Để nâng cao nhận thức và hành động, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác BVMT trong toàn Đảng và toàn xã hội tháng 11 năm 2004 Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị Quyết 41 về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Nghị quyết đã nêu ra 5 quan điểm cơ bản về BVMT:
1- BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc.
2- BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải đƣợc thể hiện trong các chiến lƣợc, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phƣơng. Khắc phục tƣ tƣởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ BVMT. Đầu tƣ cho BVMT là đầu tƣ cho phát triển bền vững.
3- BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi ngƣời, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.
4- BVMT phải theo phƣơng châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trƣờng là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tƣ của Nhà nƣớc với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phƣơng pháp truyền thống.
5- BVMT là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Nghị quyết đã nêu ra 3 mục tiêu chính về BVMT:
1- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng do hoạt động của con ngƣời và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
2- Khắc phục ô nhiễm môi trƣờng, trƣớc hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bƣớc nâng cao
3- Xây dựng Việt Nam trở thành một nƣớc có môi trƣờng tốt, có sự hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT; mọi ngƣời đều có ý thức BVMT, sống thân thiện với thiên nhiên.
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu ấy, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể:
- Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trƣờng. - Khắc phục các khu vực môi trƣờng đã bị ô nhiễm, suy thoái.
- Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trƣờng. - Đáp ứng yêu cầu về môi trƣờng trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghị quyết 41 còn đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho khu vực đô thị và nông thôn:
Đối với vùng đô thị và vùng ven đô thị: Chấm dứt nạn đổ rác và xả nƣớc thải chƣa qua xử lý, phải thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, hạn chế hợp lý mức độ gia tăng các phƣơng tiện giao thông cá nhân, khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng, tăng lƣợng cây xanh dọc các tuyến phố và các công viên, trong công tác quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới cần chú ý bố trí diện tích đất hợp lý cho các nhu cầu về cảnh quan môi trƣờng.
Đối với vùng nông thôn: Hạn chế sử dụng hoá chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong danh mục cần bảo vệ; phát triển các hình thức cung cấp nƣớc sạch nhằm giải quyết cơ bản nƣớc sinh hoạt cho nhân dân ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nƣớc; khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, hình
thành nếp sống hợp vệ sinh gắn với việc khôi phục phong trào xây dựng “ba công trình vệ sinh” của từng hộ gia đình, trong quá trình đô thị hoá nông thôn, quy hoạch xây dựng các cụm, điểm dân cƣ nông thôn phải hết sức coi trọng ngay từ đầu yêu cầu BVMT.
Nhƣ vậy Nghị quyết 41 là văn bản định hƣớng chỉ đạo đầu tiên mang tính chất đột phá về quan điểm của Đảng về nhiệm vụ BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nƣớc. Nghị quyết không chỉ nêu lên quan điểm chỉ đạo của Đảng mà còn đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho công tác BVMT trong giai đoạn sắp tới.
Trong bối cảnh thế giới và trong nƣớc có nhiều biến đổi, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (4 - 2006) đã diễn ra. Trƣớc tình hình đó Đảng đã đề ra mục tiêu phƣơng hƣớng tổng quát của 5 năm tới là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH - HĐH đất nƣớc; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cƣờng quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị- xã hội; sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
Để đẩy mạnh CNH - HĐH gắn với phát triển kinh tế, một trong những yêu cầu đặt ra bức thiết mà Đảng đã xác định là phải bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trƣờng tự nhiên. Để làm đƣợc điều đó, cần phải tăng cƣờng quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản và rừng.
Áp dụng các biện pháp để ngăn chặn các hành vi huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trƣờng, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trƣờng ở các lƣu vực
động kinh tế.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hoá với bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm phát triển bền vững.
Tăng cƣờng quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trƣờng các khu khai thác khoáng sản và các hệ sinh thái đã bị xâm phạm, bảo đảm cân bằng sinh thái.
Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ và đổi mới chính sách để thu hút đầu tƣ cả xã hội vào lĩnh vực môi trƣờng, trƣớc hết là các hoạt động thu gom, xử lý và tái chế chất thải. Phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiễm môi trƣờng.
Hoàn chỉnh luật pháp, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đi đôi với nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi ngƣời dân, của toàn xã hội đối với việc phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ra ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.
Từng bƣớc hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tƣợng- thuỷ văn; chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.
Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT và quản lý tài nguyên thiên nhiên; chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, Đảng đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho năm 2010 nhƣ sau:
Đƣa tỉ lệ che phủ rừng lên 42- 43%. 95% dân cƣ thành thị và 75% dân cƣ ở nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch. 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và
tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nƣớc thải; 90% chất thải rắn thông thƣờng, 80% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế đƣợc thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.
Mặc dù đƣờng lối chính sách về BVMT đã đƣợc Đảng đề ra cụ thể nhƣng kết quả thực hiện nhiệm vụ BVMT vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết số 41- NQ/TW đề ra còn nhiều thiếu sót, công tác BVMT còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhận thức về BVMT và phát triển bền vững của nhiều cấp uỷ, lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân chƣa đầy đủ; ý thức BVMT nhìn chung còn thấp. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về BVMT còn chậm, không đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trƣờng còn thiếu về số lƣợng, hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ khoa học - công nghệ BVMT, xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trƣờng còn thấp. Nguồn vốn đầu tƣ và chi thƣờng xuyên cho BVMT chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhiều địa phƣơng còn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng cho các mục đích khác hoặc sử dụng không hiệu quả . Trang thiết bi ̣ phu ̣c vu ̣ công tác BVMT còn thiếu và lạc hậu . Nhiều nơi trong chỉ đạo, điều hành chỉ quan tâm tới các chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế, coi nhẹ các yêu cầu BVMT; có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý nhà nƣớc, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; chƣa giải quyết dứt điểm các điểm nóng, bức xúc về ô nhiễm môi trƣờng. Tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT diễn ra khá phổ biến. Nhiều vi phạm có tổ chức, tinh vi, một số hành vi có dấu hiệu tội phạm. Ô nhiễm môi trƣờng tiếp tục gia tăng với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng , gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe , đời sống của nhân dân. Những hạn chế, yếu kém nói trên cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập
quốc tế đặt ra cho công tác BVMT nhiều thách thức lớn cả trƣớc mắt và lâu dài.
Trƣớc tình hình trên, để tăng cƣờng công tác lãnh đạo, Ban Bí thƣ đã ra Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/1/2009 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Ban Bí thƣ yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện triệt để các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 41-NQ/TW nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác BVMT, trong đó chú trọng thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Một là, tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị; xác định rõ những ƣu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan , trách nhiệm của tổ chức , cá nhân; đề ra các giải pháp cụ thể để thƣ̣c hiê ̣n tốt các nhiê ̣m vu ̣ trong Nghị quyết 41 và Chỉ thị này; đƣa nội dung kiểm điểm công tác BVMT vào báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của cơ quan, đơn vị.
Hai là, tăng cƣờng và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức BVMT.
Ba là, tăng cƣờng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực BVMT.
Bốn là, đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT, có cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia BVMT.
Năm là, tăng đầu tƣ và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi thƣờng xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trƣờng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc đầu tƣ BVMT;
Sáu là, nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về BVMT.
Bảy là, hợp tác chặt chẽ với các nƣớc láng giềng và các nƣớc trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trƣờng liên quốc gia.