Tính toán và kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết lập quy trình tính toán kéo xe tải (Trang 30 - 35)

Trong phần này ta kiểm nghiệm loại động cơ được lắp trên xe tải LIFAN LF3070 thông dụng đang được lắp ráp và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Khối lượng toàn bộ G kg 7685 2 Chiều dài cơ sở L mm 3400 3 Vết bánh xe trước/sau B Mm 1720/1640 4 Mô men lớn nhất/số vòng quay Mmax Nm/rpm 300/2000 5 Công suất lớn nhất/số vòng quay Nmax kW/rpm 81/3000 6 Tỷ số truyền của các tay số i1,i2,i3,i4, i5 7.31;4.31;2.45;

1.54;1.00; 7 Tỷ số truyền lực cuối cùng i0 6,57

8 Cỡ lốp inch 8.25-20

- Phương pháp Jazar với dạng phun trực tiếp: Đặc trưng của phương pháp là tính theo công thức (2.16). Ta được các đường đặc tính ngoài như sau:

Hình 2.2. Đặc tính động cơ xe LIFAN LF3070 tính theo Jazar

Ta nhận thấy các điểm đặc biệt của đường đặc tính là điểm công suất cực đại Nemax=81(kW) ở số vòng quay neN=3000(v/p) và mô men cực đại

Memax=320(Nm) ở số vòng quay nM=1800(v/p). Đối với loại động cơ trên xe tính toán thì do có sự hạn chế số vòng quay nên khoảng Làm việc ổn định của động cơ là từ nM đến neN. Khi động cơ làm việc trong khoảng này nếu sức cản bên ngoài tăng lên sẽ làm cho số vòng quay giảm xuống và mô men Me tăng lên. Nhờ có tính chất này mà động cơ có khả năng thích ứng một phần với sự thay đổi sức cản bên ngoài. Tuy nhiên đối với phương pháp tính này thì hệ số thích ứng của động cơ không được cao. (kM=320/280=1,14)

Phương pháp Lây đéc man có sự hiệu chỉnh với các hệ số a,b,c được tính theo công thức (2.24) ta được các đường đặc tính ngoài đối với động cơ sử dụng trên xe kiểm nghiệm như sau:

Hình 2.3. Đặc tính động cơ xe LIFAN LF3070 tính theo Lây đec man

Ta nhận thấy kết quả tính toán khá phù hợp với dạng động cơ Diesel thường sử dụng. Các điểm đặc biệt của đường đặc tính là điểm công suất cực đại Nemax=81(kW) ở số vòng quay neN=3000(v/p) và mô men cực đại Memax=320(Nm) ở số vòng quay nM=2000(v/p).

Như vậy ta nhận thấy, các phương pháp tính toán đều đưa ra được các đặc tính phù hợp với yêu cầu làm việc của động cơ đốt trong. Đối với các tính chất làm việc cơ động cao thì sử dụng phương pháp Lây đec man hiệu chỉnh cho kết quả phù hợp hơn.

2.2.2. Tính toán thiết kế

Ta thiết kế hệ truyền lực cho một loại xe tải từ một loại xe cơ sở có các thông số cơ bản như sau:

TT Thông số kỹ thuật Giá trị Đơn vị

1 Khối lượng toàn bộ 15025 kg 2 Chiều dài cơ sở 3850 mm 3 Chiều dài toàn bộ 7435 mm 4 Chiều rộng toàn bộ 2506 mm 5 Chiều cao nóc cabin 2830 mm 6 Chiều dài thùng xe 5200 mm 7 Chiều rộng thùng xe 3200 mm 8 Vận tốc lớn nhất khi toàn tải 80 - 100 Km/h

9 Khoảng sáng gầm xe 295 mm

10 Loại động cơ Điesel, 4 kỳ 8 xi lanh

11 Nemax/neN 149/2600 kW/rpm

12 Memax/neM 650/1800 Nm/rpm

- Phương pháp Jazar với dạng phun trực tiếp: Đặc trưng của phương pháp là tính theo công thức (2.16). Ta được các đường đặc tính ngoài như sau:

Hình 2.4. Đặc tính động cơ xe thiết kế tính theo Jazar

Ta nhận thấy các điểm đặc biệt của đường đặc tính là điểm công suất cực đại Nemax=149(kW) ở số vòng quay neN=2600(v/p) và mô men cực đại Memax=650(Nm) ở số vòng quay nM=1500(v/p). Đối với loại động cơ trên xe tính toán thì do có sự hạn chế số vòng quay nên khoảng Làm việc ổn định của động cơ là từ nM đến neN. Khi động cơ làm việc trong khoảng này nếu sức cản bên ngoài tăng lên sẽ làm cho số vòng quay giảm xuống và mô men Me tăng lên. Nhờ có tính chất này mà động cơ có khả năng thích ứng một phần với sự thay đổi sức cản bên ngoài.

- Phương pháp Lây đéc man có sự hiệu chỉnh với các hệ số a,b,c được tính theo công thức (2.24) ta được các đường đặc tính ngoài đối với động cơ sử dụng trên xe kiểm nghiệm như sau:

Hình 2.5. Đặc tính động cơ xe thiết kế tính theo Lây đec man

Ta nhận thấy kết quả tính toán khá phù hợp với dạng động cơ Diesel thường sử dụng. Các điểm đặc biệt của đường đặc tính là điểm công suất cực đại Nemax=149(kW) ở số vòng quay neN=2600(v/p) và mô men cực đại Memax=650(Nm) ở số vòng quay nM=1850(v/p).

Từ hai kết quả tính toán đặc tính động cơ đốt trong ta lựa chọn phươngg pháp Lây đec man hiệu chỉnh để tính toán đặc tính động cơ đốt trong cho bài toán sức kéo xe tải với sự phù hợp với điều kiện làm việc thực tế của loại ô tô có tải trọng như yêu cầu thiết kế.

Chương 3

PHÂN CHIA TỶ SỐ TRUYỀN VÀ TÍNH TOÁN SỨC KÉO XE TẢI

3.1. Cơ sở lý luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết lập quy trình tính toán kéo xe tải (Trang 30 - 35)