Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ nước trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 32)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3.7. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ

1.3.7.1.Phương thức ẩn dụ

Ẩn dụ là phương thức dựa trên sự tương đồng nào đó giữa đối tượng trong hiện thực thông qua tín hiệu ngôn ngữ với tín hiệu thẩm mĩ.

VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:

Hình tượng cái bánh trôi là một THTM được xây dựng trên cơ sở một món ăn làm bằng bột có nhân đường bên trong, luộc bánh đến khi bánh nổi lên là chín. Nhà thơ đã phát hiện ra điểm tương đồng giữa bánh trôi và người phụ nữ về hình thức bên ngoài (trắng, tròn) về đặc điểm bên trong (tấm lòng son). Để từ đó thông qua hình tượng bánh trôi, nhà thơ cho chúng ta thấy được thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời bài thơ bộc lộ niềm thông cảm của nhà thơ với số phận người phụ nữ và niềm tự hào về người phụ nữ Việt Nam.

Như thế với phương thức ẩn dụ, để xây dựng THTM, tác giả cần trải qua một quá trình với nhiều công đoạn:

- Quan sát, nhận thức, cảm nhận, phát hiện đối tượng hàm chứa sự tương đồng với ý nghĩa thẩm mĩ định thể hiện.

- Chuyển hóa tín hiệu ngôn ngữ thành THTM: giữ nguyên cái biểu đạt, nhưng chuyển cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ thành cái được biểu đạt của THTM (ý nghĩa thẩm mĩ).

1.3.7.2. Phương thức hoán dụ

Là phương thức xây dựng THTM dựa trên mối quan hệ tương cận giữa đối tượng trong hiện thực thông qua tín hiệu ngôn ngữ với tín hiệu thẩm mĩ. Quan hệ tương cận không chỉ là sự gần gũi về không gian, mà có mối quan hệ gắn bó với nhau, luôn đi đôi với nhau, kéo theo nhau hay tồn tại song song với nhau.

VD: Trong câu thơ sau:

“Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời.”

(Tố Hữu, Mẹ Tơm)

“Trái tim” là một THTM được xây dựng theo phương thức hoán dụ để

chỉ những người mẹ như mẹ Tơm giàu tình yêu thương với các chiến sĩ cách mạng, giàu lòng yêu nước.

Hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chủ yếu để xây dựng THTM từ các tín hiệu ngôn ngữ. Nhưng trong thực tiễn sáng tác các tác giả thường thực hiện phối hợp hai phương thức trên với một số biện pháp nghệ thuật thuộc lĩnh vực khác nhau trong ngôn ngữ: các biện pháp về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… Với sự phối hợp đó làm cho THTM có giá trị và hiệu quả nghệ thuật cao.

Tóm lại, THTM mang đầy đủ những đặc trưng của tín hiệu nói chung. Trình bày những cơ sở lý thuyết về THTM của ngôn ngữ, chúng tôi muốn tạo

dựng cơ sở khoa học để xem xét THTM “nước” trong truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư. Đồng thời, chúng tôi đi sâu phát hiện ra các quan hệ của nó, đặc biệt đặt nó trong ngữ cảnh, trong khả năng kết hợp để tìm hiểu giá trị

Chương 2

KHẢO SÁT TÍN HIỆU THẨM MĨ “NƯỚC” TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1. Tình hình khảo sát, thống kê ngữ liệu

Thông qua việc khảo sát tín hiệu thẩm mĩ “nước” trong truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy tín hiệu này xuất hiện nhiều lần, không chỉ ở dạng hằng thể mà còn ở những dạng biến thể khác nhau. Cụ thể ở bảng thống kê sau:

STT Tín hiệu thẩm mĩ Số lần xuất hiện (Lần) Tỷ lệ xuất hiện (%)

1 Nước 131 22,82 2 Ghe 87 15,15 3 Sông 72 12,54 4 Khóc 56 9,75 5 Nước mắt 52 9,05 6 Mưa 47 8,18 7 Kinh ( kênh) 24 4,18 8 Xuồng 22 3,83 9 Chèo 20 3,48 10 Đò 11 1,92 11 Cầu 11 1,92 12 Biển 9 1,57 13 Đập 7 1,22 14 Bến 5 0,88 15 Mồ hôi 5 0,88 16 Rạch 4 0,70 17 Thuyền 4 0,70 18 Ao 3 0,53 19 Tắm 2 0,35 20 Chòi 2 0,35 Tổng 574 (lần) 100%

* Những biến thể tiêu biểu của tín hiệu thẩm mĩ “nước” trong truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư:

2.1.1. Các không gian chứa nước gồm biển, sông, ao.

- Sông: THTM này xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn như trong những truyện: Thương quá rau răm, Hiu hiu gió bấc, Cái nhìn khoảnh khắc, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận, Nước chảy mây trôi,…

- Biển: xuất hiện trong 4 truyện: Duyên phận so le, Biển người mênh mông, Ngọn đèn không tắt, Chuyện của Điệp.

- Ao: xuất hiện thấp thoáng trong 2 truyện: Biển người mênh mông và Cánh đồng bất tận.

- Kênh: xuất hiện trong truyện Huệ lấy chồng, Cái nhìn khoảnh khắc, Mối tình năm cũ, Nhớ sông, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận…

- Rạch: xuất hiện trong truyện Nhớ sông, Cánh đồng bất tận.

2.1.2. Các trạng thái của nước

Các biến thể trạng thái chủ yếu của “nước” trong truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư là: mưa, khóc, nước mắt.

- Mưa: Phần lớn truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều xuất hiện mưa: Cải ơi, Thương quá rau răm, Cái nhìn khoảnh khắc, Nhà cổ, Cuối mùa nhan sắc, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận…

- Nước mắt, khóc: cũng xuất hiện nhiều trong các truyện như: Cải ơi, Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khoảnh khắc, Cuối mùa nhan sắc, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Một trái tim khô, Cánh đồng bất tận…

- Mồ hôi: Cánh đồng bất tận, Mối tình năm cũ, Qua cầu nhớ người.

2.1.3. Các hành động liên quan đến nước

- Hành động chèo có trong các truyện: Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận, Nhớ sông, mối tình năm cũ, Cái nhìn khoảnh khắc.

2.1.4. Các phương tiện di chuyển trên nước

- Xuồng: xuất hiện trong các truyện: Thương quá rau răm, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khoảnh khắc, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận.

- Đò: Thương quá rau răm, Nhà cổ, Dòng nhớ, Duyên phận so le. - Thuyền: Duyên phận so le.

- Ghe: Xuất hiện nhiều trong các truyện: Cái nhìn khoảnh khắc, Nhớ sông, Dòng nhớ, Nhớ sông, Cánh đồng bất tận.

2.2. Hiệu quả của tín hiệu thẩm mĩ “nước” trong truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư

THTM “nước” trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện ở

nhiều dạng biến thể khác nhau. Đi tìm hiệu quả của tất cả các biến thể của

THTM “nước” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là một vấn đề không nhỏ.

Vì vậy ở phạm vi khóa luận này chúng tôi tạm giải mã một số biến thể tiêu biểu. Đây là những biến thể có sức ám ảnh lớn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện các thông điệp thẩm mĩ của nhà văn.

2.2.1. Biến thể dòng sông

Theo từ điển Tiếng Việt thì dòng sông được hiểu là “khối chất lỏng đang

chảy”. Và chính dòng sông là biến thể của mẫu gốc nước. Dòng sông một mặt

mang ý nghĩa thẩm mĩ của nước, một mặt có ý nghĩa thẩm mĩ riêng gắn liền với đặc điểm bản thể của nó.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, biến thể “dòng sông” xuất hiện ở

hầu hết các truyện ngắn. Nó vừa mang cảm quan chung của cộng đồng vừa mang

những dấu ấn riêng của tác giả. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy biến thể “dòng

2.2.1.1. Dòng sông với vai trò tạo không gian miêu tả

Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức

bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cùng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhìn nhất định, theo đó không gian nghệ thuật gắn với sự cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả”[3, 160].

“Dòng sông” đã được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng để tạo không gian nghệ

thuật riêng, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Chúng ta có thể thấy rằng, không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư đa phần là không gian sông nước. Nó làm nền cho những rung động tinh tế của nhà văn. Đó không chỉ là không gian miêu tả mà còn là không gian trữ tình.

Hầu hết trong các truyện của Nguyễn Ngọc Tư ta đều bắt gặp hình ảnh sông nước, sông bốn phía, nước tứ bờ. Quơ chỗ nào cũng thấy nước, ngó chỗ nào cũng thấy sông. Nước là nền, sông là dòng cho ngòi bút của Tư triền miên tuôn chảy, cuốn theo những chữ nghĩa đầy ắp tình người. Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Hậu giang, vì vậy mà những dòng sông, những con kênh, con rạch đều in dấu ấn trong tác phẩm của Tư. Cuộc sống sinh hoạt, cuộc đời của mỗi nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều gắn bó với sông nước. Dòng sông góp phần tạo nên không gian miêu tả trong truyện Nguyễn Ngọc Tư. Dòng sông thường xuất hiện thể hiện không gian rộng lớn mênh mông. Đó là không gian của một bến nhà, một mé sông có bụi ô rô, hay

không gian của những cù lao, không gian trên sông Dài, sông Cái Lớn.

Trong truyện ngắn “Thương quá rau răm”, là không gian rộng lớn của “Cù Lao Mút Cà Tha nằm gần cuối sông Dài, trên nó một chút có một nhánh

hiu hắt, lâu mới thấy bóng dáng một con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẽn tò quay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù lao sông cụt”. Đó còn là

không gian sông nước trong truyện “Nhớ sông”, hình ảnh con sông Cái Lớn hiện lên qua suy nghĩ của nhân vật Giang “mỗi lần qua sông Cái lớn, Giang

lại nghĩ chắc tới già, tới chết, mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu. Cùng khúc sông này, năm Giang mười tuổi, má Giang chết…” . Hay

hình ảnh dòng sông trong “Dòng nhớ” hiện lên trong một đêm trăng sáng

“ngồi trên nhà có thể thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loáng”. Và đến với

truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, chúng ta thấy không gian như được trải

rộng ra. Đó là không gian những cánh đồng, những con kênh, những con rạch chằng chịt nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Như vậy là, trong truyện Nguyễn

Ngọc Tư biến thể “dòng sông” góp phần tạo ra một không gian miêu tả riêng, đặc biệt chỉ của riêng tác giả.

2.2.1.2. Dòng sông với vai trò tạo không gian trữ tình

Không chỉ góp phần tạo nên không gian miêu tả, biến thể “dòng sông”

trong truyện Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện nhiều với vai trò tạo không gian trữ tình. Nó làm nền cho những rung động tinh tế, đồng thời bộc lộ tâm trạng của

các nhân vật.

Cuộc sống của những người dân Nam Bộ gắn liền với những dòng sông. Theo dòng chảy của những con sông đó là dòng chảy cuộc đời của mỗi con người. Cũng giống như dòng sông, có những khúc khuỷu quanh co, cuộc đời của con người cũng vậy luôn có những biến cố thăng trầm. Không chỉ gắn bó với cuộc sống sinh hoạt, không gian sông nước còn là không gian trữ tình. Đó là không gian của nỗi cô đơn, không gian nỗi nhớ nhung, không gian của sự chia ly. Những dòng sông là bối cảnh trữ tình, là không gian tâm trạng. Với người Nam Bộ dứt sông là dứt hơi thở, cạn nước là cạn máu huyết, là mất hết

người đàn ông gửi gắm nỗi nhớ đối với người vợ thuở trước. Người đàn ông (gọi là ba) trốn nhà theo chung sống với một người đàn bà (gọi là dì) trên ghe thương hồ. Hai người có con với nhau, nhưng rủi ro đứa con bò lọt sông chết chìm. Người đàn ông nghe theo lời má bỏ sông lên bờ cưới vợ khác.Từ đó thỉnh thoảng dì trở lại neo ghe trên bến cũ để ngóng ba, người chồng đã vuột

khỏi tầm tay của mình. “Chuyện xảy ra lâu rồi nhưng người ta vẫn còn nhớ,

vẫn còn cắm sào trước bến nhớ ba tôi…”. Còn người đàn ông trên bờ cũng

không ngớt ngóng ra sông mà nhớ người thuở trước “đêm đêm cả nhà đi ngủ,

ba tôi ngồi hút thuốc trên bộ vạt kê trước nhà, chống rèm lên, ngó ra sông”. “Những đêm đó, ba tôi hút thuốc dữ, cứ nhìn chong chong ra ngọn đèn đỏ ối, nhỏ nhoi, buồn hiu ngoài kia”. Thế nhưng “ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồi”. Bằng lối

viết dung dị, Nguyễn Ngọc Tư đã làm bật lên tâm trạng tương tư của hai con người tuy cách mặt nhưng không xa lòng. Nỗi nhớ hiện lên theo từng hình ảnh rõ rệt, nó trôi theo dòng chảy của con sông, cứ chảy mãi, chảy mãi về miền bất tận. Người đàn bà muốn giúp chồng mình chấm dứt dòng nhớ. Nhưng liệu được chăng khi mà dòng sông vẫn còn đó, con nước vẫn trôi hoài,

vẫn trôi xa tắp về miền bất tận. “Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm

dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy”.

Đọc những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư khiến ta chợt nhớ đến câu

thơ của Nguyễn Bính:

“Sông đụng đâu sông, sông gặp sông

Thuyền xuôi theo nước, nước theo dòng Người về người gặp quê người đó Ta gặp ai đây giữa bụi hồng”

Và những dòng sông vẫn cứ chảy mãi, những nỗi nhớ vẫn cứ tuôn chảy mệt mài, len lỏi trong những dòng sông. Cuối cùng từ một dòng nhớ biến thành một nỗi nhớ khắc khoải: Nhớ sông. Cuộc đời mỗi người dân Nam Bộ đều gắn bó với sông nước. Sông nước là một phần trong cuộc sống của họ.

Trong truyện ngắn “Nhớ sông”, nỗi nhớ sông được thể hiện rõ nét qua nhân

vật Giang. Cuộc sống của Giang từ bé đã gắn bó với chiếc ghe trôi nổi trên

những con kênh, con rạch. “Bây giờ hỏi lại, Giang nói không có con kinh, con

rạch nào mà ghe chưa đi qua…” Giang tự nó có nghĩa là sông, cái tên như

một định mạng trói buộc từ đời nào với sông nước, rạch ngòi. “Giang không

hiểu sao mình nhớ hoài, nhớ ràng ràng cái ngày đó. Cho nên qua vàm lần nào, Giang đều kéo con Tthủy ra, Giang chỉ má chết chỗ này nè”. Sau khi

người mẹ chết đuối, một thứ hạnh phúc bất diệt gắn bó ba cha con với nhau,

gắn bó với vùng sông nước.“Ông Chín cùng hai con trôi dạt hết dòng sông

này đến con kinh kia. Ở đáy con sông nào đó còn là nơi gửi gắm xương thịt của người đàn bà xấu số - má Giang”. Rồi cái mộng ước định cư của người

ba đã trở thành sự thật: Giang lên bờ lấy chồng. Nhưng tưởng một khi lên bờ có thể quên được sông. Nhưng liệu quên được không? Giang không thể nào quên được dòng sông, quên được chiếc ghe nhỏ bé của gia đình.

Trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, không gian sông nước vùng

đồng bằng sông Cửu Long được tác giả xây dựng thành bối cảnh của truyện, là khung nền làm nổi bật những tình tiết, diễn biến bi kịch của gia đình Út Vũ. Đó là bến sông quê với ngôi nhà, bực sông với những chiếc ghe thương hồ đậu dưới những cây đước cặp mé…là những hình ảnh gần gũi, thân thiết nhất với con người vùng sông nước. Đó cũng là nơi chứng kiến mối tình đẹp giữa Út Võ và người vợ phụ bạc trong chuyến quá giang xuồng ở con sông Dài. Định mệnh như đã dự báo trước mối lương duyên đứt gánh giữa đường, bởi

tôi là không, nên bây giờ mới khóc hận cười đau”. Đó cũng là nơi diễn ra

cuộc sống hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ dưới mái nhà đơn sơ cạnh dòng sông mà Nương luôn khắc ghi trong ký ức mỗi khi gặp những người đàn bà

giặt giũ dưới bến sông. Bởi ở đó, “Má tôi hay mang xoong chảo ra bực sông

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ nước trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)