Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2011.PDF (Trang 52 - 55)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.4Thảo luận kết quả nghiên cứu

Các dự đoán về mặt lý thuyết ảnh hưởng của lợi nhuận lên đòn bẩy tài chính không thống nhất với nhau. Tuy nhiên, trong phần lớn những nghiên cứu thực nghiệm

đều nhận thấy mối quan hệâm giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính. Bài nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự. ROA có quan hệnghịch với cảba tỉ lệ: nợ, nợ ngắn hạn, nợ

SS

dài hạn trên tổng tài sản ở mức ý nghĩa thống kê cao ở cả mô hình chưa điều chỉnh (Bảng 4.5) và mô hình đã điều chỉnh (bảng 4.9). Điều này cho thấy công ty hoạt động có lời nhiều sẽcó nhiều nguồn vốn giữlại đểtài trợcho hoạt động của mình, do vậy sẽ

ít sửdụng nợ vay hơn.

Từ quan điểm lý thuyết, mối quan hệ giữa tài sản cố định hữu hình và đòn bẩy tài chính là không rõ ràng. Những nghiên cứu thực nghiệm ở những nước đang phát

triển thì cho thấy mối quan hệ âm giữa tài sản cố định hữu hình và đòn bẩy tài chính trong khi nghiên cứu thực nghiệm ở những nước phát triển lại cho thấy mối quan hệ dương. Trong bài nghiên cứu này cho thấy mối quan hệâm và có ý nghĩa thống kê cao giữa tài sản cố định hữu hình với tỉ lệnợ/ tổng tài sản và giữa tài sản cố định hữu hình và tỉ lệnợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tài sản cố định hữu hình lại có mối quan hệ dương với tỉ lệnợdài hạnở mức ý nghĩa thống kê caoở cảmô hình đầy đủ(bảng 4.5) và mô hình

đãđiều chỉnh (bảng 4.9). Điều này cho thấy, các công ty có tỉ lệtài sản cố định/ tổng tài sản cao sẽsử dụng ít nợ ngắn hạn, sửdụng nhiều nợ dài hạn hơn do tài sản cố định hữu hình phù hợp với vai trò là vật thếchấp an toàn cho những khoản vay dài hạn.

Về mặt lý thuyết, mối quan hệgiữa quy mô công ty và đòn bẩy tài chính cũng

không rõ ràng. Tuy nhiên, trong phần lớn nghiên cứu thực nghiệm lại cho thấy mối quan hệ dương giữa quy mô công ty và đòn bẩy tài chính. Kết quả từ bài nghiên cứu này lại cho thấy quy mô công ty có quan hệ dương và cóý nghĩa thống kê với tỉ lệ nợ/ tổng tài sản, tỉ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản nhưng lại có tương quan âm và có ý nghĩa

thống kê với tỉlệnợngắn hạn/ tổng tài sản.Điều này có thể được lý giải là do các công ty có quy mô càng lớn càng dễdàng tiếp cận với những nguôn vốn vay hơn các công ty

có quy mô nhỏvì các công ty có quy mô lớn có thể đa dạng hóa những dự án đầu tư và

giới hạn rủi ro dựa trên những nguồn tài trợtừbên ngoài. Ngoài ra, các công ty có quy mô lớn ít chịu tác động bởi các thông tin bất cân xứng hơn các công ty nhỏ, do vậy họ

ST

Theo lý thuyết, mối quan hệgiữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính được dự đoán là âm trong khi những phát hiện trong các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ này là không rõ ràng. Trong bài nghiên cứu này, cơ hội tăng trưởng có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với tỉ lệnợ trên tổng tài sản nhưng mối quan hệ dương giữa tăng trưởng và nợ ngắn hạn, nợ dài hạn nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy những công ty có tốc độ tăng trưởng cao sẽ dễ

dàng tiếp cận với nguồn vốn vay hơn.

Những nghiên cứu lý thuyết dự đoán tác động dương của thuế lên đòn bẩy tài chính, tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm không cho kết quảrõ ràng. Trong bài nghiên cứu, thuếcó quan hệ dương và có ý nghĩa thống kê cao với nợ/ tổng tài sản và nợ dài hạn/ tổng tài sản, tuy nhiên lại có mối quan hệâm và không có ý nghĩa thống kê với nợ

ngắn hạn/tổng tài sản. Mối quan hệ dương này cho thấy những công ty có thuếsuất cao

hơn sẽsửdụng nợ nhiều hơn để hưởng lợi nhiều hơn từtấm chắn thuế

Theo nghiên cứu lý thuyết, mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính là không rõ ràng trong khi phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm lại cho thấy mối quan hệ âm giữa rủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Bài nghiên cứu cũng nhận thấy mối quan hệ âm nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro và tỉ lệ nợ, tỉ lệnợ

dài hạn, tỉ lệnợngắn hạn. Vì vậy biến rủi ro kinh doanh được xem là không có ý nghĩa

giải thích cho các mô hình này và bị loại khỏi các mô hình rút gọn.

Xét đến tính thanh khoản, tác động của nó đến tỉlệnợvà tỉlệnợngắn hạn là âm và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trùng với những nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), Baskin (1989), Deesomsak, Paudyal and Pescetto (2004). Những quan

điểm này cho thấy những công ty có tính thanh khoản cao thích sửdụng nguồn tài trợ bên trong hơn là vay nợ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỉ lệ nợ dài hạn là dương vàkhông có ý nghĩa thống kê.

SU

Cuối cùng, phát hiện của bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ dương và có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tâm lý OVER và tỉ lệ nợ, tỉ lệ nợ ngắn hạn. Mối quan hệ

giữa yếu tốquá tựtin và lạc quan của nhà quản lý và nợ dài hạn lại là âm và không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trùng khớp với nghiên cứu thực nghiệm của C. Barros và Miceli da Silveira (2007). Điều này cho thấy các công ty ở Việt Nam do chính những người sáng lập làm chủtịch hoặc CEO hay do những chủtịch hay CEO nắm giữ

tỉ lệcổ phiếu của công ty cao thường có xu hướng sửdụng nhiều nợ hơn vì những nhà quản lý này lạc quan về tương lai của công ty và đánh giá thấp rủi ro đối với những dự án đầu tư, vì vậy đối với họkhả năng phá sản là thấp, lợi ích của tấm chắn thuếtừnợ vượt trên chi phí kiệt quệtài chính. Chính vì vậy họsửdụng nợ vay đểtận dụng lợi ích từtấm chắn thuế.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2011.PDF (Trang 52 - 55)