Những kiến nghị trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của

Một phần của tài liệu MAI THÚC LOAN và CUỘC KHỞI NGHĨA HOAN CHÂU (Trang 101 - 128)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Những kiến nghị trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của

của hệ thống di tích

Các nhà chức năng cần chú ý vấn đề khôi phục lại những nghi thức truyền thống như rước nước, rước kiệu, tế lễ..., nhưng không nên dừng lại ở việc xem xét nên rước ra sao, tế thế nào mà cái cốt lõi và căn bản là để làm nên bản sắc riêng biệt của từng lễ hội cổ truyền ở Nghệ An. Bên cạnh đó, chủ đề của lễ hội cũng cần phải được nghiên cứu, bảo lưu. Những nghi lễ dân gian là nơi hội tụ sức mạnh của cộng đồng, ngưng kết nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyến từ đời này qua đời khác. Trong những lễ hội ấy, ta thấy rất rõ sự linh thiêng và cả niềm tự hào chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc trong quá khứ, những “vỉa tầng” của nền văn minh lúa

người với thiên nhiên. Những sinh hoạt văn hóa ấy đưa con người thoát khỏi đời sống hiện thực đến với một thế giới hoàn toàn khác để gửi gắm niềm tin, để tìm kiếm chỗ dựa, để thanh lọc tâm hồn và hướng thiện hơn... Một số ý kiến cho rằng, nên khôi phục và mở rộng sáng tạo lễ hội Đen vua Mai có cả những yếu tố mới. Cụ thể là Lễ thức rước từ Đen vua Mai - Đình Khả Lãm - Miếu Mau - Chùa Nàng Hai - Đen vua Mai. Cuộc rước nên có sự tham gia của 4 nhóm kiệu: Nam Đàn - Thạch Hà - An Dương (Điều Yêu) - cầu Giấy (Dục Anh). Le hội Đen vua Mai là một lễ hội truyền thống nên dù cách tân, đối mới cũng phải dựa trên nền truyền thống, các nghi thức, nghi lễ phải thật sự trang nghiêm.

Trước kia, lễ hội đền Cuông, lễ hội Đền vua Mai và lễ hội Đền vua Lê nhất thiết năm nào cũng phải do tổng đốc An Tĩnh chủ tế, còn các lễ hội khác thường cho tri phủ, tri huyện hoặc một người đỗ đạt cao đã từng làm quan hoặc thầy dạy học có uy tín, ảnh hưởng lớn đối với cư dân trong vùng. Văn tế thời xưa do tầng lớp nho sĩ trong phủ, huyện chắp bút, thông thường, người đỗ đạt cao nhất chắp bút viết bài văn tế trong lễ tế thần. Nhưng nay cũng như bao lễ hội cổ truyền khác ở Nghệ An văn tế chủ yếu do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nghệ An soạn sẵn và chỉ đạo. Điều đó vừa có nghĩa tích cực (có tính khoa học và nghệ thuật cao) nhưng lại vừa hạn chế (có sự trùng lặp trong đi đứng, xướng lễ). Thiết nghĩ nội dung của các bài văn tế hiện nay nói chung, văn tế lễ hội Đen vua Mai nói riêng cần có sự đóng góp của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu lịch sử để nội dung bài văn tế đánh giá đúng công tích Mai Thúc Loan và vị thế của một ông vua. Ngày nay, văn tế còn nặng về hình thức hướng thượng mà ít chú ý đến nhân vật trung tâm là Mai thánh Đại đế, Mai thánh Thiếu đế...

Trả kịch bản lễ hội Đen vua Mai về nguyên bản cũ không có ý nghĩa là sao chép y nguyên như xưa, bởi vì: Thứ nhất, chúng ta cũng không thế phục

hồi văn bản gốc và những người nắm rõ nghi lễ cổ truyền cũng đã mất. Thứ hai, tế lễ xưa kia quá rườm rà khó thích hợp với nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, lễ dâng hương hiện nay xem ra còn quá đơn giản. Phải chăng nên từ lễ dâng hương này mà nâng lên sao cho vừa giữ được bản sắc truyền thống vừa thể hiện được tính hiện đại.

Lễ hội Đền vua Mai là một lễ hội lịch sử bơi vậy lễ hội phải phản ánh được không khí của khởi nghĩa Hoan Châu. Nên chăng những người trong ban tổ chức nên xây dựng một kịch bản tái diễn lại không khí hùng tráng xưa.

Ngày nay, tố chức lễ hội Đen vua Mai cần thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân. Nếu xưa kia có ruộng tế điền dành để tế lễ Đen vua Mai, thì nay cần có sự hỗ trợ về mặt tài chính và sự quan tâm của các ban ngành, các cấp có liên quan.

Nam Đàn - mảnh đất giàu truyền thống văn hoá với một gia tài văn hoá dân gian phong phú, đậm đà sắc thái Xứ Nghệ với những điệu ví, dặm ngọt ngào sâu lắng. Thế nhưng, trong dịp lễ hội của nhân dân Nam Đàn lại không khuyến khích và chọn lọc được những nghệ nhân hát dân ca tạo ấn tượng cho du khách và để giáo dục con cháu phát huy, gìn giữ bản sắc văn hoá quê mình. Việc thuê các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp như: đoàn dân ca Nghệ An, đoàn ca múa kịch Nghệ An hay đoàn văn công quân khu IV nhiều khi tạo ra sự nhàm chán, lặp lại giữa các lễ hội. Thiết nghĩ, việc thuê các đoàn nghệ thuật trình diễn trong đêm hội là cần thiết nhưng đê phát huy tính sáng tạo của cộng đồng nên chăng cần có thêm một phần chơi giành riêng cho khán giả. Hình thức tựa như chương trình “làng vui chơi, làng ca hát” do đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Đó chính là bản sắc văn hoá riêng của mỗi làng và mọi người đến với lễ hội được là thành viên trực tiếp.

Với địa thế núi cao, sông sâu, phong cảnh hữu tình ở vùng đất này nếu có sự đầu tư thích đáng sẽ trở thành một khu du lịch hấp dẫn bang việc cho

xây dựng cáp treo từ đỉnh núi Đụn Sơn bắc qua dòng Lam Giang sang khe Bò Đái. Hình thức du lịch này vừa quảng bá được địa linh non nước Nam Đàn, vừa có thêm kinh phí đê trùng tu di tích.

Neu phần lễ đòi hỏi tính trang nghiêm, thì phần hội phải thực sự vui nhộn và các hoạt động vui chơi giải trí phải mang được dấư ấn độc đáo. Đé làm được điều đó, cần có sự kết họp hài hoà giữa kịch bản lễ hội xưa với các trò chơi vui nhộn ngày nay gắn liền với thần tích của Mai Hắc Đe cũng như đặc trưng văn hoá Nam Đàn.

Ngoài ra trong công tác bảo tồn các di tích cần chú trọng vào sự đầu tư đồng bộ để các di tích thờ tự vua Mai và gia đình, các thân sỹ trong khởi nghĩa Hoan Châu trở thành một hệ thống trên quê hương Nam Đàn. cần sớm lập hồ sơ di tích cho khu mộ thân mẫu, nhà thân mẫu vua Mai trên động cồn Chèn để phục vụ tốt hơn cho công tác bảo tồn. Đình Khả Lãm hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, việc để ngôi trường tiểu học (đã xuống cấp) bên cạnh ngôi đình vừa nguy hiểm cho các em học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình trùng tu, bảo tồn di tích. Nên chăng cần có biển chỉ dẫn đường đến cũng như tên di tích đình Khả Lãm bắt đầu từ khu vực mộ vua Mai?.

Quá trình thu thập tài liệu về cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, về quốc đô Vạn An, về các căn cứ Hùng Sơn, Vệ Sơn..., các bãi tập trận, vị trí rèn đúc vũ khí... của các nhà khoa học, do nhiều nguyên nhân và sự quá xa của thời gian từ năm 722 cho đến nay nên các tư liệu chúng ta thu thập được còn quá ít ỏi, đôi khi còn có sự khiên cưỡng trong cách hiểu. Thiết nghĩ, nên chăng cần có sự tham gia nhiệt thành của các nhà khoa học, các cấp, ngành của ủy ban tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn đầu tư vào việc nghiên cứu, phục dựng về những tư liệu liên quan đến Mai Hắc Đe và khởi nghĩa Hoan Châu xưa nhằm mục đích giữ gìn truyền thống hào hùng của cha ông xưa đế góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay.

Tiểu kết chương 3

Hệ thống di tích thờ Mai Hắc Đe và những vị anh hùng đã xả thân vì nghiệp lớn vẫn trường tồn qua hàng ngàn năm lịch sử trên Nam Đàn xưa và nay. Trải qua bao biến động thăng trầm, loạn lạc, chiến tranh các đền, miếu, lăng mộ vua Mai và các danh tướng cùng gia quyến của vua Mai vẫn được nhân dân giữ gìn. Đó là minh chứng sống động, chứng tỏ sự tri ân của hậu thế đối với anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan.

Hệ thống di tích ấy như là minh chứng cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng ngưỡng vọng, biết ơn những con người đã hi sinh vi sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập dân tộc trong hàng ngàn năm lịch sử “dựng nước và giữ nước” của nhân dân Nam Đàn, Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ngày nay, cùng với quá trình tôn tạo, phát huy các giá trị của di tích, nhân dân Nam Đàn cùng với nhân dân cả nước đã góp công, góp sức để tên tuổi Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu luôn là niềm tự hào của một vùng quê giàu truyền thống quả cảm, vùng “địa linh nhân kiệt”. Nam Đàn Chí Minh...

KÉT LUẬN

Với vị trí nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, hướng mặt ra Thái Bình Dương mênh mông, Việt Nam có vị trí chiến lược trong giao lưu quốc tế cả trên đất liền và hải đảo. Chính vì lẽ đó, trong nhiều thế kỷ, Việt Nam là đối tượng chinh phục của không ít thế lực xâm lược ngoại bang.

Để bảo vệ nền độc lập chủ quyền của mình, trải qua hàng nghìn năm dân tộc Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác phải liên tục đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc.

Với những lý do ấy việc thường xuyên ôn luyện lịch sử, tôn vinh các bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc, các thế hệ tổ tiên, ông cha ta đã có công khai phá sơn thạch, mở đất, lập làng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi, độc lập là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đặc biệt là với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đó cũng là mạch nguồn đế tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài vế Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cúa mình. Qua nghiên cứu đề tài, tác giả đưa ra một số nhận định sau:

1. Mai Thúc Loan được sinh ra, lớn lên trên quê hương Nam Đàn, Nghệ An- mảnh đất giàu truyền thống cần cù, yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm. Tuổi thơ nghèo khó cùng với thân phận mồ côi từ nhỏ, lại sống trong cảnh bị nhà Đường thống trị tàn bạo...đã hun đúc lên tinh thần thượng võ, lòng căm thù giặc sâu sắc và mơ ước diệt giặc, giành độc lập, tự chủ cho quê hương, đất nước.

2. Cách chúng ta 1300 năm (713 - 2013), dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan, nhân dân Hoan Châu đã đứng lên chống lại ách thống trị tàn bạo của nhà Dường, giành độc lập cho đất nước. Sự nghiệp chính nghĩa ấy đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân cả nước và nhân dân các nước lân bang, giành nhiều thắng lợi vẻ vang. Đó là đánh đuổi ngoại bang, làm chủ các châu,

huyện, thành lập chính quyền tự chủ, độc lập tồn tại trong gần một thập kỷ (713 - 722). Sức hút của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu còn thể hiện rõ qua sự liên kết quân với các nước láng giềng phương Nam là Lâm Ảp, Chân Lạp, Kim Lân trong công cuộc đánh đuổi quân Đường.

3. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng đã thất bại với nhiều lí do nhưng vị thế của Khởi nghĩa Hoan Châu được đánh giá là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong thời kỳ Bắc thuộc. Sự kiện Mai Thúc Loan lên ngôi hoàng đế với đế hiệu Mai Hắc Đe và xây dựng thành Vạn An thành Quốc đô thể hiện ý thức chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập với ngầm ý sánh ngang hàng với hoàng đế của quốc gia láng giềng phương Bắc.

4. Sự nghiệp vĩ đại của Hoàng đế họ Mai cùng tướng sĩ và nhân dân của mình đã được người đời sau tôn vinh, ngưỡng vọng. Minh chứng cho điều ấy chính là hệ thống các đền, đình, miếu, chùa, các sắc phong của các triều đại phong kiến tôn vinh Mai Hắc Đe và gia quyến, thân tướng..trong khởi nghĩa Hoan Châu. Đặc biệt trên quê hương Nam Đàn, Nghệ An đến nay vẫn còn gìn dữ các Di tích về Mai Thúc Loan như Lăng, đền thờ Mai Hắc Đe, mộ Thân Mau vua Mai, miếu thờ Mai Thúc Huy,... Với mục đích thể hiện truyền thống yêu nước, “uống nước nhớ nguồn'1, tri ân công ơn vua Mai và các thế hệ tiền nhân đê lại.

5. Le hội vua Mai Le hội đền Vua Mai đã phát huy tốt những nét tích cực, mang tính giáo dục cao là một lễ hội lịch sử bởi thế lễ hội phải phản ánh được không khí của khởi nghĩa Hoan Châu. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội thế nào để lễ hội vua Mai thực sự phong phú, có sức thu hút đối với nhân dân cả nước, mang ý nghĩa thiết thực cả về văn hóa và giáo dục truyền thống là việc làm cần thiết. Những điều đã và chưa làm được của Nam Đàn, Nghệ An trong lê hội vua Mai thực sự luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan hữu quan, các ban ngành liên quan trong trong những năm gần đây. Đó là dấu hiệu tích cực đề lễ hội vua Mai xứng tầm là lễ hội Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIÉNG VIỆT

1. Phan An, Lê Xuân Diệm, Võ Sĩ Khải, Lịch sử Việt Nam, Tập 2, Nxb Trẻ.

2. Trần Thị An, Truyền thuyết di tích và việc thờ củng Mai Hắc Đe trong dòng thời gian, Hội thảo Khoa học: Khởi nghĩa Hoan Châu và vai trò của Mai Thúc Loan trong lịch sử chong ngoại xâm của dân tộc, Nghệ An, tháng 2-2013.

3. Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gổc đến cuối thế kỉ XIX),

quyên thượng, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1958.

4. Toan Ánh, Hội hè đình đám, quyển hạ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1969. 5. Toan Ánh, Hội hè đình đám, quyển thượng, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, 1969.

6. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Đàn, Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam huyện Nam Đàn, tập 1 (1930 - 1954), Nxb Nghệ Tĩnh, 1990 7. Ban nghiên cứu lịch sử và địa lý Nghệ Tĩnh, Danh nhăn Nghệ Tình, tập

1, Nxb Nghệ Tĩnh, 1980.

8. Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 1997.

9. Nguyễn Lưong Bích, Những người trẻ tuôi làm nên lịch sử, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1974.

10. Phan Ke Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1990. 11. Bộ Văn hoá Thông Ún,Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (số 1), 2002.

12. Bộ Văn hoá Thông tin Hỏi và đáp về xây dựng làng văn hoả, gia đình vãn hoá, nếp sổng văn hoá, tô chức và quản lý lễ hội truyền thong, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998.

14. Trần Bá Chí, Danh nhân Nghệ An, Nxb Nghệ An, 1998.

15. Trần Bá Chí, Một so tài liệu liên quan đến Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa của ông, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 68, 1964.

16. Lê Mạnh Chiến, Đôi điều về nạn cổng vải, báo Đại biểu nhân dân, số 13/ 15/2/2011. 17. Cục thống kê Hà Tĩnh, niên giám năm 1999.

18. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007 19. Đại Nam nhất thong chỉ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.

20. Đại Việt sử kỷ tiền biên, Ngoại kỷ Q.6, bản dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 1997. 21. Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ Q.5, bản dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. 22. Đài tiếng nói Việt Nam (Ngô Doanh), “Mùa xuân trẩy hội Đền vua Mai” số 19 (548) trang 7. 23. Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, Nxb Văn Hóa, Hà Nội,

24. Đồng Khánh dư địa chí, bản dịch, Hà Nội, 2003.

25. Lê Thái Dũng, Giở trang sử Việt, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008. 26. Nguyễn Duợc, Trung Hải, sỏ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2002.

27. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức, Bảo tồn di tích lịch sửvăn hoá, Bộ

Một phần của tài liệu MAI THÚC LOAN và CUỘC KHỞI NGHĨA HOAN CHÂU (Trang 101 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w