Đen Nậm Sơn Thượng tướng (xã Vân Diên, huyện Nam Đàn)

Một phần của tài liệu MAI THÚC LOAN và CUỘC KHỞI NGHĨA HOAN CHÂU (Trang 92)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Đen Nậm Sơn Thượng tướng (xã Vân Diên, huyện Nam Đàn)

Đền Nậm Sơn Thượng tướng hay còn gọi là đền Đức Ông. Đây là nơi thờ Đông dực Đại tướng quân Nguyễn Huynh - một trong bốn vị tướng của vua Mai và là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Ngoài ra, tại đền còn thờ vọng Bá Lâm thống lĩnh đại vương cũng là 1 trong 12 danh tướng của Mai Hắc Đe được nhân dân lập đền thờ tại rú Đai (xã Vân Diên), năm 1968 do chiến tranh đã phá hỏng đền, nhân dân đã rước long ngai, bài vị của Ngài về thờ tại đền Nậm Sơn. Đền Đức Ông nằm ngay vị trí đồn Nậm Sơn xưa kia (nay là xóm Bắc Sơn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn). Đen được bố trí kiến trúc theo kiểu chữ đinh gồm 2 toà: bái đường và hậu cung. Hệ thống các câu đối bằng chữ Hán tại đền đều tập trung ghi danh công ơn Đức Ông và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu. Câu đối tại hai mặt đối diện cột nanh:

Mai triều Thạc phụ sinh danh tướng Nậm Linh anh linh uyên phúc thần.

Dịch nghĩa: Giúp đỡ triều vua Mai sinh ra vị danh tướng

Núi Nậm anh linh nức tiếng dang phúc thần.

Câu đôí mặt trong cột nanh:

Hiện nay ở đền vẫn còn lưu truyền bài chầu văn ca ngợi công đức của Nậm Sơn đại tướng như sau:

Non Hùng Lình cao sanh thiên cô.

Nước Lam Giang lo so ngàn thu. ỉ on dòng Khanh tướng công hầu.

Giúp vua mở Việt từ đầu Đường quân.

Tài năng kiêm võ, kiêm vãn

Ngôi sao thập nhị triều đình han quan.

Cột giường chong, giữ ỉ Tạn An Ra tay cứu vớt giang son cõi trần.

Rong mây gặp hội quần thần Trời Nam trấn trị thôn dân thải bình.

Năng anh rồi lại năng linh

Sông Lam danh tưởng, thác sinh danh thần....

Đen Nậm Sơn được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia năm 1997.

Hiện nay, tại đền còn lưu giữ được năm đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Cụ thế đó là các đạo “Phong sắc cho Nậm Sơn” của đời Cảnh Thịnh năm thứ 4, ngày 21 tháng 5, Tự Đức thứ 6 ngày 5 tháng 11, Tự Đức năm thứ 33 ngày 24 tháng 11, Đồng Khánh năm thứ 2 ngày 1 tháng 7, Duy Tân năm thứ 3 ngày 1 tháng 8.

Bên cạnh đền Nậm Sơn có đình Nậm Sưn và cách đình Nậm Sơn khoảng 500m có đền Thánh Mau, chùa Đức Sơn và nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác.... Theo lời kê của dân gốc vùng này nói rằng: Những địa danh nhu cồn Cứt sắt, Cây đa Cứt sắt (gọi theo tên tục), nằm sau khu vực đền Đức Ông vẫn tồn tại cho đến hôm nay tại khu vực này là dấu tích của Thành Vạn An cũ với lò rèn vũ khí của nghĩa quân Mai Thúc Loan...

3.2.3. Đình Khả Lãm (xã Nam Thượng, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An)

Làng Khả Lãm thuộc xóm 4 xã Nam Thượng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tương truyền, trước kia nhân dân đã xây dựng một đền thờ vua Mai ở làng Khả Lãm cách khu miếu mộ vua Mai khoảng 2 km về phía Tây. Nay đền Khả Lãm không còn nhưng cũng tại vùng này vẫn còn một ngôi đình Khả Lãm. Nhân vật chính được thờ tại đình là Mai Hắc Đe. Ngoài ra, trải qua nhiều biến cố của lịch sử nên đình Khả Lãm hiện nay còn phối thờ Mai Thúc Huy, Phật Thích Ca, Chủ tịch Hồ chí Minh và Thánh Mau Liễu Hạnh. Có hiện tượng họp tự này do trước đây tại thôn Khả Lãm, nhân dân lập chùa Kim Ngọc thò Phật và Mau Liễu Hạnh. Chùa tọa lạc cạnh đình Khả Lãm. Chùa đã bị tàn phá bởi bom Mỹ trong chiến tranh. Năm 1978, trong quá trình tu sửa lại đình nhân dân địa phương đã rước các pho tượng Phật và một số đồ thờ còn lại của ngôi chùa này vào phối thờ tại đình.

Bài vị trên long ngai Mai Hắc Đe được thờ ở trong đình Khả Lãm có phiên âm như sau: “Bản cảnh Thành hoàng pha luyện thông minh, chỉnh trực tề diệu. Kim tặng: Linh phủ đại vitơng; gia tặng: Dực Bảo Trung Himg tôn thần

Tạm dịch: Đại Vương Mai Hắc Đe được phong làm thành hoàng. Tư chất: Pha luyện, thông minh, chính trực, tề diệu. Tặng: linh phù Đại Vương. Gia tặng: Dực Bảo Trung Hưng tôn thần.

Đình làng là nơi sinh hoạt cộng đồng nhưng cũng kiêm cả đền và kiêm luôn cả chùa. Có thể nói, đình Khả Lãm hiện đang xuống cấp nghiêm trọng

nhưng với cách bài trí bên trong chúng ta có thể nhận ra đây là một sự phối thờ độc đáo. Điều này rất giống với đình Khánh Sơn vừa là đình vừa thờ Phật. Ngoài ra, nhân dân Nam Đàn còn lập các đền thờ khác có long ngai bài vị của Mai Hắc Đế để thờ vọng ngài như: đền Chỉ Thiện (xã Nam Cát), ở xã Đồng Văn (Tân Kỳ) - những người dân Nam Đàn di cư lên làm kinh tế mới cũng xây dựng đền thờ vọng Vua Mai nưi đây.

Trong nhiều nguồn tài liệu có nói đến việc đền Độc Lôi tại xã Nam Giang thờ vọng Mai Hắc Đe nhưng trong quá trình thu thập tài liệu chúng tôi đã gặp Ong Nguyễn Hữu Minh hiện tại là người trông coi nhang đèn, quản lý tại đền Độc Lôi thì điểm thờ tự này không phải là nơi thờ vọng vua Mai. Trong quá trình điền dã tại đây, chúng tôi cũng không tìm thấy bất kỳ một tượng thờ, bài vị vua Mai hay các thân sĩ của Ngài như một số tài liệu đã đề cập. Với đền Chí Thiện tại xã Nam Cát, ông Nguyễn Xuân Điền là thủ từ tại đây đã xác minh thông tin khoảng 6- 7 năm trước, phòng văn hóa huyện Nam Đàn có tổ chức rước một tượng gỗ vua Mai Hắc Đế từ đền Chí Thiện về thờ tại đền Vua Mai. Trong ngày kị vua Mai tại đền Chí Thiện có tổ chức làm lễ cúng vọng vua Mai như một số điểm thờ vọng Ngài trên cả nước [87].

3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa, phát triến kinh tế, du lịch của các di tích

3.3.1. Giá trị lịch sử

Hàng năm, lễ hội Đen vua Mai được tổ chức không chỉ đế nhớ ơn công lao đánh đuổi giặc Đường của Mai Hắc Đe mà còn khơi lại niềm tự hào của người dân Nam Đàn nói riêng, nhân dân Nghệ An nói chung về một thời kỳ anh dũng chống giặc ngoại xâm. Lễ hội Đen vua Mai được coi là lễ hội tiêu biểu cho giá trị cộng đồng xứ Nghệ trong mà cách đây gần 13 thế kỉ lịch sử đã ghi nhận.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan khởi xướng và lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại nhưng cùng với các cuộc khởi nghĩa khác,

cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỷ thứ VIII đã góp phần tạo nên một làn sóng phản kháng mạnh mẽ của nhân dân ta, dân tộc ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Công lao to lớn đó thể hiện tinh thần quật khởi, không chịu sự áp bức đè nén của ngoại bang, đã trở thành truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Mai Thúc Loan có thể được coi là hình ảnh tiêu biểu về ý chí và bản lĩnh vươn lên của người dân Xứ Nghệ nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung.

Có thể nói lễ hội đền Vua Mai cùng với các hoạt động tâm linh tại các điểm thờ tự Ngài trên quê hương Nam Đàn là một hoạt động thiết thực trong việc giáo dục các thế hệ lòng yêu nước, tự hào dân tộc về lịch sử nước nhà. Các di tích, đền thờ này cũng đồng thời là nguồn tài liệu quý cho giờ học lịch sử địa phương của các cấp trường trên địa bàn Nam Đàn nói riêng, Nghệ An nói chung. Các đoàn học sinh được hướng dẫn tham quan trực tiếp tại di tích đã tạo cho các em sự say mê đối với môn học, khơi dậy trong các em lòng tự hào đối với quê hương, đất nước.

Lớp bụi thời gian có thể xoá đi những di tích lịch sử nhưng tầm vóc của Mai Thúc Loan với khởi nghĩa Hoan Châu vẫn có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc, ngày càng được con cháu đời sau đánh giá xứng đáng và trân trọng.

3.3.2. Giá trị văn hóa

Lễ hội Đen vua Mai được tố chức vào dịp rằm tháng Giêng. Đó là khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng cư dân nông nghiệp. Lễ hội mùa xuân đồng thời là thời điểm hội tụ sức mạnh của cộng đồng Việt, ngưng kết nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyển từ đời này qua đời khác.

Lễ hội là một phức hợp của nhiều loại hình văn hóa khác nhau hợp thành. Các đặc trưng văn hoá đó bắt nguồn từ dân gian và được dân gian nuôi dưỡng, bồi đắp, phát huy và biến tấu. Trong sinh hoạt hàng ngày, các đặc

trưng văn hoá, nghệ thuật đó đã tự hoàn chỉnh mình, nâng cao thêm tính nghệ thuật để chờ đến ngày hội là bộc lộ hết ra trước mọi người [61, 192]. Lễ hội chính là một phần của văn hóa và đạo đức của toàn xã hội, người ta đến với lễ hội không chỉ để cầu xin mà còn để thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng vọng đối với các vị anh hùng dân tộc. Các hoạt động hương khói, tưởng niệm và các sinh hoạt văn hoá diễn ra trong lễ hội Đen vua Mai hàng năm như: rước kiệu, đua thuyền, đấu cờ người, đu tiên, vật tự do, hát ví, hát dặm, múa dân gian... đã phần nào phản ánh phong tục tập quán, truyền thống trọng đạo nghĩa cũng như vốn văn hoá dân gian phong phú, lành mạnh và đậm sắc thượng võ ở một địa phương nằm kề sông nước.

Lễ hội Đen vua Mai là dịp để người dân ở đây được thư thái sau một năm lao động vất vả và cũng là mảnh đất “màu mỡ” đế các loại hình văn hoá dân gian xứ Nghệ nói chung, Nam Đàn nói riêng được phát triển liên tục. Đế thể hiện sự tôn kính của nhân dân, các hoạt động văn hoá, văn nghệ luôn luôn được cúng cố, hoàn chỉnh như hội vật, hội đua thuyền, đánh đu, leo cột mỡ, đi cầu kiều, cướp cờ, đánh cờ người, hát chầu văn, hát ví, diễn tuồng, chèo, múa đèn, múa cửa đình... Vì vậy có thể nói, văn học dân gian ở Nam Đàn như hát phường vải, ca dao, hò vè và truyện kê dân gian nhân cơ hội lễ đẻ được trình làng, quảng bá với du khách gần xa.

Đen thờ và miếu mộ Vua Mai nằm ở vị trí sầm uất của chốn đô hội, lắm đi tích danh nhân lịch sử và cảnh quan hùng vĩ, hoành tráng, vẻ đẹp của những con người đã làm nên lịch sử hào hùng hoà lẫn với nét đẹp hữu tình của núi, của sông tạo cho mảnh đất này có bề dày không chỉ về mặt lịch sử mà cả những giá trị văn hoá lớn. Hiện tại đền và khu miếu mộ Vua Mai vẫn còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí đã tồn tại lâu dài trong lịch sử. Đó là những cơ sở quan trọng giúp hậu thế hiểu được phần nào về trình độ thâm mỹ, khả năng sáng tạo của người xưa trên mảnh đất này. Đặc biệt, di tích còn lưu giữ

được một số kiến trúc cơ bản ban đầu như móng nhà hạ điện, mộ... Đó là những bằng chứng phản ánh trung thành và sinh động nhất về phong cách kiến trúc ở địa phương này trong buổi đầu mới xây dựng đền và miếu mộ Mai Hắc Đế.

Đặc biệt hơn, với tài thao lược và tài tố chức của Mai Thúc Loan, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã đế lại cho thế hệ con cháu các đời sau nhiều bài học, trong đó những giá trị về tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự là vô cùng to lớn. Đó là tư duy, tầm nhìn sắc sảo, tài thao lược, tổ chức chỉ huy của một nhà quân sự, đồng thời là nhà lãnh đạo của cuộc khỏi nghĩa, là các giá trị nghệ thuật quân sự về tổ chức xây dựng lực lượng, tạo thế và lập thế, lựa chọn, xây dựng, chuẩn bị công sự trận địa chiến đấu, công tác tổ chức vận động quần chúng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, kết họp quân sự với chính trị và ngoại giao... và nhiều giá trị khác mà do lớp bụi thòi gian đến hôm nay chúng ta chưa biết hết. Các nhà chỉ huy quân sự và lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa sau này cũng đã tiếp thu và vận dụng đế chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, trong thời đại khoa học công nghệ đã phát triển rực rỡ nhưng những giá trị về nghệ thuật quân sự đó vẫn còn nguyên giá trị.

Cư dân Nam Đàn nói riêng, cộng đồng cư dân xứ Nghệ nói chung về dự lễ hội Đền vua Mai để tìm thấy sự thanh thản, thư thái trong tâm hồn khi được hoà nhập các trò chơi dân gian vui nhộn và gửi gắm niềm tin, hy vọng vào phù trì bảo hộ của vị vua đầu tiên trên đất Nghệ An cho dân làng một năm mới người an, vật thịnh, phong đăng hoà cốc...

Có thê do điều kiện chiến tranh, cũng có thẻ vì chúng ta chưa có nhận thức đầy đủ về giá trị lịch sử văn hoá của nó, nên cả một thời gian dài, nhiều lễ hội trên địa bàn Nghệ An nói chung, lễ hội Đen vua Mai nói riêng bị quên lãng. Đặc biệt hơn, đó là sự mất mát đau đớn của các cơ sở vật chất đóng vai trò quyết định trong sinh hoạt lễ hội. Các đình, chùa, miếu mạo, đền đài... nơi

tập trung phần lớn những tác phẩm mỹ thuật, mỹ nghệ, kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu đều bị phá huỷ. Đền vua Mai cũng không nằm ngoài “số phận” đó. Thiên nhiên khắc nghiệt, bom đạn chiến tranh và chính cả bản thân chúng ta, một khi chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của các di sản vô giá trong đời sống tinh thần của nhân dân đã không gìn giữ, thậm chí là đập phá để làm những việc khác. Cũng cần nhớ lại rằng, trong một thời gian khá dài, hầu hết các công trình kiến trúc, nghệ thuật mang dấu ấn tôn giáo trên đất Nghệ An đều bị coi là di sản của chế độ phong kiến, nơi tiềm ẩn mê tín dị đoan, nơi trú ngụ của mọi lực lượng chống phá cách mạng nên bị hô hào phá tận gốc. Hậu quả là một thế hệ không quan tâm đến văn hoá tâm linh và không được đắm mình trong sinh hoạt văn hoá lễ hội đã ra đời.

3.3.3. Giá trị kinh tế - du lịch

Nhìn chung, đền thờ và miếu mộ Vua Mai là một di tích cảnh quan khá lý tưởng: kề sơn, cận thuỷ, xung quanh có nhiều di tích tưởng niệm danh nhân (khu di tích Kim Liên, nhà tưởng niệm cụ Phan Bội Châu...). Vì vậy, du khách đến với lễ hội Đền vua Mai không những được đặt chân đến vùng đất gắn với những di tích đánh đuổi giặc Đường hào hùng một thuở của dân tộc, mà còn có dịp thăm thú vãn cảnh một vùng non nước địa linh. Chính nó đã góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ trong tình hình nhiễu loạn thông tin như hiện nay

Nét nổi bật của lễ hội Đen vua Mai là các trò chơi dân gian như đấu vật, đua thuyền, hát phường vải, hát ca trù, múa, sân khấu dân gian, chọi gà, đánh đu, leo cột mỡ, đi cầu kiều, cờ người, bắn nỏ... Trong đó, đấu vật là trò chơi độc đáo nhất và đua thuyền là trò chơi vui nhất, mang tính tập thế cao. Từ đó sáng tạo các phương thức tổ chức mới phù hợp với một vị vua Mai Hắc Đe, đồng thời biếu trưng, tôn vinh tinh thần thượng võ cao. Hội đua thuyền gần đây thu hút được nhiều huyện lân cận như Hưng Nguyên, Thanh Chương,

và Thị xã Cửa Lò cùng tham gia. Vào đêm Rằm tháng Giêng năm 200Ố, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp tố chức Đêm thơ Nguyên Tiêu tại sân đền, đã đê lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng công chúng yêu thơ... Năm 2012, ƯBND tỉnh đã đồng ý để ƯBND huyện Nam Đàn phối hợp với Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường Đại học Văn hóa (Hà Nội) xây dựng đề cương nâng cấp Lễ

Một phần của tài liệu MAI THÚC LOAN và CUỘC KHỞI NGHĨA HOAN CHÂU (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w