VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ NHÀ XƯỞNG BÀO CHẾ THUỐC:

Một phần của tài liệu Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất so với thực tế sử dụng thuốc đông dược tại bệnh viện y học cổ truyền tw năm 2014 (Trang 63 - 64)

Về thiết bị:

Trong số các trang thiết bị đã khảo sát, tủ sấy thuốc và lò sao đang hoạt động hết công suất. Để có thể nâng cao sản lượng thuốc chế biến, cần đầu tư thêm trang thiết bị cho hai bộ phận này, các bộ phận rửa và thái thuốc tạm thời có thể sử dụng nhưng hầu hết các máy đều đã có thời gian sử dụng dài. Cần có phương án bảo dưỡng thay mới.

Trong số các máy thái thuốc hiện có, chưa có máy dạng bào và máy thái thuốc ngang trong khi một số vị thuốc hiện đang sử dụng nhiều tại bệnh viện như Đỗ trọng, Bạch thược, Hoàng kỳ chỉ thích hợp với các máy thái này

Để thuận lợi trong công tác sản xuất thuốc, cần bổ sung thêm máy bào thuốc và máy thái thuốc ngang.

Về nhà xưởng:

Theo khảo sát, diện tích nhà xưởng chưa đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Chỉ tính diện tích để đáp ứng sản xuất hiện nay, cần có thêm 51 m2. Trường hợp mở rộng sản xuất, cần tính đến diện tích nhà xưởng cần bổ sung.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài nghiên cứu nhằm đề ra giải pháp tăng cường sản xuất tại Khoa Dược Bệnh viện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như: kinh phí, thời gian, nhân lực, đề tài còn có nhiều hạn chế:

- Đề tài chưa nghiên cứu về chi phí/ lợi nhuận của công tác sản xuất thuốc vì thế chưa chứng minh được chắc chắn về lợi ích kinh tế của việc mở rộng sản xuất thuốc phiến. Tuy nhiên, nếu công tác bào chế được tiến hành tại bệnh viện, chất lượng thuốc được đảm bảo, hiệu quả điều trị sẽ ổn định và góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện.

56

KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất so với thực tế sử dụng thuốc đông dược tại bệnh viện y học cổ truyền tw năm 2014 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)