Ngƣời có quyền khởi kiện dân sự

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 38 - 45)

5. Bố cục

2.2.1.9.Ngƣời có quyền khởi kiện dân sự

Những chủ thể quyền sau đây có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan:

Tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả; người thừa kế hợp pháp; cá nhân, tổ chức, được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả; cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng; người biểu diễn; các chủ thể quyền khác theo quy dịnh của pháp luật.

Cơ quan nhà nước cũng có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả.20

2.2.2 Biện pháp hành chính

Dưới góc độ lý luận về khoa học pháp lý thì việc bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp hành chính có thể được hiểu là sự ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật thực định và bảo vệ trong thực tiển quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả thông qua các chế tài pháp lý hành chính đối với quyền tác giả khi bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại.

2.2.2.1 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử phạt vi phạm hành chính

Các nhóm hành vi xâm phạm quyền tác giả sau đây sẽ bị xử phạt hành chính bao gồm:

Hành vi xâm phạm quyền tác giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả măc dù đã được chủ thể quyền tác giả thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó. Điều này đã chỉ rõ ra rằng hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử phạt hành chính là việc “ không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả mặc dù đã được chủ thể quyền tác giả thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó” và tại Điều 9 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cho phép “ tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền tác giả của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền của các chủ thể quyền của các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan”. Việc quy định như vậy sẽ tạo sự chủ động của chủ thể quyền tác giả, chủ sử dụng hợp pháp quyền tác giả được tiến hành các biện pháp luật định, trong đó có biện pháp thông báo cho chủ thể vi phạm biết rõ hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của mình và yêu cầu phải chấm dứt hành vi xâm phạm đó nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời, thủ tục thông báo cho chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả còn là một bước để cơ quan xử lý vi phạm hành chính lấy làm cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo giải quyết vi phạm đó nếu chủ thể không chấm dứt hành vi vi phạm của mình. Có nghĩa là khi gửi đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý thì chủ thể quyền tác giả phải gửi đơn yêu cầu đến chủ thể vi

20

phạm và ấn định cho họ thời gian cụ thể để họ chấm dứt hành vi đó, nếu sau thời gian ấn định mà người vi phạm được thông báo không chấm dứt hành vi xâm phạm thì tiến hành bước tiếp theo là yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm đó

Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về quyền tác giả theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ ( hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả ) hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Do các hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý bằng biện pháp hành chính là rất nhiều về số lượng và luôn có chiều hướng thay đổi theo yêu cầu cụ thể của hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quyền tác giả. Do vậy, Luật Sở hữu trí tuệ đã giao cho Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó.

Ngoài ra pháp luật còn quy định một số ngoại lệ đối với những hành vi xâm phạm quyền tác giả mà không phải xử phạt hành chính đó là các trường hợp được áp dụng các hành vi vi phạm từ cá nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bên khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.21

2.2.2.2 Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại các điểm a, b, c của khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và buộc phải bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau: Cảnh cáo; Phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Tịch thu hàng hóa giả mạo về quyền tác giả, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về quyền tác giả;

Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về quyền tác giả, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử

21

dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về quyền tác giả với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của các chủ thể quyền tác giả;

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền tác giả hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo về quyền tác giả, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về quyền tác giả sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.

Mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được.

Chính phủ quy định cụ thể cách xác định giá trị hàng hóa vi phạm.

Các hình thức xử phạt chính đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

Hình thức phạt chính bao gồm:

Phạt cảnh cáo: là biện pháp nhẹ nhất trong các hình thức xử lý vi phạm hành chính. Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với trường hợp vô ý xâm phạm, vi phạm ở mức độ nhẹ, mới vi phạm lần đầu, hậu quả để lại do hành vi xâm phạm gây ra là rất nhỏ và người vi phạm thuộc các trường hợp sau:22Người vi phạm đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hoặc hạn chế tác hại của hành vi vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo và thật sự hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; Thực hiện hành vi vi phạm do bị người khác ép buộc, lừa dối hoặc bị lệ thuộc về vật chất và tinh thần mà vi phạm; Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng điều khiển hành vi của mình; Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; Vi phạm do lạc hậu.

Những trường hợp trên được áp dụng bằng biện pháp cảnh cáo là phù hợp vì bản thân của những người vi phạm này cũng đã biết hối cải, không làm cho tình trạng trở nên xấu đi. Và việc áp dụng cách thức xử lý đối với các trường hợp này còn thể hiện tính khoan dung, tha thứ cho những người vi phạm biết hối cải.

Đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị xử phạt cảnh cáo với mọi hành vi. Vì đây là những người đang trong độ tuổi có sự hiểu biết còn hạn chế, chưa đầy đủ về khả năng nhận thức và thường thì hậu quả do những hành vi vi phạm của những người này gây

22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra là rất nhỏ và không gây nguy hiểm cho xã hội, nên áp dụng hình thức trên chủ yếu là để răn đe, giáo giục họ là phù hợp.

Hình thức cảnh cáo trong biện pháp xử lý hành vi vi phạm hành chính khác với hình thức cảnh cáo trong quyết định xử phạt hình sự. Việc cảnh cáo đối với biện pháp xử lý vi phạm hành chính chỉ mang tính răn đe, giáo giục và không có án tích hay ảnh hưởng gì tới lý lịch của người vi phạm. Còn biện pháp cảnh cáo trong quyết định xử phạt hình sự thì mang tính trừng phạt và người bị áp dụng biện pháp này sẽ mang án tích.

Phạt tiền: là hình thức xử phạt nặng hơn hình thức phạt cảnh cáo, bởi vì biện pháp phạt tiền này được áp dụng cho những hành vi vi phạm gây ra hậu quả tương đối lớn và mức độ vi phạm là tương đối nghiêm trọng. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không được quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện.

Như vậy, việc đầu tiên của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là xác định giá trị hàng hóa vi phạm. Hàng hóa vi phạm ở đây được hiểu là phần ( bộ phận hoặc chi tiết ) của sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm có thể lưu hành một sản phẩm độc lập ( sau đây gọi là hàng hóa xâm phạm ).

Sau khi xác định được hàng hóa xâm phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp tục xác định giá trị hàng hóa xâm phạm, theo đó giá trị hàng hóa sẽ được xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm, dưa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau: Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm; Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm; Giá thành của hàng hóa xâm phạm, ( nếu chưa xác định xuất bán );

Giá thị trường của hàng hóa tương đương có cùng chỉ tiêu chất lượng, kỹ thuật ( Điều 28 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ)

Sau khi xác định được giá trị hàng hóa xâm phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt số tiền tương ứng ít nhất bằng giá trị hàng hóa đã được xác định và nhiều nhất không vượt quá 5 lần giá trị của hàng hóa đó.

Như vậy Luật Sở hữu trí tuệ đã không quy định mức tối đa của hình thức phạt tiền bằng một con số cụ thể. Trong khi đó Điều 14 PLXLVPHC năm 2008 quy định mức tiền phạt tối đa với Sở hữu trí tuệ là 500 triêu đồng. như vậy làm thế nào để dung hòa hai quy định trên. Những quyết định xử phạt vừa qua đã làm được điều đó. Đó là khi xác định mức phạt tiền thì áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ ( tính theo số lần giá trị hàng hóa vi phạm và vượt

quá 5 lần ). Nhưng nếu tiền phạt vượt quá 500 triệu đồng thì quyết định xử phạt sẽ là 500 triệu đồng.23

Hình thức phạt bổ sung

Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm. Tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung sau:24

Tịch thu hàng hóa giả mạo về quyền tác giả, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo quyền tác giả; Đình chỉ có thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, dịch vụ; Tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và các giấy tờ, tài liệu liên quan khác bị sữa chửa, tẩy xóa, giả mạo hoặc đã bị hủy bỏ hiệu lực; Buộc khôi phục lại quyền đứng tên, đặt tên, giới thiệu tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; Buộc thu hồi tan vật, phương tiện bị tẩu tán; Buộc dở bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm vi phạm quyền tác giả

Việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp trên là rất có lợi cho chủ thể quyền tác giả, một mặt ngăn chặn hành vi xâm phạm tiếp theo của chủ thể vi phạm, mặt khác làm giảm bớt thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, vì nếu không có biện pháp trên thì chủ thể vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm của mình bằng các nguyên liệu, vật liệu, phương tiện để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo để tiếp tục thu lợi nhuận cho mình. Và hậu quả gây ra cho chủ thể bị xâm phạm sẽ nghiêm trọng hơn.

Một trong các hình thức có thể được xử phạt đi kèm một trong hai hình thức xử phạt chính, hoặc có thể xử phạt cùng một lúc các hình thức xử phạt bổ sung.

Các biện pháp khắc phục hậu quả

Bên cạnh đó, để đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, Điều luật cũng quy định cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng, gồm:

Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về quyền tác giả, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về quyền tác giả với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác của chủ thể quyền tác giả

23

Nghị định 47/2009/NĐ-CP

24

Việc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về quyền tác giả, hàng hóa xâm phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng giả phải đáp ứng các điều kiện sau: hàng hóa có giá trị sử dụng, yếu tố xâm phạm đã được loại bỏ khỏi hàng hóa.

Việc phân phối, sử dụng không nhằm thu lợi nhuận và không ảnh hưởng một cách bât hợp lý tới việc khai thác bình thường của chủ thể quyền tác giả, trong đó ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội.

Người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền tác giả. Bởi vì nếu những hàng hóa này được phân phối không nhằm mục đích thương mại với khách hàng tiềm năng thì các nhà sản xuất sẽ giảm đi một lượng hàng hóa để phân phối từ đó ảnh hưởng tới doanh thu thường xuyên của doanh nghiệp. Không tiến hành việc làm trên nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và nền kinh tế cũng phát triển một cách nhanh chóng hơn.

Việc áp dụng như vậy đã làm cho chủ thể quyền tác giả không bị thiệt thòi mà còn có lợi cho người dân, đáp ứng phần nào đó nhu cầu tiêu dùng cho những người nghèo khổ thuộc diện chính sách mà không hề gây haị đến họ bởi những yếu tố vi phạm đã bị loại bỏ , bên

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 38 - 45)