Yêu cầu mới về BVMT

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo vệ môi trường tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 41 - 43)

Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhƣng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lƣờng. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội nhƣng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nƣớc đang phát triển. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phải phối hợp giải quyết nhƣ khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nƣớc giàu và nƣớc nghèo ngày càng lớn; tình trạng môi trƣờng tự nhiên bị huỷ hoại nghiêm trọng, khí hậu diễn biến ngày càng xấu …Sự nóng lên của Trái đất và nƣớc biển dâng đã đƣợc coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài ngƣời trong thế kỷ 21. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nƣớc sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Bên cạnh đó, thế giới cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng lƣơng thực và khủng hoảng năng lƣợng. Giá dầu, giá lƣơng thực tăng và không ổn định đã ảnh hƣởng tới sản xuất, đời sống và tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc. Các nguồn tài nguyên đang đứng trƣớc nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, thiếu tính bền vững.

Trong nƣớc, thành tựu gần 20 năm đổi mới tạo thêm nhiều thuận lợi cho đất nƣớc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH – HĐH đất nƣớc. Tuy nhiên, thực hiện CNH - HĐH đất nƣớc đòi hỏi phải đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ các dự án phát triển sản xuất, các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Điều này không tránh khỏi việc sử dụng tài nguyên,

đất đai không hiệu quả; môi trƣờng bị ô nhiễm. Mặt khác, Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhằm tạo ra những cơ hội mở rộng thị trƣờng, tăng trƣởng kinh tế, phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc BVMT. Đó là việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu, có nguy cơ biến Việt Nam thành bãi thải cho hàng hoá kém chất lƣợng, hàng hoá không thân thiện với môi trƣờng từ các nƣớc khác nhập vào.

Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong tiến trình CNH - HĐH đất nƣớc, nhiệm vụ BVMT đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc coi trọng và đã có những chủ trƣơng cụ thể để lãnh đạo nhiệm vụ BVMT. Năm 1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 36 - CT/TW về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhờ có những chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, BVMT ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bƣớc đƣợc xây dựng và dần hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho nhiệm vụ BVMT. Nhận thức về BVMT trong các cấp, các ngành và nhân dân đƣợc nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng từng bƣớc đƣợc hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt đƣợc những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho nhiệm vụ BVMT trong giai đoạn sau.

Tuy nhiên, môi trƣờng Việt Nam nhìn chung vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lƣợng các nguồn nƣớc suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cƣ bị ô nhiễm nặng; khối lƣợng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trƣờng hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện

mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chƣa đƣợc khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trƣờng, đặt công tác BVMT trƣớc những thách thức gay gắt.

Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác BVMT do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhƣng chủ yếu là do chƣa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nhiệm vụ BVMT, chƣa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng ngƣời cho việc BVMT; chƣa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với BVMT, thƣờng chỉ chú trọng đến tăng trƣởng kinh tế mà ít quan tâm đến việc BVMT; nguồn lực đầu tƣ cho BVMT của nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ rất hạn chế; công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chƣa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chƣa nghiêm.

Tình hình đó yêu cầu phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác BVMT trong toàn Đảng và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo vệ môi trường tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)