Thời gian tự nhiên

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian trong xứ tuyết của yasunary kawabata (Trang 36 - 51)

8. Bố cục khoá luận

2.2.1.Thời gian tự nhiên

Đây là dòng thời gian diễn ra ngay tại thời điểm nhân vật đang sống và hoạt động “gắn với tiến trình cuộc đời nhân vật hoà trộn thời gian sự kiện với

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 34 K32D- Ngữ Văn

thời gian sinh hoạt tới mức thành một sự kiện thống nhất không thể chia tách”. Nó là thời gian tự nhiên khách quan vận động, trôi chảy theo quy luật tuần tự, tuyến tính. Trong một ngày thời gian được đánh dấu bằng các thời điểm: Sớm, trưa, chiều, tối, trong một năm là sự tiếp nối của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông, trong một đời người được đánh dấu bằng: Tuổi trẻ, tuổi già.

Trong mỗi tác phẩm của Y.Kawabata thời gian nghệ thuật được xây dựng khác nhau nhưng đều thể hiện quan điểm của tác giả đó là hướng về quá khứ để tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang bị lãng quên.

Thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết không đơn thuần là thời gian được xây dựng theo diễn biến tâm trạng nhân vật mà nó còn là khoảng thời gian gắn với cuộc đời nhân vật, gắn với cuộc hành trình của Shimamura tới xứ tuyết.

2.2.1.1. Thời gian tự nhiên gắn với những thời điểm cụ thể.

Để cụ thể hoá hơn chi tiết câu chuyện, chuyển tải tinh tế nội dung tác phẩm Y.Kawabata đã xây dựng bố cục thời gian trong Xứ tuyết gắn với

những thời điểm cụ thể là: Ngày, giờ, phút. Thời gian này tuy không đóng vai trò chủ đạo nhưng có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật tác giả luôn tôn trọng thời gian, tuân theo quy luật khách quan đồng thời vẫn nhấn mạnh được dụng ý nghệ thuật của mình.

Câu chuyện diễn ra theo hành trình những lần Shimamura đến xứ tuyết. Cốt truyện không được xây dựng theo một trật tự tuyến tính mà mở đầu câu chuyện lại là cuộc hành trình đến xứ tuyết lần hai của Shimamura.

Khi đi tìm hiểu thống kê thời gian trong Xứ tuyết gắn với những thời

điểm cụ thể chúng tôi đã thống kê trong tác phẩm có tới 81 lần nhắc tới thời gian về đêm với các từ: Đêm nay, đang đêm, màn đêm đang đổ xuống, đêm hội đã tan, ban đêm, đêm tối, tối đầu tiên, bắt đầu tối…; 23 lần nhắc tới thời

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 35 K32D- Ngữ Văn

gian về sáng với các từ: ánh sáng buổi mai, sáng hôm ấy, lúc sớm tinh mơ, sáng nay, buổi sáng, trời đã sáng, lúc sáng sớm… và 8 lần nhắc tới buổi chiều với các từ: Chiều nay, bóng chiều, buổi chiều.

Thời gian đêm tối hay sáng sớm…vốn là thời gian tự nhiên mang tính khách quan nhưng khi được nhà văn sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại thì chúng lại trở thành một tín hiệu nghệ thuật nhằm chuyển tải tư tưởng nào đó của tác giả.

Trình tự các sự kiện trong truyện diễn ra theo hành trình lên miền Bắc nước Nhật để thưởng ngoạn phong cảnh vùng tuyết của Shimamura.

Lần đầu tiên Shimamura đến xứ tuyết: “ Thế là một buổi chiều, anh tới trạm suối nước nóng sau một tuần lễ đi khắp dãy núi Ba Tỉnh”. Câu chuyện diễn ra ở thời gian hiện tại- lần thứ hai Shimamura đến xứ tuyết và khi gặp lại Komako một tình nhân nơi xứ tuyết Shimamura đã hồi tưởng lại thời gian lần đầu chàng tới đây.

Lần thứ hai Shimamura đến xứ tuyết: “ Qua một đường hầm dài giữa hai vùng đất và thế là đã đến xứ tuyết”.

Lần thứ ba: “ Thứ đầu tiên đập vào mắt anh khi từ xe lửa bước xuống là tấm áo choàng trắng bạc lộng lẫy… niềm vui nhen lên từ cảnh sắc tuyệt vời, lại như có điều chi đó làm anh thầm ngây ngất, thứ tiếng tự chào mừng đón hỏi: Chao ôi! mình đã ở đây thật rồi”.

Thời gian Shimamura ở xứ tuyết là những khoảng thời gian khác nhau nhưng tác giả vẫn dùng đến những thời điểm giờ giấc gần như cụ thể để miêu tả:

Lần đầu tiên đến xứ tuyết “ Anh nhờ gọi cho mình một geisha… nhưng kìa khoảng một tiếng đồng hồ sau cô hầu đã dẫn về cô gái ở trọ nhà bà dạy nhạc”- đây cũng là lần đầu tiên Shimamura gặp Komako, cô chính là người

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 36 K32D- Ngữ Văn

đàn bà mà suốt bảy ngày một mình lang thang trên núi cao anh vẫn muốn có để bầu bạn. Cô gái trước mặt anh gợi cho anh những tình cảm bạn bè trong sạch.

Cô gái đã rất tức giận khi nghe Shimamura nhờ gọi cho anh một geisha “Shimamura biết anh trơ trẽn thú nhận những đòi hỏi đàn ông” nhưng khi cô geisha khoảng 17 hay 18 tuổi đến, vừa thoạt nhìn, Shimamura đã thấy lòng ham muốn của anh tắt ngấm. Mặc dầu vậy, Shimamura vẫn ngồi được khoảng “một tiếng đồng hồ với cô gái này. Anh đang tìm cái cớ để giũ bỏ cô ta”… “Shimamura chia tay cô gái, anh ra ngoài và lên sườn núi. Anh gặp cô gái trên núi, họ nói chuyện, đã có vẻ quyến luyến nhau”, “ tối hôm ấy, có lẽ khoảng 10 giờ cô gái gọi tên Shimamura rất to ở ngoài hành lang” cô đến để trò chuyện vài câu với Shimamura rồi lại quay đi “…cô lảo đảo bước ra. Khoảng gần 1 giờ đồng hồ sau đó, Shimamura nghe thấy những bước chân như chệnh choạng đang tiến một cách ngặng nhọc dọc theo hành lang. Lúc này cô gái đã say mềm, Shimamura giúp cô vào phòng, “ Shimamura phải ôm lấy cô…Trong khi ôm chặt cô, anh âu yếm luồn một bàn tay vào trong cổ áo cô” cô tức giận với cánh tay của mình vì nó đã không làm điều cô muốn, rồi “ cái đầu tội nghiệp của cô lại nhức như búa bổ. Cô quằn quại đau đớn, rồi oằn người ngã vật xuống chân tường rên rỉ…ối, tôi đau nhức quá… tôi muốn về. Về nhà tôi” và “ cô đấu tranh một cách tuyệt vọng để khỏi ngã lăn ra đất, để khỏi quỵ hẳn. Và mỗi lần gượng lại được một chút, cô đều nhắc đi nhắc lại: “Tôi về đây ! tôi cần phải về!” và sự việc cứ như vậy cho đến hơn 2 giờ sáng. Đêm đó cô gái đã ở lại với Shimamura và cùng ngày hôm đó anh trở về Tokyo.

Lần thứ hai đến xứ tuyết, Shimamura đã có cơ hội “đến thăm” nhà Komako. Khi từ nhà nàng trở về, anh gọi bà tẩm quất mù đến tẩm quất, lúc này là “ 2giờ 35 phút” anh đã có cuộc nói chuyện với bà và biết rõ thêm về

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 37 K32D- Ngữ Văn

một phần đời Komako- một cô gái chỉ biết hi sinh không mong đền đáp. Sẵn sàng trở thành geisha chuyên nghiệp để cứu con trai bà giáo dạy nhạc.

“ Sáng hôm sau, khi thức giấc Shimamura thấy Komako chống khuỷu tay trên lò sưởi kotastsu đang vẽ linh tinh trên bìa một tờ tạp chí cũ… Mấy giờ rồi? Đã 8 giờ”.

“Shimamura chuẩn bị đi chuyến tàu 3 giờ”… dù sao ở đây người ta luôn tính theo giờ: “ rời nhà trọ lúc 5 giờ” hoặc “ rời nhà trọ lúc 12 giờ đêm…” sau khi đã mua mấy món quà nhỏ để đem về Tokyo, “anh còn dư khoảng 20 phút. Anh cùng Komako đi dạo trên khoảng đất nhỏ trước nhà ga”.

Shimamura trở lại xứ tuyết lần thứ ba: “ Tính ra từ lần đầu tiên anh tới đây, cũng được hai năm rồi. Khoảng hai năm ấy, Shimamura đã đến với cô ba lần, lần nào chàng cũng thấy có sự đổi mới trong đời Komako”.

“ Đêm trước. Komako đã ngủ lại với anh và giờ một mình trong phòng, anh chỉ còn một nước là chờ đợi” “ sáng ra, khi choàng thức, anh nhìn thấy Komako đàng hoàng…Shimamura nhìn khắp lượt căn phòng. Komako đến từ đêm chăng ?Sao anh không hay nhỉ ! Anh lôi chiếc đồng hồ đeo tay từ dưới gối: 6 giờ 30 phút”.

Lại một lần nữa Komako tới với Shimamura: “ 3 giờ sáng, Shimamura nhỏm dậy và tiếng đập cửa mạnh, anh cảm thấy sức mạnh của thân hình Komako dội vào ngực anh”, “ buổi sáng nay trước 7 giờ, còn giờ đây là 3 giờ đêm, trong một ngày ngắn ngủi, hai lần đến thăm anh cô đều chọn giờ oái oăm”. Komako than thở “ Đêm qua về đến nhà em, chẳng còn một giọt nước nóng để pha trà…và lạnh ...lạnh quá thể ! sáng nay, chẳng ma nào gọi em dậy, em ngủ đến tận 10 giờ rưỡi sáng mà em thì muốn đến thăm anh lúc 7 giờ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc nhấn mạnh các thời điểm cụ thể này giúp người đọc có những cảm nhận chân thực hơn với nội dung câu chuyện. Ngoài ra nó còn giúp ta thấy rõ hành trình của Shimamura ở xứ tuyết. Shimamura tìm về với xứ tuyết miền

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 38 K32D- Ngữ Văn

đất xa xôi mà thiên nhiên còn lưu giữ tinh thần Nhật Bản trong xu thế rời bỏ thế giới thực tại đầy xô bồ, ồn ã của Tokyo.

Kiểu thời gian tự nhiên được xác định cụ thể theo ngày, giờ, phút đã được Y.Kawabata dụng công xử lý với những ý đồ nghệ thuật để tạo ra giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Khi đưa khoảng thời gian cụ thể và chính xác này vào câu chuyện thì nó trở nên vừa có tính thuyết phục người đọc vừa chiếm được lòng tin của người đọc.

Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ Nhật Bản. Đây là câu chuyện về Shimamura- một người đàn ông sinh ra và lớn lên ở Tokyo - đáp xe lửa lên miền Bắc để thưởng ngoạn phong cảnh của vùng tuyết. Trước mắt người đọc hiện lên phong cảnh giàu chất trữ tình của miền Bắc Nhật Bản với không gian bao la phủ đầy tuyết, tràn ngập ánh nắng mặt trời, một khung cảnh nên thơ, quyến rũ lòng người: Ở đây chàng đã gặp một kỹ nữ tên Komako yêu chàng sâu sắc, nàng bị dày vò bởi hy vọng vào tình yêu mà không hề nghĩ đến chuyện Shimamura có thể chia sẻ tình yêu với mình hay không. Lần thứ hai đến đây Shimamura đã gặp và bị lôi cuốn mê mẩn người thiếu nữ chàng gặp trên tàu, nàng mang vẻ đẹp vừa huyền ảo vừa siêu phàm với sự duyên dáng kỳ lạ của khuôn mặt trôi qua phong cảnh ban đêm. Cô gái đó chính là Yoko với vẻ đẹp trong trắng và xa vời, monh manh và mờ ảo, tin cậy và thơ ngây ngay cả trong cách nàng thể hiện tình yêu với Shimamura.

Say đắm Komako nhưng trong Shimamura luôn diện hiện ánh sáng kỳ ảo loé lên từ Yoko. Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng lớn dần khi chàng cảm nhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó diễn tả ấy. Cuối tác phẩm, nhà văn để cho Shimamura đứng nhìn đám cháy

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 39 K32D- Ngữ Văn

với cái chết của Yoko. Đây là một kết thúc mở tạo ra khoảng trống để người đọc tự lấp đầy. Yoko vĩnh viễn là niềm khát khao của chàng Shimamura.

2.2.1.2. Thời gian tự nhiên được tính theo mùa.

Cảm nhận và kế thừa những giá trị sâu sắc của văn chương cổ điển, tác phẩm của Y.Kawabata có âm hưởng riêng với dòng thời gian luân chuyển theo mùa. Trong văn học truyền thống phương Đông, cảm thức mùa là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt với thơ Haikư Nhật Bản và thơ Đường Trung Quốc. Đó là tiếng ve mùa hè, anh đào mùa xuân, hoa cúc mùa thu, côn trùng mùa thu, tuyết mùa đông. Trong tác phẩm của Y.Kawabata, dù thời gian cốt truyện chỉ là một ngày hay kéo dài cả năm, cảm thức mùa mà chúng tôi nhận thấy không chỉ là việc nhắc đến mùa trong sự luân chuyển của thời gian kể chuyện mà chính là biểu tượng mùa thông qua các sự vật hiện tượng, các sự việc.

Trong Xứ tuyết Y.Kawabata đã miêu tả ba mùa: Mùa xuân, mùa đông và mùa thu. Đây là ba mùa mà Shimamura đến với xứ tuyết.

Trong khoảng hai năm, Shimamura tìm đến xứ tuyết ba lần với mong muốn thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của chốn thị thành. Ba lần chàng đến đây là ba mùa khác nhau, ở mỗi mùa thiên nhiên lại có vẻ khác biệt.

Trong lần thứ nhất: “ Đó là thời điểm mở đầu mùa leo núi, khi không còn nguy cơ tuyết lở nữa, khi núi cao lại một màu xanh mới và ngào ngạt những hương thơm tuyệt diệu của mùa xuân”. Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài, là mùa đẹp nhất trong năm nhưng trong 255 trang truyện của mình, Y.Kawabata chỉ miêu tả thời gian Shimamura ở xứ tuyết vào mùa xuân trong vòng 25 trang. Hình như ảnh đẹp nhất của mùa xuân Nhật Bản- hoa anh đào không hề được nhắc tới. Dấu hiệu để độc giả nhận biết mùa xuân là hình ảnh “ Anh vẫn không rời mắt khỏi cây cỏ đang đâm chồi nảy lộc xanh tươi trên sườn núi qua ổ cửa sổ phía sau cô gái” và “ bước qua ngưỡng cửa

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 40 K32D- Ngữ Văn

phòng trọ thì núi non và làn không khí ngát hương thơm của cành non lá mới đã cuốn lấy anh đi”. Mùa xuân chỉ được miêu tả qua hình ảnh núi non, của cành non, lá mới.

Con tàu đưa Shimamura vượt qua đường hầm đến xứ tuyết lần thứ hai để gặp lại Komako vào mùa đông. “ Vừa ra khỏi toa tàu ấm áp, Shimamura chưa thể biết rõ. Vì đây là lần đầu tiên anh tới nếm thử mùa đông ở xứ tuyết”.

Những dấu hiệu của thiên nhiên mà tác giả xây dựng lên cho ta thấy được hình ảnh xứ tuyết trong mùa đông. “ Cái lạnh của tuyết ùa vào toa tàu”, “Shimamura thoáng nhìn những lớp băng mỏng viền quanh mái chìa. Trong màu trắng của tuyết, phần lùi sâu của các cánh cửa ra vào hình như càng sâu hơn một cách lặng lẽ”.

Khi trò chuyện với Komako về việc cô viết nhật ký, Shimamura “ Ngập một cảm giác thanh thản, một sự thoải mái tột độ chẳng khác gì anh để cho tiếng tuyết rơi lặng lẽ nói thay anh”. Chi tiết “ dường như có một tiếng ầm ầm trong lòng đất đáp lại tiếng lao xao của tuyết đóng thành băng ở khắp mọi nơi” hình ảnh “ các quả núi đen sẫm nhưng vẫn rực sáng ánh tuyết”.

Vẻ đẹp của “tuyết” được miêu tả lặp đi lặp lại rất nhiều lần: “ Vì tuyết bỗng sáng rực thêm nữa trong gương, chẳng khác gì ở đó có một đám cháy băng giá”, “những đám tuyết từ trên các cành bá hương rơi xuống mái nhà tắm”, “con đường biến mất hẳn dưới tuyết, ngập lút trong các đồng tuyết”, “những đỉnh núi đầy tuyết lấp loá dịu dàng trong ánh sáng”, “ những mảng băng đã bị đập vỡ… tuyết nằm từng mảng trên mái nhà bị gồ lên bởi những thanh xà cong queo”, rồi “ tuyết trông như những lớp kem mềm mại được bao phủ một làn khói nhẹ”.

Y.Kawabata đã xây dựng hình ảnh một Xứ tuyết ngập tràn trong sắc

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 41 K32D- Ngữ Văn

chi tiết miêu tả liên quan tới “tuyết” được nhắc đi nhắc lại đến trên 100 lần. Không chỉ miêu tả thiên nhiên, Y.Kawabata còn miêu tả được sự hoà quyện giữa thiên nhiên và con người nơi đây, hình ảnh đôi má hồng của Komako rực lên trên nền tuyết trắng được lặp lại 4 lần. Vẻ đẹp ấy như được sinh ra từ trong tuyết, vẻ đẹp đem đến cho Shimamura một cảm giác tuyệt vời bởi vẻ sạch sẽ và tươi mát của cô.

Nhắc tới “tuyết”- Biểu tượng của mùa đông Nhật Bản người đọc có thể nhận ra niềm tự hào, xúc động của Y.Kawabata khi miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên: tuyết rơi thay cho tiếng nói của lòng người, vẻ đẹp lấp loá dịu dàng trong ánh sáng của tuyết… Mùa đông trong xứ tuyết gợi cho độc giả sự cô đơn lạnh lẽo của mối tình tay ba: Komako vẫn chỉ có một khao khát dâng hiến trọn vẹn cho người mình yêu nhưng chàng Shimamura lại đi tìm kiếm vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết của Yoko- một vẻ đẹp mà mãi chỉ là niềm khao khát không thể nắm giữ được của Shimamura.

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian trong xứ tuyết của yasunary kawabata (Trang 36 - 51)