7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1 Đối với giáo dục phổ thông
Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, công tác quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục
- Đội ngũ giáo viên
Tính từ năm 2001 - 2012, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyên đề cho tất cả các ngành học, bậc học, cấp học thường xuyên theo chu kỳ không ngừng được đẩy mạnh. Tỷ lệ giáo viên tiểu học tham gia bồi dưỡng là 6.120; giáo viên THCS là 1.988; giáo viên THPT là 3.282 [63, tr.9].
Chính nhờ vậy, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn của bậc tiểu học là 99,9% và 79,3%; THCS là 99,3% và 48,75%; THPT là 99,9% và 7,3%. Bên cạnh đó, phong trào nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, sáng tạo kỹ thuật và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm cũng được đẩy mạnh. Hằng năm, có từ 400 đến 600 đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm được công nhận ở cấp ngành và hàng ngàn sáng kiến kinh nghiệm được công nhận ở cơ sở; nhiều sản phẩm sáng tạo kỹ thuật được ứng dụng vào các lĩnh vực chuyên môn, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
Đặc biệt, đã có nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh, được xếp loại xuất sắc. Đó là những đề tài giải quyết tốt các nhiệm vụ vừa mang tầm chiến lược, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần đáp ứng nhiều vấn đề trong quá trình hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện phát triển GD-ĐT ở địa phương Hà Tĩnh.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục
Toàn ngành đã quán triệt NQTW 2 (khóa VIII), kế hoạch của Tỉnh ủy về GD - ĐT, xây dựng Chương trình hành động thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành đề ra. Trên cơ sở đó tăng cường chỉ đạo của các cấp quản lý từ Sở đến các Phòng GD - ĐT, các đơn vị trực thuộc, đặc biệt tăng cường chỉ đạo quản lý giáo dục trong đội ngũ cán bộ, giáo viên mà trọng tâm là các hoạt động chuyên môn ở các ngành học, bậc học.
Công tác quản lý giáo dục được thực hiện theo hướng chuẩn hóa: Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa cơ sở vật chất và chuẩn hóa đánh giá, xếp loại. Quản lý theo hướng dân chủ hóa làm cho trường học thực sự của dân, người dân có trách nhiệm xây dựng và quản lý nhà trường, đặc biệt là dân chủ hóa đối với giáo viên, phát huy mọi năng lực của các thành viên trong Hội đồng giáo dục; thực hiện công khai, công bằng, cũng như thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý GD - ĐT theo hướng tập trung, làm tốt chức năng quản lý Nhà nước.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra cũng được ngành hết sức coi trọng và hoạt động có chất lượng hơn. Hoạt động của thanh tra chú ý đi vào thanh tra chuyên môn, thanh tra các trường, thanh tra công tác giảng dạy của giáo viên, thanh tra các kỳ thi, đồng thời Sở GD - ĐT Hà Tĩnh đã mở phòng tiếp dân để giải quyết những công việc thắc mắc hàng ngày của nhân dân, học sinh, giải quyết kịp thời các đơn thư, khiếu tố, xử lý đúng người, đúng khuyết điểm một cách nhanh gọn không để tồn đọng và có hiệu quả.
Ngoài ra ngành tiếp tục triển khai chỉ đạo chặt chẽ Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về chấn chỉnh công tác dạy thêm, phối hợp với công đoàn
ngành thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Cô giáo như mẹ hiền”, “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”; tổ chức gặp mặt các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc trong toàn ngành nhằm cổ vũ, động viên giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học được giao.
Quán triệt quan điểm GD - ĐT là sự nghiệp của toàn dân - toàn dân tham gia xây dựng, phát triển sự nghiệp GD - ĐT. Công đoàn ngành phối hợp với Sở Giáo dục, Huyện ủy, UBND các huyện, thị xã, kết hợp với lực lượng tổng hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể, của mọi tầng lớp nhân dân đóng góp sức lực vào nhiệm vụ chính trị chung của ngành. Do đó, công tác xã hội hóa giáo dục chủ yếu tập trung vào 3 mặt: Tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong xã hội, mọi người đều được học thường xuyên, học suốt đời; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn đẩy lùi mọi ảnh hưởng tiêu cực xâm nhập vào nhà trường; huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục. Ý thức trách nhiệm với con em mình, riêng năm học 2000 - 2010, nhân dân đã đóng góp xây dựng trường lớp, đóng bàn ghế, mua sắm đồ chơi cho các cháu, tổng số tiền ước tính gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên do khó khăn về kinh tế, đời sống của một tỉnh nghèo, công tác xã hội hóa giáo dục ở Hà Tĩnh chưa thể đáp ứng kịp với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH. Đây là một hạn chế mà Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục quán triệt sâu rộng hơn nữa để mọi tổ chức, cá nhân và các dân tộc trong tỉnh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục.
- Về chất lượng giáo dục
Thực hiện Chỉ thị 61-CT/TW (12/2000) của Bộ Chính trị về việc phổ cập giáo dục THCS và đề án phổ cập giáo dục THCS tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2001-2010, công tác phổ cập THCS được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Ngành giáo dục đã tăng cường chỉ đạo để thu hút tối đa trẻ 5 tuổi đến trường, củng cố kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Trong công tác phổ cập giáo dục THCS, ngành đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư đối với các địa bàn đặc biệt khó khăn để đẩy
nhanh tiến độ phổ cập. Đồng thời cũng xác định yêu cầu đảm bảo chất lượng và nội dung bền vững là quan trọng nhất.
Hà Tĩnh là tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002. Số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ 99,6%. Số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 là 532.715/533.375, đạt tỷ lệ 99,6%. Tỷ lệ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS là 95,7%. Thành tích về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS là nền tảng vững chắc để Hà Tĩnh từng bước phấn đấu đạt được mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học năm 2015. Đến năm học 2011-2012, toàn tỉnh đã có 262/262 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi. Trong đó có 192 (73%) xã, phường đạt chuẩn mức độ 1; 59 (22,5%) xã, phường đạt chuẩn mức độ 2; 103 xã, phường, thị trấn (39%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.
Thực hiện chỉ thị 14/2000/CT/TTg ngày 11/6/2001 về đổi mới chương trình GDPT theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X từ năm học 2002-2003, Bộ giáo dục đã tiến hành thay sách giáo khoa cấp THCS trên cả nước. Chương trình thay sách giáo khoa này đã bổ sung những hạn chế của chương trình sách giáo khoa trước đây như: bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với lứa tuổi học sinh; bổ sung kiến thức khoa học xã hội; chú ý kỹ năng thực hành, năng lực tự học… Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2002-2003, Sở Giáo dục và đào tạo đã tiến hành thay sách giáo khoa THCS từ lớp 6 đến lớp 9 trên toàn tỉnh. Từ năm học 2002-2003, Sở giáo dục và đào tạo đã triển khai các lớp bồi dưỡng cho giáo viên THCS về việc thực hiện chương trình nội dung sách giáo khoa mới ở 17 bộ môn. Hàng năm, Sở Giáo dục và đào tạo đã tổ chức các Hội nghị chuyên đề sách giáo khoa. Tại các Hội nghị ngoài việc trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các giáo viên qua các bài tham luận từ các giáo viên đến từ các địa phương khác nhau, giáo viên còn được trao đổi kinh nghiệm qua các giờ dạy thực tế. Đa số các giáo viên đã ngày càng hiểu rõ hơn nội dung đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học.
Tính riêng trong 10 năm từ 2001 đến 2010, toàn tỉnh có 64.154 học sinh trúng tuyển ĐH, CĐ, chiếm tỷ lệ 31,40 % học sinh tốt nghiệp THPT (cao hơn bình quân chung cả nước hơn 11 %); các trường TCCN tỉnh đào tạo 19.822 lao động theo học ở 25 mã ngành từ trình độ trung cấp trở lên… Đó là lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao bổ sung vào nhân nguồn lực phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quê hương đất nước.
Trên nền tảng chất lượng giáo dục đại trà ngày càng phát triển ổn định và thực chất, chất lượng mũi nhọn tiếp tục giữ vững và nâng cao. Số học sinh giỏi Quốc gia tăng đều hàng năm: chỉ tính từ năm 2006 đạt 51%; năm 2007, đạt 68,3%; năm 2008 đạt 65,5% ; năm 2009 là 76,6% , năm 2010 đạt 81,6% và năm 2011 là 88,7% trên tổng số học sinh dự thi. Trong đó, có những học sinh đạt Huy chương vàng Toán Đông Nam Á, Vô địch Đường lên đỉnh Olympia, Giải Nhì Toán Quốc tế... Theo đó, số học sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ tăng mạnh: năm 2006 là 5.768 em; năm 2007 là 7.720 em; năm 2008 là 9.731 em, năm 2009 là 12.510, và năm 2010 là 11.167. Riêng trường THPT Chuyên tỉnh số học sinh hàng năm đậu và các trường Đại học đạt gần 100%.; trong 04 năm liên tục (2007, 2008, 2009, 2010) được xếp thứ 4 và 5 trong tốp 200 trường có điểm bình quân thi ĐH cao nhất của toàn quốc. Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2010, Hà Tĩnh là địa phương xếp thứ 7/63 tỉnh thành về số học sinh đạt từ 27 điểm trở lên (03 môn).
Số trường đạt chuẩn Quốc gia (CQG) tăng nhanh ở các cấp học, bậc học. Đến năm 2012 đã có 530 trường đạt Chuẩn Quốc gia, chiếm 64,3% trên tổng số trường - một tỷ lệ rất cao so với bình quân cả nước. Trường đạt CQG ở Hà Tĩnh là một hình ảnh đẹp, thường xuyên thu hút nhiều tỉnh, thành trong toàn quốc về tham quan, học tập. Quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân. Nhờ tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trong việc nâng cao dân trí, Hà Tĩnh sớm được công nhận đạt CQG về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học học đúng độ tuổi (1992), phổ cập giáo dục THCS (2002), đang từng bước thực hiện phổ cập
giáo dục Trung học. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT tăng đều hằng năm và luôn được xếp ở tốp đầu của cả nước.
Các Trung tâm giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã góp phần thu hút, tiếp nhận hầu hết trẻ em trong độ tuổi quy định đến trường; quan tâm tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho thanh, thiếu niên, không có sự phân biệt về mọi mặt, kể cả trẻ khuyết tật, đảm bảo tốt công bằng trong giáo dục... Hà Tĩnh có số học sinh bỏ học thấp nhất 6 tỉnh bắc Trung bộ; tỉ lệ huy động trẻ học sinh TH đến trường đúng độ tuổi đạt 99,6%, THCS đạt 99,2%, THPT là 85%; tỉ lệ học sinh khuyết tật được hoà nhập là 72,8%; kết hợp với các tổ chức chính trị, xã hội mở hàng trăm lớp, bồi dưỡng, phụ đạo cho hàng ngàn lượt học sinh học lực yếu, có hoàn cảnh khó khăn; vận động được gần 500 học sinh bỏ học trở lại trường; trao học bổng cho học sinh học giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hằng chục triệu đồng mỗi năm...
Hệ thống các trường chuyên nghiệp tỉnh, các Trung tâm KTTH-HNDN trên địa bàn đã gắn việc củng cố, ổn định và phát triển với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ; từng bước thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đảm bảo cân đối cơ cấu ngành nghề đào tạo; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp khá hài hoà giữa đào tạo và sử dụng.
Về quy mô mạng lưới trường học
Đảng bộ tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện Đề án quy hoạch mạng lưới trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 theo hướng tạo ra cơ cấu hợp lý giữa các cấp học, ngành học, vừa đáp ứng những nhu cầu của nhân dân, vừa phù hợp với tỷ lệ định hướng giữa công lập và ngoài công lập. Vì vậy, mạng lưới trường lớp trung học phổ thông liên tục được mở rộng, phân bố tương đối đều ở tất cả các huyện thị. Riêng hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở có hiện tượng giảm do việc mở rộng trường liên xã. Một
hệ thống tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo đã được hình thành.
Bảng 2.1 Số liệu các trường phổ thông từ năm 2001 đến năm 2012
Giai đoạn Tiểu học THCS THPT
2001-2002 315 207 36
2006-2007 309 197 44
2010-2011 309 185 45
2011-2012 285 177 45
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh năm 2001 đến năm 2012
Sự phát triển của giáo dục đã tạo điều kiện cho việc huy động các em ở độ tuổi đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 tăng mạnh qua các năm học. Năm học 2009-2010 là 99,9%. Các em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 92,7%. Học sinh tốt nghiệp THCS hầu hết được tuyển vào THPT hoặc bổ túc THPT.
Bảng 2.2 Số liệu học sinh từ năm học 2002-2003 đến 2008-2009
Giai đoạn Tiểu học THCS THPT
2001-2002 176.003 139.761 38.169
2005-2006 152.565 141.178 63.623
2006-2007 114.246 131.060 69.918
2011-2012 95.856 81.205 56.646
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh năm 2001 đến năm 2012
Từ số liệu trên ta thấy, số liệu học sinh tiểu học và THCS giảm. Nguyên nhân là do quá trình vận động kế hoạch hóa gia đình trong cả một thập kỷ phấn đấu giảm tỷ lệ sinh và do tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
Mở rộng quy mô học sinh đồng thời với quy hoạch và mở rộng hệ thống các trường phổ thông, tỉnh đảm bảo tiêu chuẩn số học sinh trên lớp: tiểu học 35 học sinh/lớp, THCS 40 học sinh/lớp, THPT 45 học sinh/lớp.
Về tăng cường cơ sở vật chất trong các nhà trường
Trước hết, ngành giáo dục đã huy động tối đa các nguồn lực trong ngân sách và ngoài ngân sách để phục vụ cho giáo dục. Với việc huy động tối đa các nguồn vốn như Vốn chương trình mục tiêu, vốn tiết kiệm ngân sách, vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn do nhân dân đóng góp… trong năm học 2007 - 2008, ngành đã xây dựng được 573 phòng học, mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học, máy vi tính, đóng mới bàn ghế, sách giáo khoa, sách tham khảo và hỗ trợ cho cà xã vùng đặc biệt khó khăn.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về “Cứng hóa trường học”, xây dựng trường bán kiên cố và tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường, năm học 2009-2010, Hà Tĩnh đã đưa gần 900 phòng học và 188 phòng công vụ giáo viên vào sử dụng (đạt 94% kế hoạch). Ngoài ra, còn đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, từng bước đáp ứng đủ phòng học cho các ngành học, cấp học, không có trường lớp học ba ca, các đơn vị trường học trong tỉnh đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh, sách giáo khoa và tài