8. Bố cục khoá luận
1.2.2. Không gian tâm lý
Không gian tâm lý được tạo ra do dòng ý thức bên trong của nhân vật, thường gắn với hồi ức, tưởng tượng, giấc mơ … Đây là không gian đặc biệt mang cảm quan đời sống của nhà văn. Không gian này mang đậm dấu ấn trạng thái tinh thần, đạo đức, tính cách, số phận của từng nhân vật cụ thể, những sắc thái biểu hiện của không gian ngoại cảnh thường được khúc xạ qua lăng kính chủ quan, là một cái cớ để mở rộng suy tư, cảm xúc của nhân vật. Không gian chật hẹp có ảnh hưởng đến không gian tâm lí ( từ đó nhân vật sống với hồi ức về một quá khứ không bao giờ trở lại ). Nhân vật tách mình khỏi không gian thực để trở về với không gian quá khứ, không gian tâm tưởng. Không gian tâm lí mang tính hướng nội, có vai trò thức dậy tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Trong sáng tác của Y.Kawabata vấn đề không gian được xây dựng hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trạng của nhân vật, đây là một dạng không gian tâm lý- không gian tồn tại chủ yếu trong các sáng tác của ông.
Trong Ngàn cánh hạc có rất nhiều không gian liên quan đến tâm trạng con người. Gia đình Kikuji bị Chikakô “ ám” từ khi chàng còn là một cậu bé và cứ mỗi lần cô ta xuất hiện, chàng lại thấy không gian xung quanh trở nên ảm đạm, xấu xí. Trên đường từ sở về nhà, khi biết Chikakô đã tự ý sắp xếp
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 23 K32D- Ngữ Văn
một buổi trà đạo nho nhỏ trong nhà mình, Kikuji thấy “ khách bộ hành qua lại thưa thớt một cách khác thường. Con phố im lìm và hoang vắng…”
Ở Tiếng rền của núi không gian tâm trạng của nhân vật cũng được thể hiện rõ nét. Ông Shingô thường hay nhớ về những khoảng không gian xưa cũ nhưng nhiều kỷ niệm gắn với người chị gái vợ. Đó là cảnh vườn nhà cha vợ với hình ảnh chị gái vợ sáng sáng thức dậy dọn dẹp tuyết trên các dãy chậu hoa. Ông Shingô vốn nặng lòng với người chị gái vợ và sau này lại thấy cô con dâu phẳng phất dáng nét của người xưa khiến cuộc sống của ông là một chuỗi suy tư, không gian sống của ông chính là không gian tâm lý do bản thân ông tạo ra.
Được đánh giá là tác phẩm thuần tuý Nhật Bản khác với lối tư duy trong ngôn ngữ phương Tây vốn nặng nề về gò bó duy lí, Y. Kawabata không chỉ xây dựng thời gian tâm lí mà ngay cả không gian cũng là không gian tâm lí. Không gian được miêu tả theo diễn biến của nhân vật. Đây là kiểu không gian chiếm vị trí tương đối trong Xứ tuyết.
Thủ pháp “ dòng ý thức” đã tạo ra không gian nghệ thuật của tác phẩm thay đổi không phụ thuộc vào không gian nhỏ hẹp của căn phòng mà luôn đưa nhân vật trở lại những bối cảnh khác nhau với những con người tạo nên những trường nhìn khác nhau. Chính vì vậy không gian tâm lý thay đổi rất đa dạng theo diễn biến tâm trạng của nhân vật Shimamura. Không gian rất khoáng đạt vì nó được tái hiện theo những dòng hồi tưởng theo những phút riêng mình.
Trong Xứ tuyết chủ yếu là dạng không gian của những dòng hồi tưởng, liên tưởng- đây là dạng không gian xuất hiện trong ý thức nhờ những mối liên hệ ngẫu nhiên, những cảm xúc bất chợt, những liên tưởng đan xen và những dòng hồi ức triền miên của nhân vật.
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 24 K32D- Ngữ Văn
Không gian của những dòng hồi tưởng, liên tưởng là không gian của những con đường, không gian những mảnh vườn, triền núi non, cánh đồng… những khoảng không gian này không còn là không gian thiên nhiên đơn thuần nữa mà nó đã phản ánh rõ nét sự góp mặt của dòng ý thức- cái làm nên chất hiện đại trong lời văn của Y. Kawabata.
Shimamura có sở thích là được đi một mình đến các vùng núi. Sau một tuần lễ đi khắp dãy núi Ba Tỉnh anh đã tới xứ tuyết. “ Khi từ núi xuống, anh tự nhủ ngôi làng có vẻ đơn sơ kiểu nông thôn nhưng chắc là thú vị và tiện nghi lắm”. Trước đó, Shimamura chưa hề đặt chân tới đây nhưng anh đã cảm nhận được bản chất sâu sắc nơi anh đến. Và quả đúng vậy, ngôi làng nơi anh trọ là một trong những làng phồn thịnh nhất xứ tuyết khắc nghiệt này. Ở đây anh đã có một kỳ nghỉ thú vị và đầy ấn tượng, anh gặp nàng geisha Komako – một người “ xứng đáng được anh chia sẻ sự hứng khởi cao quý và sự thanh thản mà anh có được ở vùng núi cao này”. Nàng là một cô gái biết lắng nghe, biết chia sẻ và nàng cũng hết sức thoải mái, cởi mở kể về quá khứ của mình. Mỗi lần nói chuyện với nàng, Shimamura đều cảm nhận được sự yên tĩnh và thanh bình “ Với một cảm giác kì lạ, Shimamura thấy mình tựa lưng vào cái cây già nhất, một thân cây không hiểu tại sao ở mé phương Bắc chỉ toàn cành chết và cành gãy…”. Không gian nơi xứ tuyết đã mở ra trong tâm hồn chàng những cảm xúc, cảm giác mới mẻ, được thả hồn vào thiên nhiên, cảm nhận sự yên tĩnh, thanh bình của cuộc sống.
Trên chuyến tàu đến với xứ tuyết lần thứ hai, Shimamura ngồi cùng toa với một người đàn ông ốm yếu và một cô gái trẻ. Họ đã trở thành mối suy ngẫm trong anh. Khi ngắm gương mặt người con gái, đặc biệt là đôi mắt của nàng qua gương, Shimamura như bị cuốn theo những dòng mơ tưởng. Khuôn mặt ấy, đôi mắt ấy còn kì diệu biết bao khi được tâm hồn lãng mạn của
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 25 K32D- Ngữ Văn
Shimamura soi chiếu trong một không gian rộng lớn của phong cảnh núi non lúc buổi tối. Vẻ đẹp ấy được thiên nhiên tác động, được thiên nhiên làm nền khiến nàng hiện lên càng lung linh hơn. Đó là lúc Shimamura nhìn thấy “ một ánh lửa tít xa trong núi bỗng loé sáng ở giữa gương mặt đẹp của người đàn bà trẻ, khiến cho vẻ đẹp không thể nào tả xiết ấy đạt tới đỉnh điểm”. Đó là khi phong cảnh núi non đã bị bầu trời đêm bao phủ khiến cho nó “ chẳng còn màu sắc gì” “ chẳng còn gì để nhìn”. “Tất cả lướt qua như một lớp sóng mờ ảo, đơn điệu và nhạt nhẽo dưới đường nét của người đàn bà trẻ”. Sự đối lập giữa khuôn mặt người phụ nữ trẻ trong đêm tối khiến khuôn mặt đó càng ngời sáng đến trong suốt. Shimamura còn có tưởng tượng kỳ diệu hơn khi đốm lửa lạnh lẽo thấp thoáng xa xa kia dịch chuyển đúng đồng tử của người đàn bà trẻ “ khi ánh mắt và ánh lửa trùng khít nhau thì đó là vẻ đẹp huyền diệu lạ kỳ, con mắt rực sáng ấy như lệnh đênh trên đại dương đen tối và những con sóng xô nhanh của núi non” và “ anh như đang mê đi trước bức tranh vừa không thực lại vừa siêu nhiên, anh bị quyến rũ bởi sắc đẹp lạ kỳ của khuôn mặt đang lướt trên nền phong cảnh ban đêm”. Không còn biết mình mơ hay tỉnh, anh tưởng rằng như đang ngắm “ một khuôn mặt phụ nữ bên ngoài, một khuôn mặt bồng bềnh trên nền phong cảnh quái dị và tối om lướt qua nhanh không dứt”. Đó là vẻ đẹp mà không bao giờ Shimamura nắm bắt được.
Trong căn phòng trọ ở xứ tuyết Shimamura cảm nhận được sự yên tĩnh bao trùm lên phong cảnh với vẻ khắc nghiệt, khô khan. “ trời không có trăng, Nhưng các ngôi sao lại quá nhiều đến nỗi không biết chúng có thật không, chúng lấp lánh ngay gần tới mức tưởng như trông thấy chúng lao vút vào trong khoảng không” “ các đỉnh núi cao chồng lẫn vào nhau thành một đường gấp khúc oai nghiêm đối mặt với bầu trời sao tạo lên một đường chân trời lớn lao và đen sẫm, gợi cảm giác âu lo”, cảm giác âu lo qua đi lại hiện hữu một
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 26 K32D- Ngữ Văn
nỗi buồn không tên “ sự cân bằng hài hoà giữa bầu trời và đường gấp khúc tối sẫm của các đỉnh núi đã bị phá vỡ”.
Gặp Komako trong khao khát rạo rực cháy bỏng “ anh tưởng như cô đang khoả thân trước mặt anh” anh tự hỏi “ phải chăng cái lạnh làm anh sửng sốt khi chạm vào đó”.
Khi nghe Komako nói chuyện về văn học, Shimamura bắt đầu nghĩ rằng với những mơ mộng của anh về ba lê phương Tây, anh cũng khá giống cô ở vài phương diện, “ anh ngạc nhiên hiểu rằng bây giờ, khi cô đã là một geisha, cách xử sự của anh không thoải mái hơn, cũng chẳng tự do hơn”.
Khi đến căn phòng của Komako anh quan sát rồi tự hỏi “ không biết bên kia lớp vách của căn phòng nhỏ bé, chót vót giữa không trung này là cái gì và anh cảm thấy khó chịu như thể anh đang ở trên một cái ban công kín mít, lơ lửng giữa trời”. “ Bỗng anh thấy buồn cười khi nghĩ rằng ánh sáng xuyên thấu vào cơ thể sống động của Komako”.
Khi gặp Yoko ở phòng trọ của Komako anh đã thật sự xúc động và “anh nhớ lại vẻ đẹp tinh khiết, khó tả nên lời của đốm lửa lạnh lẽo ở xa kia”, “ và trong tâm trạng ngất ngây mơ mộng anh dễ dàng quên mất thế giới con người đã tác động vào trò chơi những phản chiếu bồng bềnh và những hình ảnh kỳ lạ đã làm anh say mê” đan xen với không gian thực tại, không gian liên tưởng còn là không gian thuộc về quá khứ của nhân vật. Tất cả cùng xuất hiện như một dòng chảy miên man trong tâm hồn Shimmamura.
Khi muốn tìm về quá khứ thì con người ta phải dùng trí óc để làm phương tiện “ hồi tưởng lại”. Đây chính là cách thức để con người có thể đến được với ký ức của mình. Y. Kawabata đã để Shimamura tự hồi tưởng lại quá khứ của mình nhờ một sự việc gợi nhắc từ hiện tại. Nhờ có dòng hồi tưởng
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 27 K32D- Ngữ Văn
mà các miền không gian hiện ra trong ký ức Shimamura rất khoáng đạt, rộng rãi. Không gian ấy luôn được thay đổi phù hợp với tâm trạng của nhân vật.
Khi Shimamura nghe Komako đàn, tiếng đàn samisen khiến anh “cảm thấy như bị nhiễm điện… anh tưởng như những nốt nhạc đầu tiên đã khoét một cái hốc sâu trong ruột gan anh tạo một khoảng trống cho tiếng đàn tinh khiết và trong sáng âm vang”. Tiếng đàn ấy kéo Shimamura ngập trong cảm giác đê mê, khiến anh sững sờ, bị cuốn theo cảm giác gần như “ sùng kính” ngập chìm trong biển cả những luyến tiếc, cảm động, hụt hẫng không thể chống cự. “ Căn phòng này không lớn nhưng phải chăng cô chơi đàn đầy kiêu hãnh như cô đang đứng trên một sân khấu lớn. Vẫn chịu tác động mạnh của chất thơ quyến rũ của vùng núi, Shimamura thả hồn mơ mộng”.
Tiềng đàn của Komako được miêu tả với những cung bậc: Lúc thì khoan thai kỹ lưỡng, đoạn thì lướt nhanh dồn dập… đặc biệt là tiếng đàn của nàng trở lên tuyệt diệu hơn trong khung cảnh thiên nhiên mùa đông ngập tràn tuyết trắng. Chính Komako cũng phải thừa nhận sự tuyệt diệu này “ khi thời tiết thế này tiếng đàn nghe khác hẳn” độ âm vang phong phú, sức hoà âm mạnh mẽ, quả thật đúng như lời cô nói. Và còn nhiều cái đặc biệt nữa, bởi khung cảnh trong sự cô đơn thân mật này, xa những nhốn nháo của thành phố, xa những xảo thuật của sân khấu, không có những bức tường của nhà hát, không có công chúng, ở giữa lòng buổi sáng mùa đông quang đãng này, ở giữa sự trong suốt như pha lê mà ở đó chất pha lê của âm nhạc hình như tung tiếng hát rung cảm và tinh khiết của nó đến tận những đỉnh núi đầy tuyết ở tít xa, tận đường chân trời”. Đó là sự cảm nhận một tiếng đàn tinh khiết giữa không gian tinh khiết, nguyên chất, không bị pha lẫn bởi âm thanh nào khác. Shimamura có ý nghĩ rằng chính thiên nhiên nơi đây đã tôi luyện cho con người này thêm vững vàng, bản lĩnh “ tự tập đàn hát ở vùng hẻo lánh này phải
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 28 K32D- Ngữ Văn
chăng Komako đã thấm đẫm những thần diệu, những sức mạnh huyền bí và những đức hạnh của thiên nhiên nơi đây mà có lẽ cô không biết? Đó là thiên nhiên hùng vĩ và hoang dã của vùng núi non và thung lũng”. Tiếng đàn đó mang nét đẹp đằm thắm, trong sáng của Komako trong mọi không gian, thời gian.
Một điều dễ dàng nhận thấy trong sáng tác của Y. Kawabata: Hình ảnh màn đêm trở lại nhiều lần trong tác phẩm như mang theo tâm trạng của con người. Thể hiện nỗi cô đơn rộng lớn bao la của tâm hồn Shimamura…trước khi lên tàu về Tokyo, Shimamura cùng Komako đi dạo trên khoảng đất nhỏ trước nhà ga, anh “ vừa ngắm nhìn cảnh vật vừa nghĩ đến sự chật hẹp của thung lũng bé xíu bị ép chặt giữa những ngọn núi tuyết phủ này” và anh có cảm giác “ nơi đây chẳng khác gì một cái túi tối om, một cái hốc xiết bao đơn độc ở giữa vùng núi hẻo lánh này”.
Rời xứ tuyết anh thấy mình như đang ngồi trên một cỗ xe siêu nhiên du hành trong cõi phi thực đang được đưa về trốn hư vô rộng lớn vĩnh hằng”.
Trở lại đây trong mùa thu Shimamura bỗng nhớ lại“ giữa thời du ngoạn mùa thu, anh lại cảm thấy trong mình tiếng gọi của những đỉnh núi cao mà xưa kia anh chưa trèo lên được”.
Cùng với Komako đi dạo “ Ngang qua khu rừng bá hương, nơi mà sự yên tĩnh dường như đang tuôn chảy thành những giọt nước mát mẻ và êm đềm” họ gặp Yoko, Shimamura lại bắt gặp giọng nói của nàng “ thứ tiếng nói thấm vào anh bởi nỗi buồn rất sang như là nàng tuyệt vọng gọi một hành khách nào đó đã khuất dạng trên một con tàu giữa mênh mang biển cả”, tiếng nói ấy luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí Shimamura.
Trong khoảng thời gian ở đây Shimamura đã khám phá ra những vùng đất mới, không những thế anh còn có cảm nhận mới về không gian nơi đây “Dọc bờ biển Bắc, biển mùa thu gầm thét và núi non cùng lúc tạo ra ở đây,
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 29 K32D- Ngữ Văn
giữa lòng xứ sở vẳng lên tiếng thở dài ghê gớm giống như tiếng ầm ầm của sấm”.
Lựa chọn không gian “được tái hiện bởi suy nghĩ ”này, Y. Kawabata đã đưa nhân vật trở về với khoảng không gian xưa cũ từ những mối liên hệ trong thực tại. Qua không gian này, nhà văn đã phản ánh được thế giới tâm hồn của nhân vật một cách phong phú, sống động như ngoài đời.
Có thể khẳng định không gian thực và không gian tâm lí đã đóng góp rất lớn cho thành công của Xứ tuyết. Y. Kawabata đã kết hợp thật tài tình, hoà điệu giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, không gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông nhờ đó mà trở nên hấp dẫn đặc biệt.
Nó đặc sắc bởi chất truyền thống trong không gian hiện thực với chất hiện đại trong không gian tâm lý. Từ đó, người đọc có thể hiểu rõ, không gian nghệ thuật là một thủ pháp giúp nhà văn khắc sâu trong lòng người đọc ấn tượng về cuộc sống con người và nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Với Xứ tuyết, đó là sự tôn vinh vẻ đẹp con người, vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp mà khi cảm nhận, những người vô tình như Shimamura sẽ có rung động.
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 30 K32D- Ngữ Văn CHƢƠNG 2
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG XỨ TUYẾT 2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó có cuộc sống con người, không gì có thể tồn tại ngoài thời gian.
Khoa học và thực tiễn cho thấy: Có một thời gian vật lý tuyệt đối vận