lần thứ 11 tại Quảng Châu nói sản lượng thép thô Trung Quốc trong năm 2012 đã đạt 920 triệu tấn, tăng hơn 50 triệu tấn so với 2011 [74,6]. Với con số khống lồ, ngành công nghiệp gang thép thực sự đem lại cho Trung Quốc một nguồn lợi lớn.

1.2.2.2. ỉ e Nông nghiệp

Trái ngược với nhiều ý kiến cho rằng nông nghiệp Trung Quốc sẽ chịu tác động nghiêm trọng từ việc gia nhập WTO của nước này, thực tế từ đó đến nay sản xuất nông nghiệp không có biến động quá lớn. Gia nhập WTO đã thúc đây sự tối ưu hoá trong bố cục khu vực nông nghiệp và kết cấu sản phẩm nông nghiệp. Mấy năm gần đây trước tình hình sức cạnh tranh nông nghiệp tương đối yếu, nông dân thu nhập thấp, Trung ương và các cấp địa phương Trung Quốc liên tục áp dụng các chính sách biện pháp nhằm hỗ trợ sản xuất lương thực, bao gồm bảo vệ đất trồng trọt, giảm thuế nông nghiệp, thực hiện cải cách toàn diện sản xuất lương thực, lấy trợ cấp trực tiếp và mở cửa thị trường thu mua bao tiêu làm chính...Với tác động của những biện pháp này, kết cấu nông nghiệp đã phát triển theo hướng hiệu quả cao, chất lượng tốt.

Lương thực, ngành chủ yếu của nông nghiệp Trung Quốc cũng đạt thành tựu quan trọng. Từ vụ hè 2002, Trung Quốc đã thoát khỏi cục diện 4 năm liên tiếp giảm sản lượng. Sản lượng lương thực năm 2002 tăng 2,9%. Năm 2004, sản lượng lương thực đạt 469,47 triệu tấn, tăng 9%; sản lượng các nông sản khác cũng đều tăng khá: bông tăng 30,1%; dầu thực vật tăng 8,8%...Sản lượng thịt cả năm đạt 72,6 triệu tấn, tăng 4,7% còn thuỷ sản đạt 48,5 triệu tấn tăng 3,2%. Nhìn chung sản lượng nông sản tăng dần từng năm, sự suy yếu của nông nghiệp do việc gia nhập WTO đã không xảy ra [74,7].

cho rằng cách hay nhất để tăng thu nhập cho nông dân là chuyển sang sản xuất những nông sản có giá trị cao, có lợi thế cạnh tranh, có khả năng xuất khâu...đã thê hiện tương đối rõ. Những ngành nông nghiệp xuất khấu có lợi thế so sánh của Trung Quốc như rau xanh, hoa, hoa quả...phát triển tương đối mạnh, những thực phẩm xanh và thực phâm hữu cơ cũng phát triên nhanh chóng. Bên cạnh đó xuất khẩu nông sản vẫn gia tăng, trái với nhiều dự đoán trước đây. Xuất khẩu nông sản của Trung Quốc chủ yếu dựa vào một số loại như rau, quả, lạc, thịt, thực phâm chế biến. Năm 2002, xuất khẩu nông sản Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD so với 369 triệu USD nhập khẩu nông sản. Hầu hết các sản phẩm này đều đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, vốn là ưu thế đặc trưng của Trung Quốc.

Năm 2009, tổng sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đạt 530,82 triệu tấn, tăng 0,4 % so với mức năm 2008 và là năm thứ 6 liên tiếp đạt tăng trưởng

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC từ KHI GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO đén NAY (2001 2012 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w