7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1 Các kinh nghiệm trong xác định chủ trương
Một là, đường lối phát triển giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nói riêng của Đảng bộ Hà Tĩnh phải luôn phù hợp và gắn bó chặt chẽ với mục đích, đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước và phải sớm được xác định trong từng giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng; vừa gắn bó với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Đây là bài học thuộc về đường lối, quan điểm chỉ đạo. Muốn đưa sự nghiệp giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của tỉnh nhà phát triển thì trước hết Đảng bộ Hà Tĩnh phải nắm vững chủ trương của Đảng, của Nhà nước, của Trung ương về công tác phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Đồng thời phải nắm bắt được những ưu điểm cũng như những khó khăn của tỉnh, phải bám sát thực tiễn, năng động, sáng tạo trong việc quán triệt, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào hoàn cảnh thực
tiễn của địa phương. Từ đó đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Sau khi quán triệt các nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ phải xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch hành động, nhiệm vụ, giải pháp và các cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền sau khi triển khai các nghị quyết, các đề án cụ thể phải thành lập Ban chỉ đạo, có chương trình hành động cụ thể và hoạt động chỉ đạo của Ban chỉ đạo phải đặc biệt cải tiến và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đôn đốc, uốn nắn trong quá trình thực hiện.
Hai là, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phải biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ mọi mặt của Trung ương đối với địa phương. Tích cực tham mưu để
Nhà nước thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân, gia đình trong việc tham gia xây dựng, phát triển và giám sát, đánh giá GD - ĐT; phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD - ĐT, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh và an toàn. Đề xuất, xây dựng cơ chế học phí mới nhằm đảm bảo sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội. Đối với giáo dục MN và phổ thông ở các trường công lập, ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo chi phí của quá trình giáo dục. Đối với giáo dục nghề nghiệp và ĐH ở các trường công lập, người học có trách nhiệm chia sẻ một phần quan trọng chi phí đào tạo. Khen thưởng, tôn vinh các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp GD - ĐT. Khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân người Hà Tĩnh làm ăn phát đạt ở trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục tỉnh nhà.
Ba là, phải làm tốt công tác dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Tập trung phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ chuyên môn sâu trên các lĩnh vực; phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng đa dạng hoá các loại hình và phương thức đào tạo, đảm bảo cân đối, hài hoà giữa các ngành, nghề, phù hợp
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn đào tạo với nhu cầu của tỉnh. Rà soát, quy hoạch và tổ chức lại hệ thống các trường chuyên nghiệp tỉnh, các trung tâm GDTX, KTTH-HNDN trên địa bàn, đầu tư phát triển các nhà trường và cơ sở đào tạo nhằm từng bước cung cấp và đáp ứng cơ bản nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ các dự án kinh tế và các khu công nghiệp của tỉnh; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; gắn đào tạo với sử dụng và việc làm.
Tiếp tục tập trung xây dựng kỷ cương học đường, tạo môi trường giáo dục, đào tạo thực sự lành mạnh; triển khai có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của Đảng, Nhà nước và ngành; kiên quyết loại trừ bệnh thành tích và các hiện tượng tiêu cực trong GD - ĐT.