Một số giải pháp

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo vệ môi trường tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 62 - 74)

Đối với Việt Nam, môi trƣờng đã và đang là điều kiện quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thành công theo định hƣớng XHCN. Vấn đề môi trƣờng nếu không giải quyết tốt sẽ ảnh hƣởng đến cả vấn đề an ninh sinh thái và chính trị quốc gia. Do đó, Việt Nam cần tích cực và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp BVMT sau:

- Kết hợp hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lƣợng, thân thiện với môi trƣờng, phát triển kinh tế xanh.

- Đẩy mạnh cơ chế kinh tế hoá trong quản lý tài nguyên và BVMT, chuyển đổi cơ chế “bao cấp”, “xin – cho”, nặng về kiểm soát hành chính sang cơ chế thị trƣờng; khuyến khích đầu tƣ vào các ngành sản xuất các sản phẩm

hạn chế đầu tƣ vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lƣợng; không chấp nhận những dự án đầu tƣ công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trƣờng; đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT và phát triển các dịch vụ môi trƣờng.

- Nghiên cứu, theo dõi, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình công tác BVMT tại địa bàn. Tham gia chuẩn bị các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ về công tác BVMT, giúp cấp uỷ thẩm định các đề án, chỉ đạo một số vấn đề cụ thể về công tác BVMT. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu, tham mƣu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về BVMT và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hạn chế đến mức thấp những tổn thất có thể xảy ra.

- Tăng cƣờng, đổi mới về cả nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT; biên soạn tài liệu tuyên truyền dƣới nhiều loại hình phong phú, đa dạng, dễ hiểu; tổ chức đội ngũ báo cáo viên, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền các cấp; không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật, các điều ƣớc quốc tế liên quan đến BVMT, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động về BVMT và biến đổi khí hậu… Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí và giám sát của cộng đồng.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực BVMT. Hƣớng dẫn việc lồng ghép các tiêu chí BVMT vào việc bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm. Chú trọng tổng kết thực tiễn, phổ biến những kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác BVMT.

- Phân bổ và sử dụng hiệu quả thực hiện chi 1% ngân sách sự nghiệp môi trƣờng tại các bộ, ngành, địa phƣơng. Tăng mức kinh phí đầu tƣ cho các hoạt động BVMT. Cải tiến công tác giải ngân, phê duyệt quyết toán, thẩm

định và phê duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật. Đầu tƣ trang thiết bị phục vụ quan trắc, đo đạc, phân tích các thành phần môi trƣờng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về BVMT. Trong đó, có cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hoá công tác BVMT; tăng cƣờng các chế tài xử phạt vi phạm Luật Bảo vệ môi trƣờng; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng.

Các bộ, ngành cần đẩy nhanh việc thực hiện và nâng cao hiệu quả các chƣơng trình, đề án BVMT thuộc phạm vi trách nhiệm của mình: thực hiện tốt chủ trƣơng “Đẩy mạnh kinh tế hoá ngành tài nguyên và môi trường”; giải quyết triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng theo Quyết định 64 của Thủ tƣớng Chính phủ; triển khai chƣơng trình Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 và Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ BVMT. Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai nhanh, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu BVMT của xã hội…. tiến tới xây dựng thị trƣờng công nghệ môi trƣờng…

- Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nƣớc, các tổ chức quốc tế và quản lý, sử dụng có hiệu quả các dự án, các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác BVMT.

Một số kết quả

Từ 2004 - 2010 với chủ trƣơng đúng đắn, kịp thời của Đảng BVMT đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu.

Ô nhiễm và quản lý chất thải đã được kiểm soát bước đầu. Công tác kiểm soát ô nhiễm không khí ngày càng đƣợc quan tâm và có những chuyển biến nhất định. Hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng khu công nghiệp đã

lộ trình kế hoạch hoặc đã và đang triển khai xây dựng các trạm xử lý nƣớc thải; hoạt động của ban quản lý các khu công nghiệp bài bản và rõ nét hơn. Công tác quản lý nhập khẩu phế liệu từng bƣớc đƣợc điều chỉnh và đã có những kết quả nhất định. Hoạt động quan trắc môi trƣờng ở cả trung ƣơng và địa phƣơng tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển, trong đó đã trọng tâm vào các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các đô thị, các lƣu vực sông bị ô nhiễm nặng. BVMT làng nghề đã có những kết quả và chuyển biến tích cực. Công tác BVMT các lƣu vực sông đã đƣợc quan tâm đẩy mạnh.

Phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường. Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong khai thác khoáng sản; cải tạo, phục hồi môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng do quá trình phát triển đô thị, làng nghề và khu công nghiệp; cải tạo, phục hồi môi trƣờng do hoá chất bảo vệ thực vật và dioxin gây ra đã đƣợc đẩy mạnh. Tính năm 2010, trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để trong giai đoạn 1, đã có 325 cơ sở không còn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng (chiếm 74%) và 114 cơ sở đang tích cực triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (chiếm 26%).

Khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối với tài nguyên đất và khoáng sản trong lòng đất: bên cạnh hoàn thiện hệ thống chiến lƣợc chính sách, quy hoạch pháp luật bảo vệ bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, nhà nƣớc cũng đã áp dụng các công cụ quản lý để giải quyết hài hoà các vấn đề liên ngành trong sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản với việc bảo vệ môi trƣờng và với các lĩnh vực phát triển khác.

Đối với tài nguyên nƣớc: Đã tiến hành xây dựng các đề án về quản lý lƣu vực các sông chính nhƣ: Sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đồng Nai. Tiến hành cải tạo một số dòng sông, kênh mƣơng đặc biệt là các dòng sông đi qua các

khu dân cƣ tập trung, các khu công nghiệp và đô thị nhƣ kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, sông Tô Lịch, ... Kè bờ và có các biện pháp chống sạt lở ở các bờ sông chịu áp lực cao của dòng chảy đối với một số lƣu vực quan trọng. Tổ chức đánh giá và kiểm soát đƣợc chất lƣợng, trữ lƣợng nƣớc ngầm, có kế hoạch đầu tƣ phát triển tài nguyên nƣớc và ban hành những quy định cụ thể về khai thác nguồn nƣớc ngầm.

Bảo vệ tài nguyên không khí: nhiều nội dung cơ bản nhằm cải thiện môi trƣờng không khí tại các thành phố, khu công nghiệp đã đƣợc thực hiện gồm: di dời các cơ sở sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, trầm trọng ra khỏi khu trung tâm các thành phố lớn, áp dụng các công nghệ lọc bụi, xử lý khí thải đối với các cơ sở sản xuất, tổ chức lại hệ thống giao thông cá nhân tại các thành phố lớn, phát triển các thành phố vệ tinh xung quanh các thành phố lớn nhằm chia sẻ gánh nặng về đô thị hoá quá mức và giảm mật độ dân cƣ của các thành phố lớn. Từng bƣớc xanh hoá các đô thị và khu công nghiệp, nâng dần diện tích công viên, khuôn viên cây xanh khu vực nội thành, trồng cây dọc các tuyến đƣờng giao thông quan trọng.

Rừng là một trong những trọng điểm đƣợc nhà nƣớc quan tâm. Độ che phủ rừng toàn quốc 2006 - 2009 tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm, kết quả này là cố gắng rất lớn trong công tác đầu tƣ cho quản lý bảo vệ, phát triển rừng của Việt Nam, trong khi độ che phủ rừng các nƣớc trong khu vực đang suy giảm. Chất lƣợng, trữ lƣợng và giá trị đa dạng sinh học đƣợc duy trì, bảo tồn tốt hơn ở những khu rừng đặc dụng đã đƣợc thành lập và có ban quản lý. Nhờ đó tình hình vi phạm quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng, tình trạng phá rừng trên quy mô lớn đƣợc kiềm chế, giảm thiệt hại so với những năm trƣớc đó.

công nghiệp, xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới với các điều kiện vệ sinh môi trƣờng, kết cấu hạ tầng về môi trƣờng đồng bộ, từng bƣớc cải tạo, chỉnh trang đô thị với cải thiện các điều kiện về môi trƣờng.

Bảo tồn đa dạng sinh học. Nhà nƣớc đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán các động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, có các biện pháp hạn chế phƣơng thức khai thác manh tính huỷ diệt, đặc biệt là trong khai thác thuỷ sản, chú trọng các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp bảo tồn ngoại vi.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học cũng đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học đƣợc tăng cƣờng.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, môi trƣờng Việt Nam còn tồn tại rất nhiều thách thức.

Biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường và sức ép đối với môi trường. Cùng với gia tăng phát thải các khí nhà kính, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu và ở Việt Nam. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam chủ yếu biểu hiện ở sự thay đổi một cách bất thƣờng một số hiện thƣợng khí hậu tự nhiên theo chiều hƣớng bất lợi đối với môi trƣờng, sự phát triển kinh tế- xã hội và cuối cùng là đối với đời sống con ngƣời ... Việt Nam không phải là nƣớc có mức độ phát thải nhà kính cao, nhƣng là một trong những nƣớc chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu cùng với các hoạt động của con ngƣời nhƣ phá rừng đầu nguồn, gây ô nhiễm môi trƣờng, đã làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của thiên tai. Hàng năm, cả nƣớc phải chịu thiệt hại do thiên tai lên đến hàng chục tỷ đồng, chƣa kể đến các ảnh hƣởng đến con ngƣời nhƣ lây lan bệnh nhanh, suy giảm tuổi thọ và tác động mạnh đến môi trƣờng tự nhiên.

Ô nhiễm vẫn gia tăng. Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng không khí trong những năm qua vẫn theo chiều hƣớng tiếp tục suy giảm. Đáng lƣu ý nhất là vấn đề ô nhiễm bụi tại các đô thị diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Hàm lƣợng các khí SO2, NO2, CO và các khí thải độc hại khác đã tăng lên tới ngƣỡng quy chuẩn cho phép, đặc biệt là tại các đô thị lớn, các tuyến đƣờng giao thông chính, các khu vực tập trung nhiều các cơ sở sản xuất và các khu, cụm công nghiệp. Ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên ô nhiễm không khí.

Về ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng nƣớc ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm ở 3 lƣu vực sông gồm sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, môi trƣờng nƣớc mặt ở đa số các đô thị và nhiều lƣu vực sông của Việt Nam đều bị ô nhiễm chất hữu cơ. Các ao, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị, trị số hàm lƣợng các chất ô nhiễm của các thông số đặc trƣng ô nhiễm hữu cơ đều vƣợt trị số giới hạn tối đa cho phép Nguyên nhân ô nhiễm các dòng sông là do nguồn nƣớc thải từ các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, nƣớc thải sinh hoạt, dịch vụ ở các đô thị xả ra không qua xử lý, hoặc xử lý chƣa đạt yêu cầu. Kể cả nƣớc thải từ hoạt động khoáng sản ở đầu nguồn gây nên.

Song điều nan giải nhất là ô nhiễm môi trƣờng do các khu, cụm công nghiệp gây ra. Chỉ tính riêng 249 khu công nghiệp đƣợc thành lập theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, chỉ có 50% khu công nghiệp đang hoạt động là xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung (kể cả các hệ thống chƣa hoạt động hiệu quả). Từ đó dẫn đến 70% trong tổng số hơn 1 triệu m3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nƣớc thải/ngày từ các khu công nghiệp này xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận, làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt trên diện rộng.

loại và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh môi trƣờng, đặc biệt đối với việc vận chuyển, đăng ký nguồn thải còn nhiều bất cập. Rất ít các chủ cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm túc các cam kết bảo vệ môi trƣờng mà họ đã ký; đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng chƣa thực hiện kiểm tra, thanh tra môi trƣờng một cách triệt để.

Ô nhiễm môi trƣờng từ các khu công nghiệp gây tác động xấu tới môi trƣờng sinh thái tự nhiên. Nhất là nƣớc thải không qua xử lý từ các khu công nghiệp xả thải trực tiếp vào môi trƣờng gây ra những thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tại các khu vực lân cận.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhƣng vẫn chƣa khắc phục đƣợc tận gốc, do công nghệ sản xuất tại những nơi này còn rất lạc hậu và cũng chƣa có cơ quan nào chủ trì quản lý môi trƣờng ở các làng nghề.

Suy thoái tài nguyên. Suy thoái tài nguyên rừng: qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Nguyên nhân có nhiều nhƣng chủ yếu là chuyển đổi diện tích đất rừng sang diện tích đất nông nghiệp. Tiếp đến là nạn cháy rừng hàng năm gây thiệt hại lớn diện tích rừng. Diện tích rừng nguyên sinh chƣa bị tác động chỉ tồn tại trong các vùng rừng nhỏ, rời rạc tại các vùng núi ao của Tây Nguyên. Đây là mối đe doạ lớn đối với đa dạng sinh học của rừng kể cả các loài động vật và thực vật hoang dã.

Sự suy thoái tài nguyên rừng theo phản ứng dây chuyền dẫn đến suy giảm tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên đa dạng sinh học và nhiều hậu quả sinh thái khác, nhƣ gia tăng tần suất lũ lụt, khô hạn, sạt lở và trƣợt đất. Ở vùng ven biển gia tăng quá trình mặn hoá, phèn hoá và ô nhiễm môi trƣờng.

Suy thoái tài nguyên đất: Áp lực đối với nhu cầu khai thác, sử dụng đất ngày càng tăng do sức ép tăng dân số và quá trình đô thị hoá, CNH đất nƣớc. Thoái hoá đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở Việt Nam, nhất là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dƣỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá.

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo vệ môi trường tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 62 - 74)