Thực trạng các biện pháp bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 53)

5. Bố cục

3.1. Thực trạng các biện pháp bảo hộ quyền tác giả

3.1.1 Thực tiễn các biện pháp bảo hộ quyền tác giả

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài, người viết nhận thấy rằng, ttrong những năm qua, hoạt động bảo hộ quyền tác giả được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hoạt động nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và thực thi các biện pháp bảo hộ quyền tác giả có những bước tiến quan trọng. Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể từng bước được bảo đảm. Một số bộ, ngành địa phương đã có chương trình triển khai thi hành cụ thể, có hiệu quả. Nhiều cá nhân, tổ chức đã chủ động áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ mình.

Đối với biện pháp tự bảo vệ, bằng việc trao quyền tự bảo vể cho tác giả đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc bảo vệ các tác phẩm của mình. Ý thức tự bảo vệ ngày càng có bước tiến bộ mới thông qua các hội thảo, tập huấn hiểu biết về pháp luật SHTT, nhiều tố chức, cá nhân đã áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền của mình. Theo thống kê cho thấy, hồ sơ dăng ký quyền tác giả đã tăng 50% so với năm trước đưa tổng số giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp lên tới con số 4800. Nhà xuất bản đã đăng ký quyền tác giả đối với bộ sách giáo khoa lớp 12, kết thúc toàn bộ việc đăng ký sách giáo khoa phổ thông, do Nhà nước đầu tư biên soạn xuất bản và giữ kỷ lục việc đăng ký. Đơn thư tố cáo, khiếu nại của chủ thể quyền tác giả tăng, riêng cục bản quyền tác giả đã nhận và giải quyết 52 vụ việc, trong đó có 5 đơn thư liên quan đến vi phạm quyền dịch tác phẩm của nước ngoài để xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam. Hầu hết các vụ việc đều nằm trong hoạt động liên kết giữa các nhà xuất bản với các công ty tư nhân. Trong năm, cục bản quyền tác giả đã ra quyết định hủy bỏ hiệu lực 11 giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, trong đó phần lớn các vụ việc là lợi dụng và thiếu chung thực khi lập hồ sơ đăng ký28

Bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự cho phép tác giả được quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, tranh chấp quyền tác giả được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Qua tìm hiểu chế tài dân sự, người viết nhận thấy cái hay trong chế tài này là việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để giảm thiểu những thiệt hại do nạn ăn cắp bản quyền tác giả gây ra, điều quan trọng đối với tác giả là phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp ngăn chặn sự

28

tiếp diễn, vì chừng nào mà hành vi xâm phạm còn tiếp diễn thì quyền và lợi ích của tác giả tiếp tục bị thiệt hại và dẫn đến mất khả năng thu lợi ích kinh tế dành cho sự sáng tạo hoặc đầu tư của mình. Mục đích của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong chế tài này đã đáp ứng nhu cầu trên bằng việc đưa ra được nhũng biện pháp nhanh chóng và tạm thời trong thời gian trước khi tiến hành xét xử về hành vi vi phạm, do vậy sẽ ngăn chặn những thiệt hại không thể khắc phục được đối với quyền của nguyên đơn.

Về biện pháp hành chính, đã có nhiều bổ sung quan trọng trong năm qua, đặc biệt là trong chế tài xử phạt hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả. Nếu như những năm trước mức phạt hành chính là rất thấp và chỉ dừng lại ở mức tối đa là 100 triệu đồng thì ngày 15/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2009. Nghị định này thay thế các quy định tại Điều 44, 45, 46 và 47 Mục 7 Chương II và các quy định khác tại Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin. Nghị định ban hành phù hợp với các quy định của luật SHTT, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Có khoảng 100 hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định với hai hình thức xử phạt bao gồm cảnh cáo và phạt tiền. Hai nhóm hành vi được quy định gồm nhóm hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế, nhóm hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Trong đó, có một số hành vi xâm phạm quyền tác giả đã nâng mức phạt tiền tối đa lên tới 500 triệu đồng so với trước đây là 100 triệu đồng. Ngoài ra hình thức xử phạt bổ sung cũng được quy định gồm: tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quyền tác giả; đình chỉ có thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày hoạt động kinh doanh, tư vấn dịch vụ. Nghị định còn quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện, thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hóa vi phạm, buộc dở bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học. Mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này, người viết nhận thấy đủ sức răn đe được các hành vi vi phạm hành chính quyền tác giả. Tuy vậy, điều quan trọng tiếp theo là việc thực thi với tinh thần trách nhiệm cao và nghiêm minh của các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương.

Biện pháp hình sự về bảo hộ quyền tác giả cũng có bước thay đổi quan trọng trong thời gian qua bằng việc Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999,

được Quốc Hội thông qua ngày 19/6/2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa 12 có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 đã thay thế Điều 131 “ tội xâm phạm quyền tác giả” bằng Điều 170a “ tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan”. Để góp phần giáo dục, răn đe tội phạm về quyền tác giả tại qốc gia và hội nhập quốc tế, dấu hiệu cấu thành tội phạm được sửa đổi phù hợp với thông lệ Quốc tế. Đó là hành vi sao chép, phân phối tác phẩm bản ghi âm, ghi hình ở quy mô thương mại mà không được phép của chủ sở hữu, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có quy định chế tài phù hợp. Trường hợp hoạt động có tổ chức, phạm tội nhiều lần thì có thể bị phạt tiền từ 1 tỷ hoặc phạt tù đến 3 năm, cấm đảm nhiệm chức vu, cấm hành nghề đến 5 năm.

Việc sửa đổi quy định tội phạm về quyền tác giả trong Bộ luật hình sự đã cho thấy sự quyết tâm của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm quyền tác giả và thúc đẩy công tác bảo hộ quyền tác giả trong giai đoạn mới.

Nhìn chung hệ thống các biện pháp bảo hộ quyền tác giả của nước ta đã được xây dựng một cách tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ và tương thích với các điều ước quốc tế mà nước ta đã tham gia. Nước ta đã có các quy định về thủ tục và các biện pháp chế tài, kể cả các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các thủ tục đều đúng đắn, công bằng cũng không quá phức tạp và không quá tốn kém; mọi quyết định xử lý đều dựa vào bản chất sự việc và được làm thành văn bản. Hệ thống các biện pháp bảo hộ đã hình thành một hành lang pháp lý vững chắc, ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc đấu tranh, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền tác giả, góp phần bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, ngày càng tạo niềm tin của các chủ thể quyền tác giả vào hệ thống các biện pháp bảo hộ, vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.

3.1.2 Vƣớng mắc

Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây, qua quá trình nghiên cứu người viết nhận thấy các biện pháp bảo hộ quyền tác giả ở nước ta còn bộc lộ một số hanh chế, cần được giải quyết.

Thứ nhất, đối với biện pháp tự bảo vệ chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình trong khi Nhà nước ta dã có những quy định khá đầy đủ về biện pháp này và đã trao biện pháp này cho chủ thể quyền tác giả để bảo vệ tác phẩm của mình. Nguyên nhân phần lớn ở đây là do sự hiểu biết của toàn xã hội nói chung và chính tác giả nói riêng đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả còn hạn chế nhất định, chưa có hình thành tập quán tôn trọng quyền tác giả. Nhiều chủ thể quyền tác giả chưa chủ động thực hiện các biện pháp tự bảo vệ để bảo vệ tác phẩm của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Ví dụ

như: tác giả chưa thật sự ý thức sâu sắc về những quyền lợi của tác phẩm đã đăng ký bản quyền đem lại cho mình. Đây là điều bất lợi cho tác giả, vì nếu không đăng ký bản quyền cho tác phẩm thì khi sảy ra tranh chấp, tác giả phải chứng minh tác phẩm ấy là của mình mà thông thường ít ai ( trừ cơ quan chức năng) lưu giữ đầy đủ trong thời gian dài các tài liệu liên quan đến sự ra đời của tác phẩm. Ngược lại nếu tác giả đã đăng ký bản quyền thì đương nhiên không cần phải chứng minh nữa. Thực tế đã có một số họa sĩ phàn nàn về nạn sao chép tranh thật tràn lan ở các thành phố lớn, chúng có mặt ở các đại lý, cửa hàng, thậm chí ở các vỉa hè, nhưng ngay trong số họa sĩ ấy có người khi họa xong bức tranh cũng không đăng ký bản quyền thì cơ quan chức năng cũng không biết được tranh đó là của ai để xử lý chính xác và khách quan. Chính vì vậy, trong tình hình hiện nay, việc ý thức một cách thấu đáo và đăng ký bản quyền dầy đủ của tác giả vừa có lợi cho tác giả vừa giúp ích rất nhiều cho cơ quan chức năng lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực này.

Nhìn chung vướng mắc ở biện pháp này là khó thực thi vào cuộc sống, khâu mấu chốt là do chính ý thức của tác giả, tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước nên không được tác giả tận dụng một cách tối đa nên biện pháp này rất thường bị bỏ ngỏ.

Thứ hai, về biện pháp dân sự. Người viết nhận thấy ở biện pháp này còn bộc lộ một số hạn chế cần được quan tâm và điều chỉnh như: khi các vụ việc xâm phạm quyền tác giả đã trở thành công việc kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp được giải quyết theo biện pháp này, thì việc đóng cửa các cơ sở vi phạm dưới sự giúp đỡ của Tòa án thì không có nghĩa các cơ sở đó sẽ không mở của ở một nơi khác. Điều này nói lên các biện pháp dân sự không phải luôn luôn là biện pháp ngăn chặn hiệu quả và triệt để.

Còn về thủ tục tố tụng dân sự trong biện pháp này có nhiều vướng mắc cần quan tâm, cụ thể như là các vấn đề nguyên đơn, chứng cứ, giám định. Bộ luật TTDS năm 2004 chỉ quy định “ nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn” (khoản 2 điều 56). Do pháp luật quy định không ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền tác giả, dẫn đến thực tế người có quyền khởi kiện đôi khi bỏ mất quyền khởi kiện hoặc người không có quyền khởi kiện lại khởi kiện nên không được tòa án giải quyết.

Chứng cứ chứng minh theo quy định tại Điều 82- BLTTDS năm 2004, pháp luật thừa nhận chính nguồn chứng cứ mà đượng sự được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ chứng minh của mình. Ngoài quy định chung này trong BLTTDS, không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định về chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền tác giả. Hơn nữa,

trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền tác giả, giám định là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong một số trường hợp. Vấn đề đặt ra khi đối tượng quyền tác giả đang có tranh chấp là đối tượng phức tạp. Theo Điều 90 BLTTDS năm 2004, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định theo sự lựa chọn thỏa thuận của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự. kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng. Tuy nhiên Điều 67 BLTTDS năm 2004 về người giám định chỉ quy định chung chung “ Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của lĩnh vực có đối tượng cần giám định”. Cho đến nay. Trong lĩnh vực SHTT nói chung quyền tác giả nói riêng chưa có quy định cụ thể cơ quan nào có thẩm quyền giám định, trình tự, thủ tục giám định ra sao.

Thứ ba, về biện pháp hành chính. Mặc dù trong thời gian qua Nhà nước ta đã có nhiều bổ sung quan trọng trong biện pháp này như việc ban hành Nghị định 47/2009/NĐ- CP với nhiều uy định chi tiết từng hành vi, hình thức và đặc biệt là mức phạt được nâng lên 500 triệu đồng. Nhưng ở biện pháp này vẫn còn bộc lộ một hạn chế nhất định ở một khía cạnh khác mà theo quan điểm của người viết nhận thấy nên thay đổi đó là hiện nay chức năng xử phạt thuộc quá nhiều cơ quan như: cơ quan thanh tra, Chủ tịch UBND các cấp, cơ quan hải quan, cơ quan điều tra, cơ quan quản lý thị trường, công an nhân dân, cảnh sát quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển. Điều này có thể dẫn đến hoạt động của các cơ quan trong công tác bảo hộ quyền tác giả không thật sự hiệu quả do thẩm quyền chồng chéo và không có sự thống nhất dần đến nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi. Trong thực tế, có vụ việc nhiều cơ quan cùng giải quyết, có vụ việc không rõ thẩm quyền của cơ quan nào, sự kết hợp hoạt động của các cơ quan này chưa đồng bộ, nhuần nhuyễn, đôi khi còn mâu thuẫn trong một số giải quyết vụ việc. Vì vậy hiệu quả của công tác bảo hộ chưa cao, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của tác giả không được đảm bảo.

Thứ tƣ, Về biện pháp hình sự cũng có một số điểm đáng quan tâm như: Về chế tài hình sự, hiện nay chế tài này chỉ áp dụng được đối với cá nhân vi phạm trong khi đó nhóm tội về xâm phạm quyền tác giả chủ yếu l do tổ chức thực hiện, vì vậy không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân được. Mặc khác, chúng ta đang sống trong trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ, mà ở đó các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được pháp luật bảo hộ đều có thể tồn tại trong môi trường kỹ thuật số nên người ta dễ dàng sao chép, dễ dàng phổ biến và lưu trữ chúng. Ví dụ như: vấn đề liên quan đến quyền tác giả đối với các nhà cung cấp dịch vụ, cung cấp nội dung, trang tin điện tử, báo điện tử như: việc sao chép tin tức, dùng ảnh không ghi tên tác giả, tin-ảnh không có

nguồn, ăn cắp phần mềm máy tính…Hay việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc trên điện thoại di động, máy nghe nhạc hoặc trên các website cho phép nghe và tải nhạc thì không ai

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)