Sử dụng thuốc phiến:

Một phần của tài liệu Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất so với thực tế sử dụng thuốc đông dược tại bệnh viện y học cổ truyền tw năm 2014 (Trang 56 - 59)

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nhu cầu sử dụng thuốc phiến tại bệnh viện là rất lớn. Lượng thuốc được sử dụng trong năm lên tới 93.293,9kg. Lượng thuốc dùng cho bốc thuốc thang là 60.778,7kg, lượng còn lại dùng để sản xuất các chế phẩm YHCT. Việc nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện là cần thiết.

Đề tài đã chỉ ra các nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao nhất là nhóm bổ dương khí (23,26%), nhóm bổ âm bổ huyết (13,95%), nhóm hoạt huyết khứ ứ (16,64%)nhóm thanh nhiệt giải độc (6.79%). Tỷ lệ sử dụng này phù hợp với cơ cấu bệnh tật bệnh viện.

Nghiên cứu của của đề tài cho thấy thuốc thiết yếu được dùng rộng rãi tại bệnh viện với tỷ lệ 95% . So sánh với một nghiên cứu tiến hành năm 2003 về tình hình sử dụng thuốc YHCT và tân dược trên địa bàn Hà nội, tỷ lệ sử dụng thuốc thiết yếu chỉ chiếm 24% [21]. Sự khác biệt này có thể là sự thay đổi theo thời gian, cũng có thể là sự khác nhau trong điều trị ở khu vực nhà nước và khu vực tư nhân vì nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại bệnh viện còn nghiên cứu kia tiến hành tại một số phòng chẩn trị YHCT trên địa bàn Hà nội. DMTTY ra đời thể hiện tính nhân đạo trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc sử dụng TTY với tỷ lệ cao là đảm bảo quyền lợi cho người bệnh đặc biệt là người có thẻ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, đây cũng là thuận lợi trong công tác quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện, đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời.

49

Quy chế kê đơn thuốc YHCT quy định việc kê đơn thuốc điều trị có thể theo các phương pháp là: kê đơn theo toa căn bản, theo toa thuốc nghiệm phương, theo toa thuốc cổ phương hoặc theo đối pháp lập phương vàn kê đơn kết hợp YHCT và YHHĐ.Trong đó phép kê đơn theo đối pháp lập phương và kê đơn kết hợp với YHHĐ thường được sử dụng hơn cả. Trong phương thuốc thường có các vị thuốc có tác dụng điều hòa cơ thể và các vị thuốc có tác dụng chữa bệnh [7]. Mặt khác, việc chữa bệnh là quá trình lập lại cân bằng cho toàn bộ cơ thể, không phải chỉ chữa một triệu chứng riêng biệt. Vì thế, có những vị thuốc được gọi là “đầu vị”, thường được sử dụng với tần suất và khối lượng nhiều. Đó thường là những vị thuốc có tác dụng về khí, huyết. Đó là lý do việc sử dụng tập trung vào một số vị thuốc. Theo số liệu tại hai bảng 3.3 và 3.4. nhóm thuốc Hoạt huyết khứ ứ có 23 vị thuốc được sử dụng trong năm với tỷ lệ 19,68 % tổng lượng. Tuy nhiên chỉ riêng 6 vị thuốc được sử dụng với khối lượng lớn đã chiếm tới 16,28%.

Sử dụng thuốc Nam trong YHCT đã và đang dược khuyến khích bởi các chính sách của Đảng và nhà nước nhằm giữ vững bản sắc YHCT Việt nam [12]. Thực tế việc sử dụng thuốc Nam cho bốc thuốc tại bệnh viện qua nghiên cứu của đề tài này chỉ đạt 19% tính theo khối lượng. Điều này cho thấy, mặc dù các chính sách khuyến khích sử dụng thuốc Nam trong KCB đã được ban hành, công tác bảo tồn, phát triển cây thuốc và dược liệu trong nước được khuyến khích [12] nhưng tại Bệnh viện YHCT TW thuốc Nam vẫn chưa được kê đơn phổ biến như mong đợi. Lượng thuốc Nam sử dụng cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng thuốc sử dụng. Nguyên nhân có thể do thuốc Nam tuy có tác dụng tốt nhưng nhiều vị thuốc có tác dụng “tả”, ít vị có tác dụng “bổ” làm cho thầy thuốc ít lựa chọn hơn trong kê đơn khi cần điều trị một cách toàn diện. Ngoài ra, mùi vị của thuốc Nam thường kém “ngon” so với thuốc Bắc, khi đưa vào sản xuất

50

chế phẩm được điều vị sẽ tạo nên các chế phẩm chất lượng tốt với mùi vị dễ chịu hơn.

Với lương thuốc Nam cho sản xuất là 26033kg. Việc sử đụng thuốc Nam để cho mục đích sản xuất các loại thuốc chế phẩm tại bệnh viện như vậy là hợp lý. Thuốc Nam sẽ được sử dụng mà vẫn tạo thuận lợi cho người bệnh. Hơn nữa, sử dụng thuốc Nam dể sản xuất còn có ưu điểm là tận dụng được thuốc giá thành rẻ, dễ kiếm, ít phụ thuộc vào nguồn cung cấp thuốc từ nước ngoài.

Mặc dù vậy, hiện nay, công tác nuôi trồng dược liệu trong nước chưa thực sự phát triển, việc thu hái từ thiên nhiên không theo quy hoạch sẽ dấn đến cạn kiệt nguồn lực. Lượng thuốc Nam dùng sản xuất chế phẩm tương đối nhiều lại tập trung chủ yếu vào một số vị nhất định như Huyết giác, Tô mộc, Ngải cứu, Lá móng, Ý dĩ, Hà thủ ô. Trong tương lai, bệnh viện nên tính đến phương án trồng cây thuốc hoặc liên kết với cơ sở trồng cây thuốc để chủ động trong công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng dược liệu.

4.1.3. Sử dụng thuốc cao đơn hoàn tán:

Trong YHCT, ngoài thuốc thang còn có thuốc cao đơn hoàn tán là những chế phẩm được chế biến từ thuốc thang với mục tăng tác dụng của thuốc, hạn chế một số tác dụng bất lợi và tiện dụng cho người sử dụng. vì vậy, trong công tác khám chữa bệnh, ngoài thuốc thang, thầy thuốc có thể kê đơn thuốc cao đơn hoàn tán hoặc thuốc tân dược.

Năm 2014, tổng số thuốc chế phẩm cao đơn hoàn tán (chế phẩm YHCT) được sử dụng tại bệnh viện là 1535.233,5 ngày thuốc tương đương

với 360.050 ĐVĐG.

Theo số liệu tại hai bảng 3.6 và 3.7, các nhóm thuốc chế phẩm YHCT có tỷ lệ sử dụng cao nhất là Hoạt huyết khứ ứ, An thần định chí dưỡng tâm, nhóm Khu phong trừ thấp, nhóm Nhuận tràng tả hạ kiện tỳ tiêu thực bình vị.

51

Một phần của tài liệu Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất so với thực tế sử dụng thuốc đông dược tại bệnh viện y học cổ truyền tw năm 2014 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)