Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian trong xứ tuyết của yasunary kawabata (Trang 51 - 60)

8. Bố cục khoá luận

2.2.2. Thời gian tâm lý

Thời gian tâm lý là thời gian gắn với tâm trạng và cảm xúc của nhân vật. Thời gian dài hay ngắn, nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào sự cảm thụ của mỗi người và tâm trạng của từng người. Sự vận động của thời gian không tuân theo những quy luật khách quan mà theo quá trình phát triển tâm lý con người, các bình diện thời gian bị xáo trộn, đảo ngược không tồn tại độc lập trong mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Đây là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn quan sát cuộc sống và số phận nhân vật, thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người.

Đây là dòng thời gian diễn ra trong ý thức của nhân vật khi hồi tưởng lại những điều đã qua. Nó không tuân theo một trình tự mà phụ thuộc vào những liên tưởng trong tâm hồn nhân vật, tạo thành một dòng chảy mênh mang những cảm xúc. Như một quy luật tự nhiên trong cuộc đời mỗi con người luôn tồn tại một thời gian quá khứ, quá khứ ấy hiện về khi con người có ý thức về đời sống nội tâm, khi họ có nhu cầu nhớ lại, sống lại những sự việc đã qua.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 49 K32D- Ngữ Văn

Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy trong Xứ tuyết có xuất hiện thời

gian tâm lý. Đây là kiểu thời gian chiếm vị trí không nhỏ trong tác phẩm. Nó góp phần giúp độc giả nhận biết nhà văn có chú ý tới việc thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. Đây cũng là một yếu tố làm nên một phong cách nghệ thuật đặc biệt của Y.Kawabata.

Thế giới tâm hồn sâu kín của con người hiện lên qua trang sách Y.Kawabata không phải lúc nào cũng chỉ thuộc về hiện tại mà luôn có sự hiển hiện của quá khứ, luôn có bóng dáng của quá khứ vì Y.Kawabata là một người luôn coi trọng quá khứ. Đó là những liên tưởng không thống nhất về thời gian, đó là những liên tưởng bất chợt, kỷ niệm trong cuộc sống, trong tình yêu, gia đình…

Mở đầu câu chuyện là hành trình đến xứ tuyết lần hai của Shimamura. Khi đến đây, gặp lại nàng geisha của mình chàng đã hồi tưởng lại lần đầu hai người gặp nhau. Nàng đã đem đến cho chàng cảm giác có tình cảm bạn bè trong sạch, anh sung sướng thấy cô xứng đáng được anh chia sẻ sự hứng khởi cao quý, thanh thản mà anh có được ở vùng núi cao này. Khi trò chuyện với nàng Shimamura liên tưởng tới mối quan hệ giữa nàng với người đàn bà trẻ trên tàu như cảm giác phi thực của anh với nghệ thuật: Đang say mê âm nhạc và học chưa đến nơi đến chốn anh đã chuyển sang nghiên cứu múa dân tộc rồi sau đó đột nhiên hứng thú của anh chuyển hướng anh hoàn toàn chuyên tâm vào balê phương Tây. Khi gặp Komako, Shimamura giật mình khi thấy cô đã trở thành một geisha chuyên nghiệp, anh nhớ rằng “ giữa hai người đã có rất nhiều điều nhưng anh đã không viết thư cho cô” Shimamura biết anh phải xin lỗi cô vì sự vô tình trong con người mình. Anh nhớ lại đêm đầu tiên hai người ở bên nhau, khi cô còn rụt rè thể hiện tình yêu với anh.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 50 K32D- Ngữ Văn

Nghe Komako nói đến thời gian hai người xa cách, nói về những cuốn tiểu thuyết mà cô đã đọc, anh biết “ suốt cả mùa hè chắc cô vẫn còn thèm có một ai đó lắng nghe cô nói”. Biết Komako sẵn sàng đi làm geisha để lấy tiền chữa bệnh cho con trai bà giáo dạy nhạc- vị hôn phu của nàng, Shimamura kinh ngạc thấy khác thường và khó tin “ thế nào nhỉ? Vậy là Komako đi làm geisha để lấy tiền cứu chồng chưa cưới? Hay thật ! kể ra cũng quá là hợp với cốt truyện cũ kỹ nhất của loại kịch lâm li mùi mẫn rẻ tiền nhất”. Anh không tin nổi, sự thật này khiến Shimamura mang bao day dứt, suy tư “ cảm giác của anh vì một sự trống rỗng và huyền ảo trong tất cả truyện này, đó là một điều mơ hồ lộn xộn đến nỗi anh khó tin quá”. Anh vừa thấy đáng thương cho sự hi sinh lớn lao của Komako vừa thấy cảm phục, mến yêu nàng.

Trên con tàu về Tokyo, Shimamura đắm chìm trong mộng ảo và hư ảo của trí tưởng tượng “ dần dần anh như nghe thấy tiếng của cô gái anh vừa chia tay. Ngắt quãng và đứt đoạn… và vì vẫn cảm thấy đau đau trong lòng khi nghe tiếng cô, Shimamura biết rằng anh chưa quên cô”. Chia tay với Komako nhưng lại để lại nỗi buồn về giọng nói của Yoko. Tình yêu của Shimamura với Yoko ngày càng hiển hiện rõ nét, sâu đậm. Trong cuộc chia tay này, anh vừa muốn đẩy Komako về với vị hôn phu sắp chết của mình, vừa muốn giữ nàng lại vì anh cũng không thể xác định rõ cảm xúc đang tràn ngập trong anh. Trên tàu anh đã nghĩ: “ Có thể Yukio đã chút hơi thở cuối cùng rồi chăng ? và có thể Komako dù có những lý do riêng để không muốn về nhà, nhưng cũng đã về kịp chăng ?”

Trở lại xứ tuyết lần thứ ba: Ở quán trọ anh gặp một người đàn bà và nhận ra “ đó là một geisha anh nhớ ra là đã chụp ảnh cô cùng với Komako trong quảng cáo”. Cuộc hành trình lần thứ ba này là cuộc hành trình của hiện thực nhưng vẫn chứa đựng nhiều ký ức. Cầm cuốn sách chỉ dẫn về núi non

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 51 K32D- Ngữ Văn

trong vùng, Shimamura khám phá ra thêm những vùng đất mới anh nhớ lại “anh đã từ trên núi ấy đi xuống, vào những mùa búp măng đầu tiên xuyên thủng những làn tuyết cuối cùng để làm quen với Komako”.

Kết thúc cuộc viếng thăm căn phòng Komako lần thứ hai, bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà Shimamura “ hồi niệm đến buổi mai tuyết rơi ấy vào những ngày cuối năm”.

Shimamura đi thăm xứ sở của vải Chijimi ngay cạnh trạm suối nước nóng, anh nhớ lại “khi anh nghe giọng Yoko làm sống lại bài hát thời thơ ấu, trong lúc tắm anh vụt có ý nghĩ các cô gái ở thời xa xưa ấy cùng một lúc cũng cất tiếng hát chăm chú vào nghề nghiệp, khom mình trên khung dệt, đưa thoi chạy vun vút giữa hai làn sợi”. Thời gian tâm lý ào đến triền miên trong Shimamura. Xa Komako anh lại nghĩ đến cô “ anh vấp phải bất thình lình hình ảnh Komako trở thành người mẹ: Komako cho ra đời những đưa con của một người cha khác không phải là anh”, anh cảm thấy tình yêu của người đàn bà xứ tuyết đã tan cùng cô. Anh bắt đầu nghĩ về mối tình với Komako “ suy ngẫm về sự lãnh cảm của mình, không thể hiểu nổi làm sao mà cô có thể dễ dàng dâng hiến tự nguyện cho anh” và anh tự nhủ rằng “ Chắc hẳn anh sẽ không bao giờ quay lại khi đi khỏi nơi này”. Có lẽ, Shimamura đang muốn tự mình thoát ra khỏi mối tình tay ba mà anh tự tìm đến, anh muốn thoát khỏi hiện thực rắc rối của chính anh. Anh muốn từ chối sự dâng hiến từ Komako vì thấy mình đã quá thờ ơ, phũ phàng khi không đáp lại tình cảm của nàng.

Nét đặc sắc trong Xứ tuyết là thời gian nghệ thuật được xây dựng trên

dòng tâm trạng và ý thức của nhân vật. Nhờ có cơ chế liên tưởng dòng ý thức, tác giả đã đưa vào tác phẩm khoảng thời gian đồng hiện giữa hiện tại- quá khứ – hiện tại. Khoảng thời gian này để lại dấu ấn khá sâu đậm về phong cách

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 52 K32D- Ngữ Văn

nghệ thuật đặc sắc của nhà văn, tạo ra một kiểu thời gian nghệ thuật độc đáo làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm.

Việc xây dựng thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết với hai kiểu thời

gian: Thời gian tự nhiên và thời gian tâm lý, Y.Kawabata đã đưa tới cho bạn đọc sự mới mẻ, hấp dẫn đối với tác phẩm của ông. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật, thể hiện được sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hai kiểu thời gian cùng tồn tại song song càng giúp độc giả nhìn nhận rõ nét hơn về nhân vật, thế giới nhân vật đang sống. Góp phần giúp cho tác phẩm ngày càng gần gũi, chân thực hơn. Tạo sức sống mạnh mẽ cho tác phẩm.

KẾT LUẬN

1. Không gian và thời gian nghệ thuật là hiện tượng của thế giới khách quan khi đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng tình cảm, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn.

Không gian và thời gian trong văn học rất tiêu biểu cho khả năng chiếm lĩnh đời sống rộng, sâu và nhiều mặt của nghệ thuật ngôn từ. Cảm quan về không gian và thời gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 53 K32D- Ngữ Văn

bó với ước mơ và lý tưởng của nhà văn. Không gian và thời gian lại là những yếu tố quan trọng góp phần tạo lên giá trị và diện mạo của tác phẩm. Mỗi nhà văn có cách tổ chức không gian và thời gian riêng tuỳ thuộc vào tài năng và phong cách của mỗi người. Nhưng nhìn chung đó là những phạm trù quan trọng giúp nhà văn tái hiện về hiện thực đời sống, phản ánh quan niệm nhân sinh quan của mình.

Tác phẩm văn học là sản phẩm của nhà văn. Ở đó nhà văn không chỉ tái hiện lại những sự kiện, hiện tượng của thế giới, đề xuất một quan niệm khái quát tư tưởng rõ rệt về chúng mà còn xây dựng lên một thế giới nhân vật và sự kiện tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật nhất định đã ra công và xử lý theo ý đồ của mình. Tìm hiểu không gian và thời gian trong một tác phẩm văn học là điều rất thú vị và là mối quan tâm của nhiều người. Từ lâu trong sáng tác của Y. Kawabata đề tài này được xem là đề tài mới mẻ, hấp dẫn đối với những người say mê tìm hiểu văn chương xứ sở Phù Tang.

2. Y. Kawabata có một tuổi thơ nhọc nhằn và bất hạnh. Tuổi thơ bất hạnh và những mất mát to lớn đã rèn luyện cho ông ý chí, nghị lực phi thường vươn lên làm chủ hoàn cảnh. Ông đến với văn chương từ rất sớm, khao khát khôi phục lại giá trị truyền thống được hình thành từ thời Heian. Ông được coi là “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” đọc tác phẩm của ông người ta phát hiện ra vẻ đẹp, chiều sâu tâm hồn con người và cảm nhận vẻ đẹp không chỉ bằng mắt mà còn bằng tai và bằng đôi tay. Năm 1968 Y. Kawabata đã bước tới đỉnh cao của thành công khi bộ ba tác phẩm: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô đã đem đến cho ông giải thưởng Nobel về văn học. Vinh dự

này chứng minh cho tài năng nghệ thuật viết văn tuyệt vời của ông thể hiện được bản chất và tư duy Nhật Bản.

Cũng như những nhà văn khác, Y.Kawabata chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời đại và truyền thống. Nền văn minh phương Tây đã tác

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 54 K32D- Ngữ Văn

động mạnh tới sự phát triển kinh tế, văn hoá Nhật bản. Một mặt, nó đem lại sự phát triển cho xứ sở Phù Tang. Mặt khắc, nó phá vỡ thuần phong mỹ tục Nhật Bản được hình thành từ thời Heian. Đa phần các nghệ sĩ thời kỳ này sáng tác theo tinh thần học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây. Y.Kawabata ít nhiều chịu ảnh hưởng từ văn hoá du nhập bên ngoài nhưng về cơ bản ông là người phương Đông, có ý thức sâu sắc việc bảo tồn giá trị truyền thống của văn học Nhật Bản. Ông từng nói “ tôi đã từng tiếp nhận lễ rửa tôi nơi văn chương Tây phương hiện đại và tôi đã bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là người phương Đông và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình”. Vì lẽ đó, Y.Kawabata tạo được vai trò đặc biệt quan trọng trong nền văn học Nhật Bản.

Bằng ngôn ngữ kể chuyện điềm đạm, dịu dàng, sâu lắng. Y.Kawabata đã đưa tới cho bạn đọc sự hấp dẫn, say mê khi đến với các tác phẩm của ông không phải ở thi pháp Chân không đặc trưng mà còn thể hiện ở không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo mà nhà văn đã gia công xây dựng theo mục đích của mình. Không gian và thời gian trong mỗi tác phẩm được tác giả tổ chức theo những cách riêng, không giống nhau nhưng nhìn chung chúng đều thể hiện được quan điểm của Y. Kawabata là hướng về quá khứ, đi tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang bị mai một, lãng quên.

3. Xứ tuyết là một trong những thi phẩm đặc sắc của Y. Kawabata.

“Một xứ tuyết trong nước Nhật mà như một vương quốc riêng, nơi đó giữ nguyên được cảnh sắc, con người, phong tục tập quán, lối sống của một vùng đất mà sự phồn hậu, chất phác của trời- đất- người như còn được giữ nguyên” (Ngô Văn Phú). Xứ tuyết lôi cuốn người đọc bởi chất trữ tình sâu lắng, nỗi

buồn êm dịu trong phong cách của Y. Kawabata. Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo đem đến sự hấp dẫn đối với người đọc.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 55 K32D- Ngữ Văn

Y. Kawabata đã thể hiện rõ tư duy thẩm mỹ văn hoá phương Đông trong sáng tác của mình đó là tình yêu cái đẹp, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Khi đọc Xứ tuyết mỗi người đọc lại như tìm lại với chính mình, nó để

lại dư âm sâu thẳm trong dòng thời gian vô tận, tạo nên những đồng vọng trong tâm hồn con người ở mọi không gian và thời gian. Nó bồi đắp cho tâm hồn con người mọi thế hệ, mọi quốc gia thêm trong sáng hơn, nhân ái hơn, nồng nàn hơn và đằm thắm hơn. Có lẽ đây là một trong những lý do để thế giới công nhận Xứ tuyết là một tuyệt tác văn học của thế giới. Dịch giả Ngô

Văn Phú- người dịch tiểu thuyết Xứ tuyết từng nhận xét: “ Văn chương là cả một đời người mà một cuốn sách có thể tạo thành văn chương tuyệt tác. Đọc

Xứ tuyết rồi tôi thấy bàng hoàng, tiếc nuối, mình từng qua nhiều vùng đất, cũng như cái hồn của cõi trời, cõi đất, cõi người như thế mà chưa biết sống như chàng Shimamura kia”.

Có thể khẳng định, để thể hiện được những tư tưởng, tình cảm của mình trong Xứ tuyết Y. Kawabata đã chọn cho mình một phong cách riêng,

góp phần không nhỏ vào đó là yếu tố “ không gian và thời gian nghệ thuật”. Thời gian không đơn thuần chỉ là thời gian sự kiện, không gian cũng không đơn giản là không gian bối cảnh. Mọi diễn biến của thời gian, không gian phụ thuộc rất lớn vào đời sống tâm tư, tình cảm của nhân vật. Qua đó thể hiện được quan điểm, tài năng của tác giả, tạo sức sống cho tác phẩm.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 56 K32D- Ngữ Văn TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Ngọc Chương ( tháng 6/ 2001), “ Đọc Xứ tuyết suy nghĩ về cái

nhìn huyền ảo của Y. Kawabata”, Tạp chí văn học số 15.

2. Nguyễn Thị Bích Dung( 1999), “Y. Kawabata- Người sinh ra bởi vẻ

đẹp của Nhật Bản”, Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội 2 (Số 1).

3.Trùng Dương (dịch)- Ngàn cánh hạc – NXB Hội nhà văn (2001). 4. Ngô Quý Giang (dịch) Tiếng rền của núi – NXB Hội nhà văn (2001).

5. Khương Việt Hà (2006) “ Mỹ học Y. Kawabata”, Nghiên cứu văn học (Số 6).

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 57 K32D- Ngữ Văn

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( Chủ biên) ( 2007),

“Từ điển thuật ngữ văn học” Nhà xuất bản giáo dục.

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian trong xứ tuyết của yasunary kawabata (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)