Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Một phần của tài liệu Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất so với thực tế sử dụng thuốc đông dược tại bệnh viện y học cổ truyền tw năm 2014 (Trang 51 - 56)

Tổ bào chế được bố trí tại tầng 1 của Khoa Dược, gần nguồn nước và có đường đến các kho. Các khu vực chế biến thuốc được phân chia thành: khu rửa thuốc, khu thái thuốc, khu sấy thuốc và khu sao thuốc.

Bảng 3.17. Nhà xưởng và thiết bị bào chế thuốc phiến

Diện tích (m2) Thiết bị

Nhà rửa thuốc 18 01 máy rửa + 03 thủng

Phòng thái máy 16 04 máy thái thuốc

Phòng thái dao cầu 12 05 dao cầu

Phòng sấy thuốc 50 05 tủ sấy

Nhà sao thuốc 10 01 máy sao + 01 bếp

TỔNG SỐ 106

Đánh giá hiệu suất sử dụng trang thiết bị hiện có::

Máy rửa thuốc:

Máy rửa thuốc đang sử dụng tại bệnh viện có nguồn gốc Trung Quốc, được trang bị từ năm 2002. Máy hoạt động theo cơ chế xoay tròn kết hợp dòng nước phun. Tốc độ quay của máy là 20 vòng/phút. Có thể sử dụng máy để rửa các loại dược liệu loại rễ, củ, thân cành. Với dược liệu loại lá, dược liệu có thể chất mỏng manh...việc rửa vẫn tiến hành bằng tay. Với dung tích 75m3, mỗi lần máy rửa được từ 40 – 45kg dược liệu trong thời gian 20 phút.

Theo danh mục thuốc, lượng thuốc loại rễ, củ, thân rễ, thân cành chiếm 78% trong đó số lượng những loại thực sự có thể sử dụng được với máy rửa là 71%.

44

Lượng thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014 là 93,29 tấn. Giả sử rằng toàn bộ lượng thuốc được bào chế tại bệnh viện thì khối lượng thuốc cần rửa bằng máy mỗi ngày sẽ là

M= 93,29x1000x71%/249 (ngày) =266kg. Thời gian cần để vận hành máy sẽ là T = 266 /40 x30 = 199 phút.

Như vậy, về lý thuyết hiệu suất sử dụng hiện nay của máy chưa đạt 100%. Trong trường hợp cần tăng năng suất, máy vẫn có thể đáp ứng. Trên thực tế, máy đã có thời gian sử dụng 12 năm, việc tăng thời gian vận hành máy lên sẽ cần có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy để đảm bảo sản xuất được liên tục.

Máy thái thuốc:

Bệnh viện hiện có 04 máy thái thuốc do Việt Nam sản xuất. Số máy hoạt động tốt là 02/04. Do là máy được chế tạo thủ công, công suất của máy không đều, phụ thuộc vào chủng loại dược liệu và kỹ năng của người vận hành máy. Trung bình một máy có thể thái được khoảng 35kg dược liệu trong thời gian 60 phút Dược liệu có thể thái bằng máy thái gồm loại củ, rễ, rễ củ, thân rễ. Lượng dược liệu này chiếm 78% tổng lượng thuốc trong danh mục. Năm 2014, bệnh viện sản xuất 27.666,8kg dược liệu thái. Lượng dược liệu được thái máy mỗi ngày sẽ là:

M = 27.666,8 /249 = 111,5kg

Thời gian máy hoạt động càn thiết : T= 111,5/35 x 60 = 191 phút.

Với 02 máy hoạt động thường xuyên, mỗi máy hoạt động 95,5 phút mỗi ngày.

Trong năm 2014, bệnh viện sử dụng lượng dược liệu 93,29 tấn. Nếu lượng dược liệu này được bào chế hoàn toàn tại viện, thời gian máy chạy cần thiết sẽ là: T= [(93293/249)/350]X60

45

Tương tự như máy rửa thuốc, máy thái hiện nay chưa hoạt động 100% công suất.

Theo khảo sát, không có máy nào trong tổng số 04 máy có khả năng thái dược liệu loại thân cành, vỏ (máy thái ngang) và máy bào thuốc trong khi lượng dược liệu này chiếm 12% - 15% trong danh mục thuốc.

Máy sao thuốc:

Máy sao thuốc được sản xuất tại Việt nam, gồm bộ phận lồng quay và bếp gas. Máy hoạt động theo cơ chế xoay tròn, tốc độ quay 20 vòng /phút. Công suất trung bình 30kg trong 60 phút. Máy chỉ sao được 03 loại dược liệu là Hoàng kỳ, Bạch truật và Trạch tả. Các loại khác vẫn phải sao bằng chảo đảo tay.

Tủ sấy thuốc:

Tủ sấy thuốc có xuất sứ Việt nam. Công suất trung bình một tủ sấy/ ca làm việc 06 tiếng 25kg dược liệu

Khối lượng thuốc sản xuất năm 2014 là 61,95 tấn trong đó khối lượng thuốc cần sấy là 42.170,8kg. Lượng thuốc cần sấy 1 ngày là:

M = 29.670,8/ 249 = 169,3kg

Lượng thuốc mỗi tủ đã sấy trong 1 ca làm việc là: 33,8kg.

Như vậy, tủ sấy hoạt động hết công suất. Tuy vậy, các tủ đều có thời gian sử dụng trên 7 năm, Nếu toàn bộ lượng thuốc sử dụng được sấy, cần có phương án tăng cường trang thiết bị và bảo trì thường xuyên.

Đánh giá diện tích nhà xưởng và kho :

Nhà xưởng:

Đánh giá diện tích nhà xưởng theo quy định về an toàn lao động tại bộ quy chuẩn TCVN 6720 – 2000 do Bộ Công thương ban hành. Diện tích nhà xưởng nơi đặt máy sản xuất đảm bảo an toàn cho người lao động dựa trên kích thước của loại máy móc sẽ được sử dụng.

46

Bảng 3.18. Kích thước một số máy có tại tổ bào chế (đv:mét)

Loại máy Kích thước (dài x rộng xcao)

Máy rửa thuốc 2,5 x 1 x1,5

Máy thái thuốc 0,5 x0,4 x0,67

Máy sao thuốc 2 x 1,4 x 1,6

Tủ sấy thuốc 1,8 x 1,2 x 1,7

Với chiều cao máy như trên, khoảng cách an toàn cần thiết mỗi chiều xung quanh máy là 1,3m [1]

- Nhà rửa thuốc:

Nhà rửa thuốc có diện tích 14,5 m2. Diện tích đặt máy 6,5m2 còn lại là diện tích đặt thùng rửa thuốc.

Từ kích thước máy rửa trên, diện tích cần thiết tối thiểu sẽ là : S = (1,3 x2 +1) x (1,3 x2 + 2,5) = 14,76 m2

Có thể thấy, diện tích đặt máy rửa chưa đáp ứng được yêu cầu về an toàn lao động trong sản xuất.

- Phòng thái máy:

Phòng thái hiện tại có diện tích 26,78 m2

Diện tích tối thiểu cần thiết cho phòng thái 04 máy an toàn sẽ là:

S= [(0,5 + 1,3 x 2) x (0,4 + 1,3 x 2)] x 4 = 37,2 m2. - Nhà sao thuốc:

Diện tích nhà sao thuốc hiện tại là 14,5 m2 trong đó khu vực đặt máy sao có diện tích 7,5m2, diện tích còn lại là của bếp gâs dùng để sao các vị thuốc khác.

Theo kích thước máy sao, diện tích tối thiểu để đảm bảo an toàn vận hành máy là:

47

- Phòng sấy thuốc:

Diện tích phòng sấy thuốc hiện tại là 60 m2,.

Diện tích tối thiểu cần thiết cho phòng sấy có 05 tủ sấy kích thước như trên là S = [(1,3 x 2 +1,8) x (1,3 x 2 +1,2)] x 5 = 83,5 m2

Sơ bộ đánh giá nhận thấy hầu hết nhà xưởng chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu về an toàn lao động đối với máy. Điều này ngoài việc ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của người lao động còn là một nguyên nhân của việc năng suất lao động chưa cao

Bảng 3.19. So sánh diện tích nhà xưởng hiện có với diện tích tiêu chuẩn

Loại nhà xưởng Diện tích

hiện nay (m2) Diện tích cần thiết (m2) Diện tích còn thiếu Nhà rửa thuốc 6,5 14,7 8,2 Phòng thái thuốc 26,8 37,2 10,4 Nhà sao thuốc 7,5 16,7 9,2 Phòng sấy thuốc 60 83,5 23,5 Tổng số 100,8 152,1 51,3

48

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất so với thực tế sử dụng thuốc đông dược tại bệnh viện y học cổ truyền tw năm 2014 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)