8. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2. Biến thể ghe, xuồng, thuyền
Về mặt tự nhiên Nam Bộ là vùng đất với những sông ngòi chằng chịt, những ao hồ, những đồng ruộng mênh mông. Do cấu tạo tự nhiên có tính đặc thù như thế nên có thể thấy trong sinh hoạt đi lại của người dân Nam Bộ, nhất là những vùng nông thôn chủ yếu là ghe, xuồng, vỏ lãi, tắc ráng, thuyền… Những yếu tố này đã tác động đến cách xây dựng nhân vật và miêu tả hiện thực trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư.
Ghe, thuyền, xuồng là phương tiện di chuyển trên nước. Những chiếc ghe, xuồng rất gắn bó thân thiết với người dân Nam Bộ. Đi vào trang văn của Nguyễn Ngọc Tư cũng vậy những phương tiện này gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chúng ta có thể
bắt gặp hình ảnh “chiếc ghe nhỏ, len lỏi vào những con kinh, rạch chằng chịt
của Thổ Sầu” hay “Chiếc ghe đưa chúng tôi từ khúc hát này đến khúc hát khác, vì sông rạch chằng chịt, chúng tôi không thể quay lại thị xã trong ngày” và “Tối nay tui lấy ghe chở đó lại xã uống nước chơi, cũng gần đây thôi” (Của ngày đã mất). Ở truyện ngắn “Huệ lấy chồng”, tác giả đã có nhắc đến hình ảnh chiếc vỏ, để chuẩn bị cho ngày rước Huệ về nhà chồng: “Sáng
mai thôi nó sẽ xuống vỏ rồi về ở miết nhà người ta”, hay tác giả miêu tả
quãng đường Huệ đi ra chợ xã uốn tóc trên chiếc xuồng: “Huệ giành lái
máy… xuồng từ từ chạy tới đập nhỏ đầu xóm Kinh Cụt. Đám trâm bầu đứng im lặng, xơ xơ. Huệ bất ngờ xuống máy chạy chậm chậm, chiếc xuồng khật khừng”.
Trong truyện “Thương quá rau răm” chiếc xuồng máy là phương tiện đi lại của Ông Tư Mốt “chiếc xuồng máy nhỏ mong manh rập rờn đi trong
giông gió”. Trong “Nhớ sông” ghe là phương tiện đi lại của gia đình ông
Chín. Chiếc ghe đã đưa Giang và Thủy đi khắp các con kênh, con rạch:
“Giang nói không có con kinh, con rạch nào mà ghe chưa đi qua, không có đường ngang ngõ tắt nào mà ông Chín không biết. Xuôi dòng, ngược dòng, con nước kém, con nước rong… Chị em Giang đùa nhau, sau này lấy chồng, ra riêng ba cho mỗi đứa một chiếc ghe”. Và đa phần trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư như: Cái nhìn khoảnh khắc, Nhớ sông, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận….thì chiếc ghe, xuồng, thuyền đều được hiểu là phương tiện đi lại. Không chỉ là phương tiện đi lại thuyền, xuồng, ghe mà còn dùng để buôn bán hàng hóa trên sông, trên kênh, tạo nên những chợ nổi. Chợ nổi là một nét văn hóa rất đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong lời đề từ
cho truyện ngắn “Nhớ sông” Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện lại cảnh sinh hoạt
của chợ nổi rất hay như sau:
“Tôi thường đứng trên cầu Gành Hào, nhìn về chợ nổi, ở đó có thể trông
thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sóng, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời. Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ, ngang hai mét, dài năm bảy mét. Nhỏ bé, chật hẹp. Nhưng có một cái gì đó thật khác thường, thế giới đó hẹp đến nỗi chỉ vừa xoay lưng, để nằm co, để cúi người…mà cũng dài cũng rộng vô phương bởi cuộc sống rày đây mai đó, lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh. Những chiều tà chợ nổi đìu hiu bập bềnh đâu
hết một vạt áo nắng vàng hoe hoe, đỏ hoe hoe. Những người đàn bà cúi đầu chăm chăm xới nồi cơm dào dạt khói, những người đàn ông xếp bằng trên mui ghe vấn những điếu thuốc to đùng bằng đầu ngón chân cái, phì phà nhả khói lên trời. Những đứa trẻ con ngồi tênh hênh trên mũi ghe câu cá chốt, cá mè. Những cô gái sau một ngày bán hàng mệt mỏi soi mình xuống sông, chải tóc”.
Trong “Dòng nhớ” chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh những chiếc ghe bán hàng trên sông, và hình ảnh chợ nổi: “…biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài
chợ nổi. Chợ rao bán rau trái dậy động cả khúc sông…, chú ơi, thím ơi, tôi muốn hỏi thăm một người quen. Tên gì? Ghe bán gì? Hai Giang. Ghe bán hàng bông…”. Không khí của chợ nổi đã tạo nên sự nhộn nhịp và sôi động cả
một khúc sông. Những hình ảnh đó chỉ có được ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hình ảnh những chiếc ghe, chiếc xuồng, đò, đã tạo ra một không gian văn hóa đặc trưng cho vùng sông nước nơi đây.
Không chỉ được hiểu theo nghĩa gốc là phương tiện đi lại trên nước. những chiếc ghe, xuồng, thuyền, đò trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn gắn liền với những cảnh đời, những thân phận mưu sinh trên những chiếc ghe,
chiếc xuồng. Đó là nhân vật Lương trong “Bến đò xóm Miễu” người lại đò
suốt đời gắn bó với sông nước. Hay hình ảnh những chiếc ghe bán hàng đã
khắc sâu vào tâm trí của Giang và Thủy trong truyện “Nhớ sông” từ lúc bé thơ bởi “nó lớn lên trên ghe. Lúc buôn bán, lúc nấu cơm, ông Chín không
bồng được, Giang buộc sợi dây dù vô chân nó, đầu kia Giang buộc vô mũi ghe. Con Thủy bò chán bò chê rồi nằm ngửa ra, ngó những trái cà, trái khóm, trái bí, bầu ông Chín treo lúc lỉu trên nhánh chà đằng mũi ghe”. Và chiếc
ghe chính là nơi sinh sống của của gia đình ông Chín, nó gắn liền với mọi sinh hoạt hàng ngày của gia đình ông Chín, nó cũng gắn liền với thân phận những con người sống trên chiếc ghe. Một cuộc đời trôi nổi trên những con
sông không biết có bao nhiêu nguy hiểm sẽ ập tới. Với Giang chiếc ghe gắn
liền với hình ảnh người má đã chết của mình: “ Chiếc ghe bạt nước tấp vô xà
lan chở cát. Ông Chín, ba Giang chống đằng mũi, má Giang chống đằng lái. Giang ngồi trong mũi ghe, ôm con Thủy vào lòng. Giang thấy rõ ràng lúc cây sào trong tay má đang chỏi vào thành xà lan trượt lên, má ngã xuống, đầu má đập vào cái gờ sắt, đôi chân còn bíu vào ghe”. Chiếc ghe là nơi ghi dấu ấn về
người má của Giang , vì vậy trong suy nghĩ của Giang “chắc tới già, tới chiết,
mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu”. Theo năm tháng hai chị
em Giang lớn lên bên chiếc ghe nhỏ. Chiếc ghe gắn bó với những kỉ niệm của hai chị em với những buổi tối, chiếc ghe được buộc bên vào gốc tra bông nở vàng cặp mé bờ, ông Chín dạy chị em Giang học. Khung cảnh này mang đậm tình yêu thương của người cha dành cho đứa con mà còn là khung cảnh quê hương sông nước vào buổi chiều tối. Và cuộc sống trên những chiếc ghe đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc riêng của vùng đất này. Độc đáo hơn là cảnh đám
cưới của Giang cũng diễn ra trên sông và trên những chiếc ghe “Giang lấy
chồng tháng hai, khi dọc những triền sông, trên những đám trùng gọng, những rặng ráng… Mấy chiếc ghe bạn kè lại thành bè đậu phía ngoài đập… Hiện - bên ghe bạn cũng bày đặt đi đốn lá dừa về bẻ vòng nguyệt trên mũi ghe nhà Giang”. Không gian đám cưới của Giang được Nguyễn Ngọc Tư
miêu tả mang vẻ đẹp của văn hóa sông nước, văn hóa ở cảnh lễ vu quy trên những chiếc ghe kết thành bè và chất chứa trong âm thanh tiếng hát trải ra trên sông nước. Dù Giang có đi lấy chồng nhưng Giang cũng không thể quên được chiếc ghe thân yêu của gia đình. Một lần ghé qua đập Sậy, Giang đòi ông Chín ở lại một đêm, Giang xuống ghe ngủ với Thủy. Giang than nức nở
rằng: “Trời ơi, con nhớ ghe quá trời đất đi”. Không chỉ với Giang với Thủy
cũng vậy chiếc ghe cũng gắn bó thân thiết với Thủy. Thủy không thích ngủ
làm sao đâu á”. Chiếc ghe đã in đậm dấu ấn trong kí ức của gia đình ông
Chín, nó chính là một phần cuộc sống của gia đình ông.
Trong truyện “Dòng nhớ” chiếc ghe ghi dấu ấn về một mối tình, về một
thời quá khứ gia đình sống hạnh phúc với nhau. Một nười đàn ông (gọi là ba) trốn nhà theo chung sống với một người đàn bà (gọi là dì) trên ghe thương hồ. Hai người có con với nhau, nhưng rủi ro đứa con nhỏ bò lọt xuống sông chết chìm. Người đàn ông nghe theo lời má, bỏ lên bờ lấy người vợ khác. Từ đó thỉnh thoảng dì lại neo ghe trước bến cũ để ngóng ba - người chồng cũ. Dù đau khổ nhưng dì cũng không từ bỏ chiếc ghe lên bờ sống, người đàn bà vẫn gắn bó với chiếc ghe. Nơi đây vẫn còn ghi dấu ấn về người chồng về đứa con của dì. Trên ghe mọi đồ vật món nào cũng nhỏ nhắn, những đồ vật ngày xưa của gia đình dì đều giữ lại, quần áo của chồng và đứa con di đều giữ. Dù đã bạc màu cũ kĩ, dì vẫn cất giữ cẩn thận, vài tháng lại đem ra giặt sợ mốc. Chiếc ghe gắn bó với cuộc đời của dì.
Trôi nổi trên những con sông, khắp những kênh rạch, chiếc ghe cũng là hình ảnh biểu tượng cho số phận con người. Những con người sống trên
những chiếc ghe số phận cũng trôi nổi, bếp bênh. Trong truyện ngắn “Cánh
đồng bất tận” biến thể “ghe” xuất hiện với tần số cao. Chiếc thuyền là tổ ấm
của gia đình Út Vũ, là nơi chứng kiến những sự kiện đau lòng trong suốt cuộc hành trình bất tận của ba cha con Út Vũ, Nương và Điền. Vì muốn xóa bỏ những ký ức đau buồn về người vợ phụ bạc mà Út Vũ đã đốt nhà, sống kiếp thương hồ, lấy thuyền làm nhà, lang thang qua những cánh đồng chăn vịt. Nói là nhà thì cũng đúng, bởi nó là nơi cư trú của ba nhân khẩu, nơi che mưa, che nắng, sinh hoạt hằng ngày của gia đình Nương. Nói như lời Nương kể thì
mấy ông thống kê đã lắc đầu ngao ngán khi chứng kiến “chỗ ở ngang mét
hai, dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu, điều tra thêm thì phương tiện nghe nhìn giải trí chỉ có cái radio trị giá mười bốn ngàn, nguồn nước sinh hoạt từ
sông, thu nhập thì ờ vài ba triệu một năm, tùy vào ông trời….”, nó lại thiếu
thốn, rách nát như tâm hồn của những người hàng ngày sống trên nó. “Cái
ghe thấy nhỏ” nhưng với hai chị em sao lại rộng vô cùng. Trong không gian chật hẹp của chiếc ghe là những bi kịch của chị em Nương và Điền khi chứng kiến những hành động trả thù tàn nhẫn, độc ác của người cha. Trước hết là hành động độc ác với các con của mình, ông sẵn sàng đánh Nương chỉ vì lý do cô giống mẹ, giống với người đàn bà đã đang tâm phụ bạc ông. Ông vô cảm, lạnh lẽo đối với cả hai chị em, xem chúng như là gánh nặng, là tàn tích
đau buồn mà vợ đã để lại cho ông. “Có lần, khi đi trên sông, thằng Điền giả
đò té chìm nghỉm mất tăm, tôi giả đò kêu la chói lói, cha hơi hốt hoảng, dợm lao xuống nước, nhưng rồi cha điềm nhiên ngồi lại , tiếp tục gọt đẽo…” Nỗi
thù hận đã khiến ông quên hết lòng yêu thương, bỏ mặc các con tự bươn trải trong cuộc sống. Trái tim ông đã bị chai sạm, vô cảm, mất hết tình yêu thương
nhưng “Chúng tôi biết khó đòi hỏi gì hơn nữa, chỉ một chút xao lòng của cha
là mừng lắm rồi. Cha giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn lửa lớn, vẫn hình dáng ấy nhưng đã rạn nứt, nên chúng tôi chỉ dám đứng xa mà nhìn, mủ mỉ, nâng niu, nếu không thì vỡ mất”.
Nỗi hận bao vây lấy trái tim ông khiến ông trở nên lạnh lùng, đáng sợ. Nhưng nó dày vò trái tim ông hơn ai hết. Ông đến với những người đàn bà, ông khiến họ hạnh phúc dù là ngắn ngủi nhưng niềm hạnh phúc kia chưa bao giờ đến với ông. Ngay cả đối với Sương, người đàn bà đã chấp nhận hy sinh vì ông để cứu lấy cái gia tài duy nhất là bầy vịt chạy đồng cũng bị hắt hủi không thương tiếc. Sự hy sinh của Sương cũng trở nên vô nghĩ trước thái độ bất cần đến độc ác của Út Vũ. Lời nói tự nhiên nhưng chất chứa nhiều hàm ý
của Sương đã nói lên tâm trạng đau đớn của chị: “Má cưng ác một nhưng
người cha này của cưng ác tới mười”. Người vợ phụ tình đã để lại trong ông
ấy thêm rộng và sâu hơn. Ông dùng nỗi tuyệt vọng, đau khổ của những người đàn bà nhằm chữa trị vết thương của mình, nhưng chúng chỉ làm ông thêm đau đớn.
Như vậy những biến thể ghe, thuyền, xuồng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Từ việc hiểu được ý nghĩa thẩm mĩ của các biến thể này giúp cho ta hiểu thêm được những ý nghĩa của THTM
“nước” và hiểu thêm phong cách nghệ thuật của tác giả. 2.2.3. Biến thể mưa
Theo từ điển Tiếng Việt thì mưa là một hiện tượng nước rơi từ các đám mây xuống đất.
Trong văn hóa nhân loại ở khắp mọi nơi “mưa” đều được coi là THTM
của những tác động của trời mà mặt trời tiếp nhận được. Mưa là tác nhân làm cho đất sinh sản, nhờ mưa mà đất được phì nhiêu màu mỡ. Mưa cũng biểu hiện cho sự hài hòa thống nhất, biểu hiện cho sự thanh tẩy, hủy diệt. Mưa mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong văn hóa nhân loại. Người ta coi mưa là ơn trời, cũng là đức hiền của mình. Đặc biệt khi mưa và sương kết hợp với nhau nó trở thành THTM tượng trưng cho sự hài hòa của vũ trụ.
Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên ở vùng Nam Bộ. Nơi đây thuộc vùng khí hậu miền nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa ở Nam Bộ bắt đầu từ tháng 4 hàng năm. Các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đa phần đều gắn liền với mùa mưa ở Nam Bộ. Vì vậy biến
thể “mưa” xuất hiện nhiều trong truyện Nguyễn Ngọc Tư. Các ý nghĩa của nó
cũng đặc biệt phong phú, không chỉ là sự tiếp nhận ý nghĩa vốn có trong mẫu gốc mà nghiêng về sự sáng tạo bổ sung các hướng nghĩa mới cho ý nghĩa gốc.
Đầu tiên biến thể “mưa” được sử dụng với nghĩa gốc. Đó là nghĩa nói
lên đặc tính bản thể của đối tượng được gọi tên: là hiện tượng nước rơi từ những đám mây xuống đất. Theo thống kê của chúng tôi, khi khảo sát 20
truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư từ “mưa” được sử dụng với nghĩa
gốc là 17/20 truyện như ở một số câu văn sau:
“Họ ngồi đụt mưa dưới một hàng ba trường tiểu học… Thằng Thàn lo ở nhà mưa dột ướt đầu giường”.
“Ông Tư Mốt chỉ cái dãi xanh mù mù trong mưa bảo cù lao Mút Cà Tha kìa…. Mưa dịu lại, hạt nhỏ rức nhưng gió mạnh lên, thổi xà quần không biết đâu là chiều hướng…”
Điều đáng chú ý mưa hiểu theo nghĩa này là thứ mưa nhiệt đới dữ dội, có kèm theo sấm sét, mưa dữ dội như trút nước. Đây là đặc điểm mùa mưa ở Nam Bộ.
Không chỉ hiểu theo nghĩa gốc, trong một số trường hợp “mưa” còn
được hiểu theo nghĩa khác. Mưa là nguồn nước tạo sự phì nhiêu cho đời sống vật chất của con người. Vùng đất Nam Bộ kênh rạch chằng chịt, mưa đem lại nguồn nước cho các con sông, kênh, rạch cho những cánh đồng.Vì vậy mà người dân mới có nguồn nước để cấy, để chăn những đàn vịt. Sau mỗi trận
mưa cây cối xanh tốt “bèo lấm tấm xanh, rau ngổ, rau muống mọc đầy, vươn
những cái ngọn non chuốt, trắng phau phau”. Mưa còn là nguồn nước cho sự
sống của con người, phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người. Thiếu nước con người không thể sống được. Vì vậy mới có hành động hứng nước của
nhân vật Út trong truyện “Cái nhìn khoảnh khắc”. Cô Út hứng nước mưa