8. Cấu trúc của khóa luận
2.2.5. Tín hiệu thẩm mĩ “nước” trong việc tạo nên phong cách của
là những giọt nước mắt của tình yêu tan vỡ, những giọt nước mắt khóc cho số phận hẩm hiu, trôi nổi của con người. Và đặc biệt trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta không bắt gặp giọt nước mắt của hạnh phúc, mà đa phần là những giọt nước mắt của đau khổ. Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như nhân vật Đào Hồng, dì Thấm, Giang, Điền… đều là những con người phải chịu những bi kịch đau khổ cuộc đời, để rồi những đau khổ đó biểu thị ra những giọt nước mắt. Việc tìm hiểu ý nghĩa của biến thể
“nước mắt” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã cho ta hiểu được một
phần thế giới nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư và hiểu ra được những ý nghĩa của những giọt nước mắt. Vì vậy bạn hãy để những giọt nước mắt có ý nghĩa hơn giữa một thế gian đã thấm đẫm lệ.
2.2.5. Tín hiệu thẩm mĩ “nước” trong việc tạo nên phong cách của Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư
“Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật
là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn”[3, 256].
Nguyễn Ngọc Tư nổi bật lên trong năm 2005 - 2006, được xem là năm có nhiều biến thiên, chấn động trong văn học, đặc biệt thể loại truyện ngắn. Truyện của chị đã mang đến một “hơi gió mát” (chữ dùng của nhà văn Nguyên Ngọc) cho văn xuôi đương đại. Xu hướng các nhà văn đi sâu khai thác mảng hiện thực đang bày ra trước mắt, một hiện thực đang được rung chuông báo động, ở đó đầy những va chạm, bụi bặm và ngột ngạt của cuộc
sống đời thường. Chị viết về những con người chân lấm tay bùn, những mối
tình buồn như trong: Cuối mùa nhan sắc, Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ,
Thương quá rau răm…Thế nhưng, đến Cánh đồng bất tận, nhân vật không
còn cái vẻ hiền hiền, cam chịu, mà là nhân vật nổi loạn. Nguyễn Quang Sáng
nhận xét: “Cô có phong cách riêng. Mà phong cách đó, bắt nguồn từ vốn
sống độc đáo, do chính cô tìm được”.
Khi đi tìm hiểu hiệu quả của THTM “nước” và của một số biến thể tiêu biểu của THTM “nước” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi thấy
được một số nét về phong cách nghệ thuật truyện ngắn của tác giả.
Đầu tiên về ngôn ngữ, bên cạnh hệ thống từ địa phương được sử dụng với tần số dày đặt, chúng tôi còn nhận thấy ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư một hệ thống từ thể hiện rất rõ đặc trưng địa hình và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long như: kinh, rạch, vàm, xẻo, chợ nổi, ghe, xuồng, vỏ lãi, nước rong, nước kém, vịt chạy đồng, khô cá chạch, mắm, sú, đước, ô rô, dừa
nước, cóc kèn,… Chúng tôi tạm gọi đây là những lớp từ gợi ấn tượng về “văn
hóa sông nước” trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Có thể nói, với việc thường xuyên sử dụng những lớp từ “gợi ấn tượng về
văn hóa sông nước” đã góp phần làm cho bức tranh hiện thực đời sống và con
người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thêm phần chân thật và sống động; giúp người đọc hiểu hơn những đặc trưng về địa hình sông ngòi, kênh rạch chằng chịt - ở góc độ nào đó còn là nét văn hóa rất đặc trưng và độc đáo của vùng đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng miền khác của cả nước.
Nếu nói ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu tư duy của con người thì ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện rõ tư duy nghệ thuật của chị về cách tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa. Nói một cách cụ thể hơn, qua cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ truyện ngắn của chị thể hiện rất rõ những phẩm chất về văn hóa, xã hội và con người vùng đồng bằng
sông Cửu Long một cách cụ thể và sinh động. Đặc điểm này ở góc độ nào đó cũng có thể xem như “cảm hứng về nguồn” rất mãnh liệt trong cái nhìn và tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa - một phong cách riêng độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư.
Thứ hai, về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy, ngoài nhân vật Út Vũ
trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận là nhân vật có biểu hiện của sự “tha
hóa” thì hầu hết các nhân vật còn lại đều là những con người chân chất, hiền lành, không mưu mô, không thủ đoạn... Có thể nói, một trong những điều làm người đọc có cảm tình với truyện của Nguyễn Ngọc Tư là vì chị đã tái hiện
được những nét tính cách “Nam Bộ rặt” trong khi xây dựng hình tượng con
người. Nổi bật nhất là những con người chân chất với lối suy nghĩ (cũng có
thể gọi là triết lý sống) đơn giản mà sâu sắc: “sống trên đời thấy phải thì
làm”. Bên cạnh đó, người đọc cũng bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư những con người luôn sống “thành thật với con tim”.
Thứ ba, khi đi tìm hiểu ý nghĩa THTM “nước” và các biến thể của nó
chúng tôi thấy rằng truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang đậm bảm sắc văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều thể hiện ý thức trân trọng, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Bao trùm các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là hiện thực cuộc sống con người trên mảnh đất Nam Bộ với cánh đồng lúa mênh mông, những con sông uốn lượn hay những bờ kinh, con mương và vô số những đầm, đìa, rạch, xẻo...; những chợ nổi với ghe xuồng, sóng nước tấp nập…; những câu hò, điệu hát lên xuống theo từng con nước lớn, ròng; hay những bài vọng cổ buồn được cất lên từ những đoàn ca múa cải lương đang len lỏi mưu sinh tận trong những chợ quê nghèo… Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư bao giờ cũng được triển khai
ấy, nói như nhà văn Nguyên Ngọc đó chính là“không gian… của Nguyễn
Ngọc Tư”. Ở phương diện nào đó, đây là những lời quảng bá và “tiếp thị”
bằng văn chương rất độc đáo Nguyễn Ngọc Tư về những nét đẹp của văn hóa làng quê đồng bằng sông Cửu Long. Điều này đã lí giải vì sao những ai đọc văn Nguyễn Ngọc Tư cảm thấy rất thích thú, yêu mến và xúc động khi đọc
đến những dòng, những câu chị miêu tả về cảnh sinh hoạt “đời thường” của
người dân quê ở xứ sở ruộng đồng, sông nước miền Tây Nam Bộ. Tác giả
Huỳnh Công Tín đã nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư:“người
đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể hiện khái quát ở nhiều phương diện của tác phẩm… Trong tác phẩm của chị có một không gian Nam Bộ với những loại cây, tên gọi nghe quen, dân dã: “mắm, đước, sú, vẹt, bần, tra, tràm, choại, quao, ô rô, dừa nước...”, với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt, mà tên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc: “vàm Cỏ Xước, Vàm Mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Rạch Ruộng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao...”, hay những tên ấp, tên làng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ: “xóm Xẻo, xóm Rạch, xóm Kinh Cụt, xóm Miễu, chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha …”
Vì thế, khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc không những được thưởng thức những câu chuyện thắm đượm tình người mà còn được cung cấp thêm nhiều cứ liệu văn hóa rất bổ ích về vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Nếu bạn là người đang sống trên mảnh đất này, khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư sẽ cảm thấy rất tự hào vì quê hương Nam Bộ. Nếu bạn là người có một thời sống trên mảnh đất này nhưng vì cuộc sống mà phải chuyển đi nơi khác thì những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ cho bạn một niềm tự hào mà còn gợi lên trong lòng một cảm giác cồn cào nhớ quê đến cháy bỏng thầm mong một ngày nào đó trở về quê hương. Còn nếu bạn
chưa một lần đặt chân đến nơi đây, những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư chính là lời giới thiệu giúp bạn hiểu thêm về con người và vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa sông nước rất đáng yêu và đáng tự hào của Tổ quốc.
KẾT LUẬN
1. Trong những năm gần đây việc nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã có nhiều tác giả thực hiện và đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nghiên cứu theo hướng tín hiệu thẩm mĩ nói chung và đặc biệt tín hiệu
thẩm mĩ “nước” thì chưa được quan tâm. Thêm vào đó tín hiệu thẩm mĩ này
góp phần không nhỏ trong việc thể hiện phong cách riêng của nhà văn. Đồng
thời, việc tìm hiểu ý nghĩa THTM “nước” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư giúp chúng tôi củng cố vững chắc những hiểu biết của mình về tín hiệu thẩm mĩ, tín hiệu ngôn ngữ. Bên cạnh việc khảo sát văn bản giúp chúng tôi có thêm tư liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy của bản thân.
2. Qua khảo sát, thống kê, phân loại tín hiệu thẩm mĩ “nước” trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã sử dụng
THTM “nước” với tần số cao, có ý nghĩa thẩm mĩ và giá trị thẩm mĩ sâu sắc. Có thể nói THTM “nước” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không chỉ tồn
tại ở dạng hằng thể mà còn được thể hiện dưới hình thức những biến thể đa dạng và phức tạp. Những biến thể này không chỉ được hiểu theo nghĩa gốc, mà còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nghiêng về sự sáng tạo bổ
sung các hướng nghĩa mới cho ý nghĩa gốc. Tiêu biểu như biến thể “dòng
sông”, không chỉ được hiểu “ khối chất lỏng đang chảy” dòng sông trong văn
Nguyễn Ngọc Tư có vai trò tạo không gian nghệ thuật, không gian miêu tả,
không gian trữ tình làm nền cho bức tranh sinh hoạt của con người… Biến thể “ghe, thuyền, xuồng” cũng vậy không chỉ là phương tiện di chuyển trên
sông mà còn gắn với những cảnh đời, những thân phận mưu sinh trên những
chiếc ghe, chiếc thuyền đó. Biến thể “mưa” xuất hiện với tần số cao và mang nhiều ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau. Không chỉ hiểu theo nghĩa gốc “ là hiện
tượng nước rơi từ những đám mây” mưa còn ẩn chứa những hiểm họa bất
trắc, hàm ẩn chỉ nỗi thống khổ của kiếp người, và là nước mắt khóc cho tình
yêu của con người. Biến thể “nước mắt” trong các truyện đều xuất phát từ nỗi
buồn, đó là những giọt nước mắt khóc cho tình yêu, khóc cho tình thuơng, khóc cho thân phận mỗi con người. Đây là bốn biến thể tiêu biểu của THTM
“nước” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Từ việc hiểu được ý nghĩa thẩm
mĩ của các biến thể này chúng ta có thể thấy được những ý nghĩa thẩm mĩ của
THTM “nước”. Qua đó thấy được ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo trong nghệ
thuật của Nguyễn Ngọc Tư.
3. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của THTM “nước”, chúng tôi mong
muốn giúp độc giả thấy được những đóng góp về mặt ngôn từ của nhà văn. Đồng thời giúp bạn đọc hiểu hơn về phong cách nghệ thuật của nhà văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập Đỗ Hữu Châu, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
2. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ, phong cách thi pháp học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2003), Phân tích phong cách ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb ĐHSP Hà Nội.
6. Bùi Minh Toán (2012), Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Giáo dục.
7. Hoàng Phê ( chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
8. F.De. Saussure (1975), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa
học xã hội.
9. Jean Chevaliver, Alain Gheebrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế