Sự cần thiết của việc quy định các biện pháp bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 29 - 35)

5. Bố cục

1.3. Sự cần thiết của việc quy định các biện pháp bảo hộ quyền tác giả

Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm quyền tác giả diễn ra ở hầu hết ở các lĩnh vực trong tình trạng đáng báo động với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc văn học, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, kỹ thuật số.... Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng

tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.15

Chính bản thân của tác giả tự bảo vệ quyền của mình theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không bảo vệ được tốt dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn xảy ra với mức độ ngày càng nhiều. vì vậy cần phải có các biện pháp bảo hộ nhằm giúp sức bảo hộ quyền tác giả được tốt hơn.

* Trong lĩnh vực xuất bản, việc vi phạm bản quyền khó đếm xuể.Ví dụ: chỉ trong một thời gian ngắn, có tới 50 đầu sách của Nhà xuất bản Trẻ đã thoả thuận với phía nước ngoài được sử dụng bản quyền, nhưng bị một số nhà xuất bản trong nước chiếm đoạt bất hợp pháp. Nạn sách lậu làm đau đầu những nhà làm sách, khi mà “công nghệ làm sách lậu” ngày càng trở nên tinh vi và bất chấp dư luận. Một số trường hợp sách lậu, sách nhái còn xuất hiện trên thị trường trước cả sách thật, tình trạng in sách lậu thường xuyên diễn ra, theo thống kê chỉ trong nữa đầu tháng 3 năm 2005, đã có hai nhà xuất bản vi phạm bản quyền. đó là nhà xuất bản Trẻ và nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Mười đầu sách của nhà xuất bản Trẻ đã bị luộc và in lậu với số lượng lớn. Những tác phẩm mà Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt-First News đã mua bản quyền của Mỹ và liên kết với nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cũng bị in lậu. Sách in lậu là hiện tượng gây đau đầu cho các nhà xuất bản, họ cho rằng “không hề có câu trả lời cho việc bao giờ những hiện tượng như vậy mới bị chấm dứt, bao giờ những đơn vị xuất bản làm ăn đứng đắn được yên ổn để phát triển hoạt động của mình. Hơn lúc nào hết, chúng tôi rất mong có những giải pháp hữu hiệu từ phía cơ quan quản lý Nhà nước để chấm dứt tình trạng trên”. Các sách in lậu chỉ bán với giá chỉ bằng 50% giá bán của sách được xuất bản hợp pháp. Chính điều này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và hoạt động của các nhà xuất bản. Ngược lại, chính các nhà xuất bản cũng vi phạm quyền của tác giả như: không xin phép tác giả khi xuất bản. Ví dụ như trường hợp nhà xuất bản Văn học tự ý xuất bản truyện ngắn của hai nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh.

* Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh băng, đĩa: Hiện nay các trung tâm sản xuất, kinh doanh băng, đĩa hợp pháp đều lo ngại về tình trạng không kiểm soát nổi của thi trường băng, đĩa lậu. Hoạt động nhập lậu, in lậu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa lậu thường xuyên diễn ra trên thị trường và tại khu vực cửa khẩu, biên giới. Hầu hết các băng đĩa được bán

15

trên thị trường hiện nay là băng, đĩa được in lại không được phép của nhà xuất bản, được nhập lậu, đặc biệt là nhập lậu từ Trung Quốc. Cũng như sách in lậu, băng, đĩa in lậu được bán với giá rất rẻ có khi chỉ bằng 1/10 so với băng, đĩa được sản xuất hợp pháp.

Nạn băng, đĩa in lậu cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành điện ảnh. Ví dụ như: trường hợp của Công ty xuất nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam ( gọi tắt là FAFIM Việt Nam). Có nhiều bộ phim được FAFIM mua bản quyền, trong hợp đồng thỏa thuận chiếu nhiều lần, song lại bị các đài địa phương thu và phát sóng. Chính điều này làm cho đối tác của FAFIM giảm đáng kể (từ chổ có 20 đối tác, nay chỉ còn 10) và ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.

Bên cạnh nạn in lậu băng, đĩa là vấn đề các nhà sản xuất băng, đĩa âm thanh, băng đĩa hình không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mà họ sử dụng trong băng, đĩa sản xuất. Theo thống kê, 1/3 số đĩa nhạc được sản xuất trong năm 2004 là nhạc ngoại lời Việt (chủ yếu là nhạc Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản). Khi sản xuất các đĩa này, nhà sản xuất cũng không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

* Đối với phần mềm máy tính: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, những vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng tăng đáng kể. Nhiều phần mềm của tác giả nước ngoài và tác giả Việt nam bị các tổ chức, cá nhân sao chép, sử dụng không được phép của tác giả. Ngày 18 và 19/11, thanh tra Bộ Văn hoá-Thông tin đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính hai công ty máy tính Phong Vũ và Hoàn Long (Thành phố Hồ Chí Minh). Các chương trình cài đặt trái phép trên máy tính tại hai công ty trên bao gồm Microsoft Windows, Microsoft Office, Vietkey 2000, ACD See, Corel Draw và Adobe Photoshop với tổng giá trị gần 150 triệu đồng. Thanh tra Bộ Văn hoá-Thông tin đã niêm phong 30 máy tính và tịch thu 40 đĩa CD có chứa phần mềm bất hợp pháp. Mỗi công ty bị xử phạt 25 triệu đồng và phải gỡ bỏ toàn bộ phần mềm đã bị cài đặt.

* Trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật: Loại vi phạm nổi bật nhất là biểu diễn nghệ thuật không được sự đồng ý của tác giả hoặc có xin phép nhưng không trả thù lao thoả đáng cho tác giả. Loại vi phạm này diễn ra nhiều nhất ở hoạt động biểu diễn âm nhạc.

Tình trạng vi phạm quyền tác giả ngày càng lan rộng như vết dầu loang. Cả nước chỉ có hơn 200 thanh tra văn hoá từ trung ương tới địa phương, nên nhiều việc cũng đành phải... "botay.com". Trong khi đó, mức phạt tối đa đối với việc vi phạm bản quyền theo

Nghị định 56 mà Chính phủ ban hành ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin mới chỉ ở mức 20 triệu đồng nên chưa đủ sức để giáo dục và răn đe những kẻ vi phạm.16

Nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền ở nước ta chủ yếu là do nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan của nhiều tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng chưa nghiêm túc. Đứng trước những thực trạng trên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền tác giả, ngăn ngừa, xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả, Nhà nước ta đã xây dựng được hệ thống các biện pháp bảo hộ quyền tác giả được quy định trong Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự năm 1995 (đã bỏ), Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999 và các văn bản dưới luật khác có liên quan. Với các chế tài dân sự như: xin lỗi, bồi thường thiệt hại; chế tài hành chính như: phạt tiền với mức tối đa là 500 triệu đồng; chế tài hình sự như: phạt tiền tối đa 200 triệu đồng và phạt tù đến 3 năm. Đặc biệt là Việt Nam tham gia các Điều ước quốc tế như: các Điều ước đa phương gồm có Công ước Berne có hiệu lực 24/10/2004, Công ước Geneva có hiệu lực 06/7/2005, Công ước Brussel có hiệu lực 12/1/2006; các Hiệp định song phương về quyền tác giả như: Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả, có hiệu lực từ ngày 26/12/1997, Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ về Bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, có hiệu lực từ ngày 08/06/2000, Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về Quan hệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001; các Công ước WTC và Công ước WPPT. Công ước được Hội nghị ngoại giao WIPO thông qua tại Geneva ngày 10/12/1996, với mục đích đưa pháp luật quyền tác giả và quyền liên quan vào kỷ nguyên thương mại điện tử.17

Sau khi Việt Nam là thành viên của các Điều ước quốc tế trên , đặc biệt là Công ước Berne, các tổ chức, cá nhân liên quan đến quyền tác giả đều thận trọng hơn khi sử dụng tác phẩm. Nhiều ca sĩ, nhà sản xuất băng, đĩa hình, băng đĩa nhạc đã phải bỏ đi các bài hát nước ngoài, các bài hát nhạc Hoa, nhạc Thái lời Việt trong chương trình. Nhà xuất bản Văn học, nơi sách dịch chiếm 1/3 tổng số sách phát hành hàng năm cũng đã tạm dừng tất cả các

16

THs. Nguyễn Như Quỳnh – Khoa luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, Tư liệu hội thảo.

17

sách dịch vì chưa tìm ra cách thức nào để liên hệ với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, phạm vi bảo hộ quyền tác giả được nới rộng ra nhiều nước trên thế giới.18

18

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

2.1. Biện pháp tự bảo vệ

Bảo vệ quyền tác giả là một trong những khâu đặc biệt quan trọng và được xem là còn yếu, có nhiều tồn tại cần khắc phục trong thời gian qua. Nhằm khắc phục những tồn tại này, Luật sở hữu trí tuệ đã quy định theo hướng để quyền của chủ thể quyền tác giả được thưc thi trong cuộc sống thì trước tiên phải nêu cao tính chủ động tự bảo vệ quyền của chủ thể quyền tác giả bằng các biện pháp theo luật định, sau đó mới quy định trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo hộ quyền tác giả. Việc bảo hộ quyền tác giả có thể được tiến hành bằng nhiều biện pháp như dân sự, hành chính và hình sự.

Để quyền tác giả của các chủ thể quyền tác giả được thực thi trên thực tế thì trước hết, các chủ thể quyền tác giả cần có các biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả của mình trước những hành vi xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm. Theo quy định tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ thể quyền tác giả có thể áp dụng bốn nhóm biện pháp sau đây để tự bảo vệ quyền tác giả của mình, đó là:

Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả.Áp dụng biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả. Đồng thời các chủ thể quyền tác giả có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thong tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm của các chủ thể xâm phạm, khai thác bất hợp pháp quyền tác giả của mình theo quy định của pháp luật19

Yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả hoăc phát hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả gây thiệt hại cho người tiêu dung hoặc cho xã hội thì chủ thể quyền tác giả có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

2.2 Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả 2.2.1 Biện pháp dân sự 2.2.1 Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự là một trong những biện pháp chủ yếu để bảo vệ quyền tác giả thông qua hình thức bồi thường thiệt hại trên cơ sở các mức bồi thường ấn định trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)