Lịch sử phát triển của hệ thống ABS (Antilock Brake Systems)

Một phần của tài liệu Thiết kế 3d và kiểm nghiệm bền vỏ van cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh ABS khí nén (Trang 30 - 32)

Hệ thống ABS được sử dụng đầu tiên trên các máy bay thương mại vào năm 1949, chống hiện tượng trượt ra khỏi đường băng khi máy bay hạ cánh. Nhưng do

công nghệ của những năm đó còn hạn chế vì vậy kết cấu hệ thống ABS còn cồng kềnh, hoạt động không tin cậy, quá trình làm việc chưa linh hoạt trong các tình huống.

Năm 1969, công nghệ kỹ thuật điện tử phát triển, các vi mạch microchip ra đời, hệ thống ABS lần đầu tiên được lắp trên ô tô. Công ty Toyota sử dụng lần đầu tiên vào năm 1971, đây là hệ thống ABS một kênh điều khiển đồng thời 2 bánh sau. Năm 1980 công nghệ điều khiển điện tử, vi xử lý digitalmicroprocessrs/microcontrollers thay cho các hệ thống điều khiển tương tự analog đơn giản trước đó.

Trong giai đoạn đầu, hệ thống ABS chỉ được lắp trên các xe du lịch cao cấp, đắt tiền, theo yêu cầu của thị trường, dần dần hệ thống này được đưa vào sử dụng rộng rãi hơn. Năm 1989, hệ thống phanh ABS được kết hợp với hệ thống chống trượt quay TSC. Hệ thống này điều khiển bằng cách điều chỉnh giá trị của mô men phanh và mô men được truyền từ động cơ đến các bánh xe. Hệ thống này còn có khả năng điều khiển lượng nhiên liệu cấp cho động cơ nhằm hạn chế trượt quay bánh xe do thừa mô men. Tuy nhiên tại thời điểm đó, số kênh điều khiển hệ thống còn ít, chỉ điều khiển một kênh, hoặc hai kênh cho toàn bộ các cầu hoặc một cầu xe và sử dụng van điều hòa lực phanh bằng cơ khí để phân phối áp suất phanh đến các bánh.

Năm 1994: Hệ thống phanh ABS được kết hợp với hệ thống cân bằng điện tử EBD. Hệ thống điện tử dần thay thế các hệ thống cơ khí, hệ thống phanh ABS trong hệ thống đã bắt đầu điều khiển nhiều kênh, điều khiển từng bánh xe độc lập.

Đến nay, ABS đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với các loại xe du lịch và các xe hoạt động ở những vùng đường băng tuyết dễ trơn trượt. Mặt khác, hiện nay hệ thống ABS không chỉ thiết kế trên các hệ thống phanh dẫn động thủy lực mà còn ứng dụng rộng rãi trên hệ thống phanh dẫn động khí nén của các xe tải và xe khách cỡ lớn. Nhằm nâng cao tính ổn định và an toàn của xe khi hoạt động, hệ thống ABS còn được thiết kế kết hợp với nhiều hệ thống khác:

- Hệ thống kiểm soát lực kéo Traction Regulator Control (TRS) hay hệ thống kiểm soát trượt quay bánh xe Acceleraion Slip Regulator (ASR).

- Hệ thống phân phối lực phanh bằng điện tử Electronic Brakeforce Distribution EBD và hệ thống trợ lực phanh khẩn cấp Brake Assit System BAS .

- Hệ thống làm tăng lực phanh ở các bánh xe Brake Assit System BAS , để quãng đường phanh ngắn nhất trong trường hợp phanh gấp.

Một phần của tài liệu Thiết kế 3d và kiểm nghiệm bền vỏ van cơ cấu chấp hành trong hệ thống phanh ABS khí nén (Trang 30 - 32)