6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Giải phóng Hoan Châu, tiến hành truy kích quân Đường ra
Tống Bình
Thư tịch cố Trung Quốc đã chép khá rõ về thời điểm nổ ra khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo. Cựu Đường thư cho biết: “Năm đầu niên hiệu Khai Nguyên [vua Đường Huyền Tông], thủ lĩnh An Nam là Mai Huyền Thành làm phản, tự xưng là [Mai] Hắc Đe, cùng thông mưu với các nước Lâm Ấp và Chân Lạp vây hãm phủ [Đô hộ] An Nam” [<3<5, 134, tờ 2a], Tân
Đường thư cũng chép với nội dung tương tự: “Năm đầu niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tông), thủ lĩnh man An Nam là Mai Thúc Loan làm phản, xưng là Hắc Đế tập hợp dân chúng 32 châu, bên ngoài liên kết với các nước Lâm Ảp, Chân Lạp, Kim Lân chiếm cứ vùng Hải Nam, số lượng đông tới 40 vạn người”. Nhận được sự hưởng ứng từ khắp nơi trong vùng, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ tình thế, tiến đánh một bộ phận chính quyền đô hộ đóng tại châu lỵ Hoan Châu ở Sa Nam, tiếp theo nghĩa quân lại bao vây và phá vỡ châu lỵ Diễn Châu. Sách Cựu Đường thư chép về tình hình khởi nghĩa Hoan Châu những năm niên hiệu Khai Nguyên của Đường Huyền Tông như sau: Năm thứ 10 niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tông - năm 722), tháng 8 Bính Tuất, Bùi Trục Tiên là Án sát sứ Lĩnh Nam dâng thư viết: “Cầm đầu giặc An Nam là bọn Mai Thúc Loan tiến công vây châu huyện” [88, tờ 10b]. Sách Tư trị thông giám cũng chép với nội dung tương tự nhưng lại chỉ biết thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa tên là Mai Thúc Yên: “Năm thứ 10 niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tông, Nhâm Tuất, năm 722 sau Công nguyên)... cầm đầu giặc An Nam là bọn Mai Thúc Yên tấn công bao vây châu huyện” [89, q. 212, Đường kỷ 28].
Trước khí thế áp đảo mạnh mẽ của quân khởi nghĩa, bọn quan lại cùng tay sai tại các châu, huyện sợ hãi xin hàng, một số bỏ chạy về phủ trị An Nam Đô hộ phủ đóng tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay) báo tin thất trận cho viên Đô hộ đương thời là Quang Sở Khách.
Quân khởi nghĩa tiếp tục truy đuổi bọn tàn quân và trên đường tiến quân ra Tống Bình, kết họp với lực lượng khởi nghĩa tại chỗ của các địa phương đã hên tiếp đánh hạ được nhiều căn cứ quân sự của bọn đô hộ nhà Đường đóng tại Ái Châu và dọc ven biển miền Trung nước ta. Thư tịch Trung Quốc gọi đó là vùng Hải Nam (chỉ những vùng ven biến phía Nam): “Thủ lĩnh bọn man là Mai Thúc Loan, phản loạn chiếm cứ vùng Hải Nam” [90, 232].
Đô hộ Quang Sở Khách nghe tin quân khởi nghĩa tiến đánh ra Tống Bình, vội vàng cho quân đóng giữ chặt cửa thành, cố thủ không ra chiến đấu, mặt khác phái người về cầu cứu viện binh từ các vùng Quế Châu, Quảng Châu.
2.2.3. Mai Thúc Loan xung Đe, thành lập chính quyền tự chủ, ổn
định nội trị
Quân Đường cố thủ, chờ viện binh, Mai Thúc Loan một mặt vẫn cho quân bao vây chặt An Nam đô hộ phủ, mặt khác, Mai Thúc Loan đưa một số chỉ huy, quân sĩ trở lại đất bản bộ Hoan Châu, thực hiện nghi lễ lên ngôi hoàng đế, để chính thức khắng định vị thế của mình.
Mai Thúc Loan quyết định lên ngôi vua. Ông tự xưng là Mai Hoàng Đe, tức là ông vua họ Mai, với ý nghĩa là người đứng đầu quản lãnh công việc vùng đất phương Nam không chịu thua kém các vua phong kiến phương Bắc. Ông là người ximg là Hoàng đế thứ hai sau Lý Nam Đe, điều này thê hiện ý thức quốc gia rất mạnh mẽ trong tư tưởng của Mai Thúc Loan.
Tiếp theo, Mai Hắc Đe cho lập quốc đô tại vùng Sa Nam, “Mai Thúc Loan tự xưng là Hoàng đế, xây thành trên núi và lấy vùng Sa Nam hiểm yếu làm căn cứ chống giặc” [71, 94]. Mai triều đặt tên quốc hiệu là Vạn An (muôn đời yên lành), thê hiện khát vọng độc lập, hòa bình của một dân tộc luôn yêu chuộng tự do, hòa bình. Có lẽ việc đặt tên quốc đô của Mai Hắc Đe cũng muốn kế thừa truyền thống trước đó hơn 170 năm trước của vua Lý Nam Đe khi đật tên nước là Vạn Xuân (muôn đời mùa xuân) chăng?
Sau khi lên ngôi, đặt quốc đô, Mai Hoàng Đe tập trung xây dựng và củng cố triều đình họ Mai, ốn định tình hình đất nước. Cho đến hiện tại, chúng ta vẫn chưa có những tư liệu để biết rõ chính quyền Mai triều được thiết lập theo hệ thống cơ cấu nào? Chỉ biết rằng nhà vua họ Mai khi đó đã ban lời Hịch đê kêu gợi toàn thế dân chúng trong các châu, quận, huyện cả nước cùng nhau đoàn kết, góp phần đánh đuổi quân xâm lược triều Đường.
Bản Hịch viết: “...Ta nghe ở nơi xa vạn dặm, chẳng nên sợ hãi. Huống hồ nước ta xa nước Đường đến mấy vạn dặm, chang lẽ ta ngồi bó tay không tự lập được sao?... Đồng thời, tổ chức bộ máy đê giúp Ngài lo toan quốc sự, lập kế hoạch giải phóng toàn bộ lãnh thố Tổ quốc” [34, 75].
Vương triều họ Mai tiếp tục đưa quân ra bao vây phủ thành và quyết tâm chiếm được An Nam đô hộ phủ. Trong thời gian Mai Thúc Loan tiến hành xưng đế lên ngôi, Quang Sở Khách dò la được tin tức và tranh thủ cơ hội vòng vây của quân khởi nghĩa không thắt chặt như trước, hắn liền bỏ lại nhiệm sở và quân đội trong phủ thành, cùng một số ít thân tín tìm cách thoát thân trốn về phương Bắc. Tình cảnh quân đô hộ ở Giao Châu lúc bấy giờ là “người Đường kẻ nào kẻ nấy dần dần tự bỏ trốn về” [85, 54-56]. Quang Sở Khách dâng tâu lên triều Đường về tình hình khởi nghĩa Hoan Châu của Mai Thúc Loan, đề nghị tăng thêm quân chi viện đê trấn áp khởi nghĩa. Tuy vậy, triều Đường không lập tức đưa quân sang An Nam để khôi phục lại quyền thống trị tại đây, vì triều Đường đang phải giải quyết những vấn đề chính sự trong nước. Chiếm được An Nam đô hộ phủ, Mai triều lập tức củng cố, triển khai mở rộng lực lượng, bổ sung thêm quân số, liên kết với những đội quân quanh phú thành Tống Bình.
Trong quá trình tập hợp lực lượng để chuân bị dựng cờ khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã được một người bạn đồng chí hướng từng ứng nghĩa trong khởi nghĩa Hoan Châu tên là Phùng Hạp Khanh gả cháu gái là Phạm Thị Uyến làm vợ thứ [52,117-123] theo tấm bia ở đình Quảng Bá (nay thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) cho biết cha Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh đã từng tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan [52, 43]. Bà Phạm Thị Uyển cùng các anh Phạm Miên và Phạm Huy đã tổ chức vận động, xây căn cứ và lực lượng tại vùng ngoại ô Giao Châu (tức vùng cầu Giấy, Hà Nội ngày nay).
Ngoài ra, cũng căn cứ vào nguồn tư liệu là Thần phả và các câu chuyện dân gian cho biết: Mai Thúc Loan đã xây dựng một căn cứ chỉ huy vùng
duyên hải Bắc Bộ tại Điều Yên Thượng (nay thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng). Ông đã giao cho con gái là Mai Thị cầu cùng con trai là Mai Kỳ Sơn chiêu mộ quân sĩ, xây dựng lực lượng đê sẵn sàng chiến đấu chống quân đô hộ triều Đường [52, 164-171].
2.2.4. Sự đàn áp của Nhà Đường đoi với cuộc khởi nghĩa Hoan Châu
Cho đến tháng 8 năm 722, do cuộc khởi nghĩa đã phát triển mạnh mẽ, uy hiếp trực tiếp đến sự thống trị của triều Đường tại An Nam. Án sát sứ Lĩnh Nam là Bùi Trục Tiên, vội vàng dâng thư cấp báo diễn biến của cuộc khởi nghĩa về triều đình. Đường Huyền Tông đang trị vì cùng các đại thần lo lắng, lập tức bàn bạc kế sách chọn cử những viên tướng tài giỏi đi đánh dẹp. Phiêu kỵ tướng quân kiêm Nội thị Dương Tư Húc đem quân sang tiến hành đàn áp khởi nghĩa Hoan Châu. Lực lượng quân số khá đông đảo, theo số liệu của các thư tịch Trung Quốc, sau khi được Chiếu chỉ vua Đường ban xuống, Dương Tư Húc lập tức đến vùng Lĩnh biểu (tức chỉ vùng Lĩnh Nam, các tỉnh phía nam Trung Quốc), chiêu mộ, tập hợp các con em thủ lĩnh các man địa phương được hơn 10 vạn người. Sau đó, Dương Tư Húc cùng với Đô hộ An Nam Quang Sở Khách tiến quân theo con đường cổ xưa mà Mã Viện đã từng đi để trấn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào những năm 40 của thế kỉ I sau Công Nguyên.
Triều Đường đã cử Dương Tư Húc cùng Quang Sở Khách đưa hơn 10 vạn quân tiếp viện chia thành hai đạo quân thủy bộ theo hai đường tiến vào nước ta. Một đạo quân theo đường bộ tràn vào phía bắc, men theo sông Hồng, tiến thẳng về phủ thành Tống Bình. Một đạo quân thủy theo đường biển Quảng Ninh, tiến vào vùng biển Hải Dương, rồi cũng theo sông Hồng vào phủ thành Tống Bình. Sau khi hai đạo hội quân tại Tống Bình, bộ chỉ huy của triều Đường đã quyết định nhanh chóng tấn công phủ thành.
Thư tịch Trung Quốc đều chép rõ, nhân lúc quan quân của Mai Thúc Loan mất cảnh giác, phòng bị sơ sài, đã “xuất kỳ bất ý”, tập kích vào An Nam
đô hộ phủ. Do bất ngờ, nên quân khởi nghĩa Hoan Châu đóng tại phủ thành trở tay không kịp, tuy cố gắng chiến đấu chống cự, song lực lượng quân địch quá đông, hỏa lực mạnh hơn, nên dần dần bên ta thua chạy, nhiều binh sĩ đã dũng cảm hy sinh ngay trận tiền. Dương Tư Hức là một viên tướng khét tiếng tàn bạo tìmg được sử Trung Quốc chép: Tư Hức là một viên hoạn quan, người Thạch Thành, La Châu, vốn trước kia Tư Húc mang họ Tô, sau được viên Nội quan họ Dương nuôi dưỡng, vì thế sau này lấy họ Dương. Lớn lên Tư Húc tự thiến vào làm Cấp sự Nội thị sảnh. Tư Húc theo Đường Huyền Tông đi dẹp nội gian, thăng chức Tả giám môn Vệ tướng quân, được vua Huyền Tông coi là nanh vuốt của mình, đến năm Khai Nguyên 12 (năm 724) lại được gia chức Phiêu kỵ Đại tướng quân, phong tước Quốc công. Vua Đường Huyền Tông rất sủng ái Tư Hức, từng giao cho giữ chức Đại tướng quân, mấy lần đem quân đi chinh chiến. Tính cách của Tư Húc rất tàn bạo, hiếu sát, mỗi khi bắt được tù binh, thường hay thích chữ lên mặt người tù, hoặc gọt trụi tóc rồi cắt da đầu để thị uy quân lính. Tướng sĩ trong quân đều sợ hãi, không dám ngẩng đầu lên xem, vì thế (Húc) mói có thẻ lập nhiều chiến công.... Tính cách tàn bạo này của Dương Tư Húc đã thể hiện rõ trong cuộc đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, y đã cùng với Quang Sở Khách cho tập trung thi thể của binh lính tử trận chất thành gò đống cao trước khi trở về nước [88, 132].
Sau thất bại tại phủ thành Tống Bình, những nghĩa quân còn lại chạy ra vùng căn cứ đóng tại Hòa Mục, cầu Giấy ngoại ô phủ thành, tập hợp với đội quân của Phạm Thị Uyển, vợ hai Mai Thúc Loan, tiếp tục tiến hành phản kích lại quân Đường. Dương Tư Húc đã đem một lực lượng đông đảo tấn công căn cứ Hòa Mục, nơi tập trung đội thủy quân do bà Phạm Thị Uyển chỉ huy. Dòng sông Tô Lịch, nơi đã từng được Lý Bôn dựng thành Vạn Xuân năm nào, lại là chứng nhân trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt và đầy quả cảm của đội thủy quân Hoan Châu. Sau khi anh dũng kháng cự được một
thời gian, nhưng vỉ tương quan lực lượng hai bên quá chênh lệch, cuối cùng đội quân thủy của bà Phạm Thị Uyển bị vỡ trận, quân địch chiếm được căn cứ. Quyết không để rơi vào tay kẻ thù, bà Phạm Thị Uyển đã gieo mình xuống dòng sông Tô Lịch tự vẫn. Sau khi bà mất, nhân dân thôn trang Nhân Mục tố chức mai táng rất trọng thê, lập đền thờ hàng năm vẫn hương khói thờ phụng rất tôn kính và uy nghi.
Trước tình thế bất lợi như vậy, Mai Hoàng đế đưa số quân còn lại rút lui về vùng Sa Nam, Vạn An đế chuân bị phòng ngự quân địch tấn công vào căn cứ chính của Mai triều.
Sau khi đưa đại quân về Sa Nam, quân đội Mai triều được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân các địa phương Hoan Châu, Ai Châu, Diễn Châu tập trung củng cố hệ thống cứ điểm phòng ngự đã xây dựng tại quốc đô Vạn An.
Trước hết, Mai Hoàng Đe bổ sung xây dựng một hệ thống bảo vệ bên ngoài quốc đô Vạn An, do Mai Kỳ Sơn, hoàng tử thứ hai phụ trách. Cụm cứ điểm quân sự của hệ thống bảo vệ vòng ngoài được bắt đầu từ vùng Cửa Hội (hay còn gợi là cửa Hội Thống) nơi cửa sông Lam đổ ra biên kéo dài lên tận chân núi Hồng Lĩnh. Mục đích của việc xây dựng hệ thống vòng ngoài này nhằm ngăn chặn bước tiến của đội thủy binh địch đi từ phía biẻn vào. Tiếp tục, triều đình họ Mai lợi dụng địa thế hiểm yếu của các thung lũng về phía đông của căn cứ Hùng Sơn làm khu vực lui quân cố thủ. Nơi đây rộng hàng chục mẫu đã được tạo thành nơi dự trữ lương thực, vũ khí từ giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa. Cho nên, từ Tống Bình rút chạy về đây, quân sĩ của triều Mai được đôn đốc nhanh chóng củng cố vững chắc căn cứ mang tính chiến lược này.
Quốc đô Vạn An với cụm cứ điểm Sa Nam bên bờ bắc sông Lam cũng được dân chúng cùng binh sĩ “đắp thành lũy cao hơn, trên có cừ cọc tre, ván gỗ vững chắc, bảo vệ phía bờ sông, chống giặc đổ bộ” [34, 85].
Căn cứ Sa Nam nối liền với các căn cứ khác như Vệ Sơn, Ngọc Đái Sơn... tạo thành một hệ thống cứ điểm liên hoàn, có thể chi viện nhau lúc tấn công cũng như khi thoái lui.
Dương Tư Hức cùng Quang Sở Khách chiếm được phủ thành Tống Bình, sau một thời gian ngắn ốn định được chính quyền đô hộ, chúng lại tập trung binh lực quyết tâm đánh vào tận trung tâm đầu não của chính quyền Mai triều. Theo chúng tôi, quân đội triều Đường cũng chia thành hai đạo quân thủy, bộ tiến đánh quốc đô Vạn An. Một đạo thủy quân xuôi theo đường sông Hồng ra biển, rồi ập vào vùng Cửa Hội cửa sông Lam, sau đó ngược dòng sông Lam tiến đánh thành Vạn An. Một đạo quân bộ xuất phát từ Tống Bình đi theo đường thượng đạo vào thắng Hoan Châu, phối hợp với thủy quân công phá các cụm cứ điếm phòng ngự thành Vạn An.
Đạo quân thủy khi tiến vào cụm cứ điểm Cửa Hội đã bị quân đội Mai triều phòng ngự ở đây chặn đánh quyết liệt. Tuy quân ta đã anh dũng cầm cự, tiêu diệt được khá nhiều quân địch, nhưng do lực lượng hai bên chênh lệch cả về vũ khí lẫn quân số, cuối cùng cũng phải bỏ căn cứ rút về thành Vạn An và các căn cứ khác tiếp tục chiến đấu.
Đạo quân bộ do Dương Tư Húc chỉ huy nghe tin quân ta đã rời bỏ cứ điểm Cửa Hội, lập tức kết họp với đạo quân thủy bao vây thành Vạn An. Mai Hoàng Đe tuy đang chữa trị trọng bệnh, cũng thân chinh đứng ra chỉ huy quân sĩ chống cự địch. Ông đã sử dụng nhiều chiến thuật cùng những mưu kế như hỏa công, khiến cho quân địch thiệt hại nặng nề, phải tạm thời rút lui [34, 85- 86].
Tuy nhiên, quân Đường vẫn không nói lỏng vòng vây, lương thực dự trữ, vũ khí trong thành cạn kiệt, mối liên hệ giữa dân chúng và quan quân trong thành gần như bị cắt đứt.
Chỉ ít ngày sau, quân đội tiếp viện của triều Đường từ Tống Bình lại được bổ sung tăng cường. Cuộc tấn công lần này của kẻ địch quyết hệt và dữ
dội hơn, quân sĩ của triều Mai trải qua chiến đấu ác liệt, lại thiếu thốn về vật chất, vẫn nêu cao tinh thần kháng cự anh dũng, nhiều binh sĩ đã ngã xuống ngay tại chiến lũy thành Vạn An. Một số người còn lại tìm cách đưa Mai Hoàng Đe đang mắc trọng bệnh lên căn cứ cố thủ Hùng Sơn [34, 86.]
Sau khi Mai Hoàng Đe từ trần, triều thần cùng binh sĩ nhất trí tôn phò Hoàng tử út Mai Thúc Huy lên ngôi tại căn cứ Hùng Son.
Cứ điểm phòng ngự cuối cùng của quân đội Mai triều là Hùng Sơn, cuối cùng cũng chịu sự sự tấn công mãnh liệt của quân Đường. Với lợi thế về